Tổng Hợp Kiến Thức Về Dinh Dưỡng Từ A đến Z Trong Môi Trường ...

Sắt (Fe- Iron): mình nhận thấy rằng đây là chất hay bị thiếu hụt nhất trong hồ thủy sinh, và cũng là chất dễ dư thừa gây ngộ độc và bùng phát rêu hại nhất. Mình có 1 bài riêng, khá chi tiết về vi lượng sắt:

Thông Tin Chi Tiết về Vi Lượng Sắt (FE) Trong Hồ Thủy Sinh

Mình muốn bổ xung và nhấn mạnh thêm rằng cây thủy sinh dù màu xanh hay đỏ đều cần Fe để phát triển. Mình đã gặp rất nhiều trường hợp trong hồ của khách hàng, 1 số loại cây như rotala xanh, sao nhỏ, tonina… ngừng phát triển trong 1 thời gian dài cho đến khi châm thêm Fe vào hồ thì chúng phát triển nhanh chóng trở lại. Thú vị thay, trong những hồ đó thì những cây màu đỏ như rotala colorata lại không có dấu hiệu thiếu Fe. Có thể suy luận ra rằng 1 số loại cây xanh có nhu cầu cần sắt còn hơn cả cây đỏ, có thể lấy tonia belem và tonia fluviatilis ra làm ví dụ vì 2 loại cây này cần 1 lượng sắt dồi dào trong nước, nếu hồ nào không châm Fe thì 2 loại cây này chỉ xanh đẹp được 1 thời gian, sau đó ngừng phát triển, bạc từ ngọn xuống thân rồi chết dần. Nếu phát hiện và châm Fe kịp thời thì ngọn non sẽ lấy lại được màu xanh, sau đó hồi phục dần đến những lá già dưới thân. Một lười khuyên quan trọng cho các bạn mới chơi là đừng châm quá nhiều Fe, chỉ cần giữ mức 0.05 đến 0.1 ppm Fe trở lại là quá đủ cho đa số các loại cây thủy sinh.Để đo nồng độ Fe trong nước các bạn có thể dùng bộ test JBL Fe test, rất chính xác. Để châm Fe các bạn có thể dùng phân nước Fe hoặc dùng bột Chelate sắt. Nên chọn nguồn phân nước và bột Fe chelate DTPA vì nó phù hợp nhất cho môi trường thủy sinh (các bạn đọc link https://thuysinhaz.com/fe/ để hiểu rõ hơn về Fe DTPA nhé)

Từ khóa » Tiểu Bảo Tháp Bị đen Lá