Tổng Hợp Kiến Thức Về Mạch Tạo Xung Clock

Từ các bài viết trước thì chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của các linh kiện như CPU, chipset… Nhưng bạn có biết một thành phần vô cùng quan trọng quyết định đến hoạt động của tất cả các linh kiện trên hay không? Đó chính là mạch tạo xung Clock.

Tổng hợp kiến thức về mạch tạo xung Clock
Tổng hợp kiến thức về mạch tạo xung Clock

Mạch Clock Gen là gì? (Mạch tạo ra xung Clock)

Một tên gọi khác của xung Clock là xung nhịp chủ của máy tính. Trong đó, cái tên “Clock” được đặt là do các xung nhịp chủ hoạt động rất chính xác về thời gian.

Hầu hết tất cả các bộ phận trong máy tính đều cần đến xung Clock thì mới có thể hoạt động được. Hơn thế nữa, xung Clock còn quyết định tới tốc độ Bus của các bộ phận máy tính.

Cấu tạo của mạch tạo xung Clock: gồm một IC Clock và đi kèm với một thạch anh 14.3.

Vai trò của xung Clock trên máy tính

  • Đối với một dữ liệu Serial Data (dữ liệu nối tiếp), xung Clock đi theo các dữ liệu Data để giúp các dữ liệu này xác định được và cho ra một giá trị duy nhất. Từ đó, ta có thể thấy, nhờ có xung Clock mà IC có thể xử lý được các tín hiệu số. Cho nên, xung Clock được coi là một trong những điều kiện để đảm bảo IC có thể hoạt động được.
  • Một vai trò khác của xung Clock là đồng bộ dữ liệu của toàn bộ hệ thống máy tính.

Nguyên lý hoạt động của mạch tạo xung Clock

Đầu tiên, thạch anh 14.3 sẽ tạo ra một dao động chuẩn là 14.3 MHz. Tiếp đến, IC Clock sẽ sử dụng dao động chuẩn của thạch anh và nhân với một tỷ lệ nhất định (phụ thuộc vào từng loại máy) để tạo ra tần số xung Clock thích hợp nhất cho tất cả các thành phần của Mainboard.

Điều kiện để mạch tạo xung Clock hoạt động

  • Có 3.3 V thứ cấp
  • Có thạch anh 14.3 tạo dao động
  • Có lệnh Clk-en từ mạch VRM cho phép IC hoạt động

Lỗi thường gặp về mạch tạo xung Clock

Lỗi cơ bản thường gặp nhất về mạch tạo xung Clock đó chính là mất xung Clock. Từ đó dẫn đến hậu quả là Mainboard bị tê liệt hoàn toàn và khi kích nguồn quạt quay máy không boot.

Cách kiểm tra xung Clock

Cách 1: Sử dụng Card test Mainboard

Chuẩn bị: Card test Mainboard: PTi6, PTi8 hoặc PTi9.

Các bước kiểm tra như sau:

Bước 1: Gắn tỏa nhiệt cho CPU.

Bước 2: Gắn Card test Mainboard vào khe Mini PCI.

Card Test Mainboard
Card Test Mainboard

Bước 3: Lắp bàn phím để bật Power.

Bước 4: Bật Power và quan sát đèn CLK.

Quan sát đèn CLK
Quan sát đèn CLK

Bước 5: Nếu đèn sáng thì có nghĩa là mạch xung Clock đang hoạt động tốt.

Cách 2: Đo điện áp ở chân thạch anh

Bạn tiến hành đo điện áp ở chân thạch anh và xác định kết quả như sau:

Lưu ý: Để tránh tạo sai lệnh khi xác định kết quả kiểm tra thì bạn nên kiểm tra nguồn VCORE cấp cho CPU trước.

  • Điện áp chênh lệch giữa hai chân khoảng 1V: Khả năng cao là mạch tạo xung Clock đang hoạt động tốt nhưng vẫn có trường hợp thạch anh bị hư.
  • Hai chân thạch anh đã mất điện áp hoặc có điện áp bằng nhau thì có nghĩa là mạch tạo xung Clock đã bị hỏng.

Cách khắc phục

Bạn có thử một trong những giải pháp dưới đây để khắc phục lỗi:

  • Hàn lại IC clock
  • Thay thử thạch anh 14.3
  • Thay IC clock

Trên đây là tổng hợp kiến thức về mạch tạo xung Clock. Hi vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT MST: 0108733789 Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001 Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Từ khóa » Chu Kỳ Xung Clock