Tổng Hợp Hình ảnh Nứt Nẻ Chân Tay Bong Tróc Da

Mục lục nội dung

Toggle
  • Triệu chứng nứt nẻ chân tay bong tróc da của bệnh á sừng
  • Tác hại của bệnh á sừng
  • Hình ảnh nứt nẻ chân tay do bệnh á sừng
  • Những thói quen xấu làm tăng nặng bệnh á sừng

Triệu chứng nứt nẻ chân tay bong tróc da của bệnh á sừng

Nứt nẻ chân tay bong tróc da do bệnh  á sừng là một dạng viêm da có thể gặp ở bất kỳ ai và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như tay, chân, da đầu, mặt, hoặc toàn thân…

Triệu chứng điển hình của bệnh á sừng là:

  • Nứt nẻ chân tay, bong tróc da.
  • Trên da xuất hiện những lớp vẩy trắng hoặc hồng liên kết với nhau thành từng mảng.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí có thể bị nứt da gây chảy máu, đau rát.
  • Bệnh phát triển mạnh hơn vào những lúc thời tiết hanh khô, hoặc lạnh.

Bong tróc da tay chân do bệnh á sừng

Tác hại của bệnh á sừng

Bệnh á sừng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ có khả năng lây lan rộng, gây ra nhiều tác hại như:

  • Gây cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh gãi liên tục dẫn đến trầy xước, rất dễ bị bội nhiễm.
  • Khiến người bệnh cảm thấy tự ty, mặc cảm, ngại giao tiếp do bệnh gây mất thẩm mỹ.
  • Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ do đau ngứa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bong tróc da do bệnh á sừng gây ngứa ngáy cực kỳ khó chịu

Chữa bong tróc da do bệnh á sừng bằng Đông y mang lại hiệu quả cao và an toàn

Hình ảnh nứt nẻ chân tay do bệnh á sừng

Để phòng tránh nứt nẻ chân tay bong tróc da do bệnh á sừng, trong những ngày lạnh, bạn cần uống đủ nước để chống nứt nẻ chân tay bong tróc da. Bên cạnh đó, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, đặc biệt là các loại nhiều vitamin C và E như giá đỗ, cà chua, rau ngót, rau bí, các loại đậu, bắp cải, cam, bưởi… để cung cấp độ ẩm cho da.

Để chăm sóc cho bệnh nhân bị á sừng vào mùa đông, bạn cần tránh rửa tay khi không cần thiết. Nếu rửa tay không nên rửa bằng nước quá nóng hay quá lạnh, tốt nhất người bệnh nên rửa nước ấm.

Tổng hợp hình ảnh nứt nẻ chân tay, bong tróc da

Tổng hợp hình ảnh nứt nẻ chân tay, bong tróc da

Ngoài ra, khi rửa tay, người bệnh nên tránh dùng xà phòng, bởi các loại xà phòng đều chứa các chất phụ gia làm trôi mất lớp dầu bảo vệ da. Còn khi chế biến thức ăn nên đeo găng tay bảo vệ, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối…

Điều quan trọng khi phòng tránh nứt nẻ chân tay bong tróc da do bệnh á sừng là dưỡng ẩm. Bệnh nhân có thể bôi các sản phẩm dưỡng ẩm da làm mềm da, ẩm da, dịu da theo lời khuyên của bác sỹ như dầu dừa, dầu oliu…

Đồng thời bạn cũng lưu ý tẩy té bào chết bàn tay, bàn chân của mình thường xuyên để không bị nứt nẻ trong mùa hanh khô.

Tổng hợp hình ảnh nứt nẻ chân tay, bong tróc da

Những thói quen xấu làm tăng nặng bệnh á sừng

Bóc vảy da, sử dụng bàn chải hoặc chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ làm lớp sừng da bị thương nghiêm trọng hơn, tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Gãi ngứa. Điều này có thể kích thích làm tổn thương da hơn, dễ gây bội nhiễm.

Tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu…

Ngâm chân, tay quá nhiều trong nước khiến cho da bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm tấn công. Vì thế, sau khi rửa tay chân người bệnh cần phải lau khô bằng khăn mềm, nhất là khu vực kẽ tay, kẽ chân á sừng.

Ngâm chân tay với nước muối loãng là hành động phản khoa học vì sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô, nứt sâu hơn.

Xếp hạng post

Tác giả: Dr Thanh

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành Y tại trường Marseille vào tháng 6 – 2014 tại Pháp.Với niềm đam mê viết lách và khả năng vốn có, tôi đã lựa chọn làm một Biên tập viên cho các website thay vì lựa chọn làm Y Sĩ. Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã bắt đầu tham gia vào việc tìm hiểu, nghiên cứu để viết các đề tài nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có tham gia đóng góp cho các chương trình giải trí cấp khoa và đã đạt được những thành tựu nhất định. Ngay sau khi tốt nghiệp, tôi trở thành Biên tập viên cho các website về chuyên đề sức khỏe và sắc đẹp. Xem tất cả bài viết của Dr Thanh

Từ khóa » Hình ảnh Chân Tay Nứt Nẻ