Tổng Hợp Khối Lượng Riêng Inox 201, 304, 316, 202, 430 - ROY

Như các bạn cũng biết, inox là một loại nguyên vật liệu khá phổ biến trên thị trường hiện nay nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật. Chính bởi những tính năng sáng bóng, không bị han gỉ nên inox được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau trong đời sống và hoạt động sản xuất. Vậy các bạn có biết khối lượng riêng inox là bao nhiêu và tại sao cần tính khối lượng riêng không? Tất cả sẽ được ROY giới thiệu và chia sẻ thông tin trong bài viết dưới đây nhé. Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi nào!

Mục lục

Toggle
  • Inox là gì?
  • Những ứng dụng phổ biến của inox
  • Tính khối lượng riêng inox để làm gì?
  • Các loại inox phổ biến nhất hiện nay
    • Inox 304
    • Inox 201
  • Khối lượng riêng inox một số loại thông dụng nhất
  • Công thức tính khối lượng tấm inox dựa vào trọng lượng riêng
  • Tính khối lượng ống inox dựa vào trọng lượng riêng bằng công thức

Inox là gì?

Inox hay còn được gọi là thép không gỉ nó được bắt nguồn từ Pháp. Inox được biết đến với các tính năng như sau: 

  • Inox có tính dẻo cao
  • Có độ cứng và độ bền cao hơn hẳn những kim loại khác
  • Độ bền cũng rất tốt có thể chịu được trong môi trường khắc nghiệt.  
  • Có tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ cứng tốt nên có thể chịu được những tác động va đập mạnh
  • An toàn cho người sử dụng
  • Không bị han gỉ và rất bền theo thời gian.
Inox 304 có tốt không
Inox được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau

Những ứng dụng phổ biến của inox

Thép không gỉ đã trở thành một loại vật liệu quá quen thuộc trong các ngành kinh tế, đời sống của chúng ta. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chế tạo, trong ngành quảng cáo, trang trí nội ngoại thất, dùng làm tay nắm cửa kính cường lực, trụ inox cầu thang kính, trụ lan can kính… Ngoài ra còn dùng làm một số loại đồ gia dụng như nồi, xoong chảo. Tùy vào khối lượng inox khác nhau mà những ứng dụng của vật liệu này cũng không giống nhau.

Với những ưu điểm là độ bền cao cùng khả năng chống oxy hóa tốt. Chống ăn mòn ổn mà giá thành lại không quá cao nên inox đã nhanh chóng lấy được lòng tin và sự yêu thích của người tiêu dùng. 

Khối lượng riêng inox 2
Tay nắm cửa kính được làm bằng inox

Tính khối lượng riêng inox để làm gì?

Việc tính khối lượng riêng inox nhằm mục đích là có thể tạo ra những sản phẩm từ inox một cách tốt nhất và phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Dựa vào mục đích sử dụng của mỗi loại khác nhau mà người dùng cần phải tính toán chi tiết, cụ thể và chính xác khối lượng riêng của từng loại vật liệu và tính trọng lượng thép không gỉ chuẩn xác nhất.

Khi nắm được khối lượng riêng và có một công thức cố định để tính toán sẽ giúp người sản xuất thực hiện công việc dễ dàng hơn. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất gia công các sản phẩm làm từ inox. Quá trình sản xuất sẽ diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Các loại inox phổ biến nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có một số loại inox được sử dụng phổ biến như sau:

  • Inox sus 304
  • Inox 201
  • Inox 316
  • Inox 430
  • Inox 202

Tuy nhiên, có 2 loại inox được sử dụng nhiều nhất chính là inox 304 và inox 201. Đặc điểm của từng loại này như sau:

Inox 304

Đây là dòng inox cao cấp nhất trong những loại inox hiện nay. Tỷ lệ các thành phần tạo nên vật liệu này bao gồm 18% crom và 10% niken. Đặc biệt, inox này có đặc tính không nhiễm từ. Chính vì thế mà nó được sử dụng trong mọi môi trường khác nhau mà vẫn đảm bảo được độ bền cao, không bị hoen gỉ và rất an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm. Điểm yếu duy nhất của inox này chính là giá thành sản phẩm tương đối cao so với những loại inox thông thường khác.

Inox 201

Inox 201 được tạo ra từ 18% crom và 8% niken. Inox này cũng có nhiều đặc tính gần giống inox 304 nhưng chất lượng sẽ kém hơn một chút. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng không được tiếp xúc trực tiếp với axit hoặc muối.

inox 201 có tốt không
Inox 201 có tính bền bỉ và tính thẩm mỹ cao

Khối lượng riêng inox một số loại thông dụng nhất

Dựa vào bảng thành phần các nguyên tố hóa học của inox. Người ta có thể tính toán được khối lượng riêng inox phổ biến như sau:

  • Inox 304 có khối lượng riêng là: 7930kg/m3 hay 7,93 g/cm3
  • Inox 201 là 7,93 g/cm3
  • Inox 316 là 7,98 g/cm3
  • Inox 202, 301, 302, 303, 304L, 321 có khối lượng riêng là 7,85 g/cm3
  • Inox 309S, 310SW, 316L, 347 có khối lượng riêng là 7,98 g/cm3
  • Inox 405, 410, 420 là 7,75 g/cm3
  • Inox 409, 430, 434 có khối lượng riêng là 7,70 g/cm3
KHối lượng riêng inox
Bảng khối lượng riêng của các loại inox

Công thức tính khối lượng tấm inox dựa vào trọng lượng riêng

Để có thể tính toán được chính xác trọng lượng của các tấm inox người ta thường áp dụng theo công thức sau:

Khối lượng tấm inox (kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm)  x  khối lượng riêng của inox/ 1000000

 Trong đó:

  • T là ký hiệu của độ dày tấm inox
  • L là ký hiệu của chiều dài tấm inox
  • W là ký hiệu của độ rộng tấm inox

Tính khối lượng ống inox dựa vào trọng lượng riêng bằng công thức

Cách tính khối lượng ống inox như sau:

Khối lượng ống inox (kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x  khối lượng riêng của inox x L(m)

Trong đó:

  • L là ký hiệu chiều dài ống thép
  • O.D là ký hiệu đường kính ngoài ống thép (mm)
  • T là ký hiệu độ dày ống thép

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chính xác về khối lượng riêng inox. Hy vọng với những thông tin này đã mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Inox gương là gì? Phân loại, ưu điểm và ứng dụng inox gương
  • Inox vàng gương là gì? Ưu điểm, ứng dụng và quy trình gia công
  • Inox mạ đồng là gì? Đặc điểm, ưu điểm và quy trình sản xuất

Từ khóa » Trọng Lượng V4 Inox