TỔNG HỢP KINH NGHIỆM NUÔI CÁ LA HÁN | King Flower Horn
Có thể bạn quan tâm
Đây là tổng hợp có chỉnh sửa từ các bài viết và kinh nghiệm của các bạn trên diễn đàn ABV, nhằm giúp anh em mới chơi la hán có một chút kinh nghiệm
CÁ LA HÁN (FLOWERHORN)
I/GIỚI THIỆU
Sau phong trào chơi cá Dĩa (Dicus) thịnh hành một thời gian dài.Tiếp theo là cá Rồng(Arowana) trên chục năm.Và từ năm 2001, làng cá cảnh thế giới đã đón nhận một lòai cá hòan tòan mới: “Hoa La Hán”. Cá “Hoa La Hán” còn gọi là “La Hán” và có tên tiếng anh là “Flower Horn”(Hoa Sừng), tên gọi này diễn tả theo hình thể của cá : Màu sắc rực rỡ, trên đỉnh đầu cá trưởng thành thường nổi khối u khá lớn như tấm sừng. Đây là những tên gọi chung vì dựa vào màu sắc, hoa văn trên thân cá mà còn khá nhiều tên gọi khác như: “Trân Châu Hoa La Hán”, “Trân Châu Kỳ Lân”, “Hoa La Hán Hòang Kim”, “Kim Phật”, “Hỏa Kỳ Lân”, “Hổ Diện”, “Hỏa Thần”, hoặc dài dòng như “Hòang Kim Trân Châu La Hán Hồng Vĩ Hình”…v.v.v.. Cuối cùng tên khoa học của cá là “Rajah cichlasonma”, tên ghép từ tiếng Mã Lai “Rajah” (?) với “Cichlasonma” là danh từ chung của khoảng 25 loài trong họ cá Cichlidae(họ cá Rô phi) gốc Nam Mỹ. Nếu cá Dĩa và cá Rồng có sẵn trong tự nhiên, được thuần hóa thành cá cảnh. “Hoa La Hán” lại xuất hiện hòan tòan do bàn tay con người tại bể nuôi Mã Lai và Singapore. Sự ra đời của “ Hoa La Hán” giống như một truyền thuyết, người ta cho rằng những tay kinh doanh cá cảnh đã trải qua suốt thập niên 1990 để hòan thành tác phẩm “Hoa La Hán”. Khỏang 4 năm trước, “Hoa La Hán” được giới thiệu tại Mã Lai và Singapore, nó đã tạo nên một cơn sốt kéo dài đến nay. Tại Singapore, trước hiện tượng bán đắt như tôm tươi của “Hoa La Hán”, Ông Wee Koon, chủ tịch của Hội Sanh Sản Cá Cảnh Nhiệt Đới đã phát biểu: “Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh tại Singapore lại cuồng nhiệt như vậy ….”. Thánh 3 năm 2001, Mã Lai tổ chức cuộc thi cá “Hoa La Hán”. Ngay lập tức, phong trào nuôi cá “Hoa La Hán” nhanh chóng lớn mạnh, lan tỏa đến Thái Lan,Indonesia,Đài Loan,Trung Quốc,Nhật Bản……(xin chúc mừng trong đó có Việt Nam chúng ta,hì..).Để làm người nuôi cá thõa mãn hơn, một tạp chí chuyên đề: “Malaysia Rajah Cichlasonma” được phát hành song ngữ Trung-Anh văn ra tòan thế giới. ( Tiếc là tới giờ này trên kệ sách của Việt Nam kiếm ko ra một trang của cuốn tạp chí này. Tôi biết thêm là trên các website của nước ngoài có bán sách về “Hoa La Hán”, mà Việt Nam ko có, chả biết sao Nhà Sách Trí Việt ko mua bản Quyền về dịch cho dân cá cảnh Việt Nam ha Vì sao “Hoa La Hán” có sức hấp dẫn mãnh liệt đến thế ? Anh em nào biết xin phát biểu thay tôi nào :………………………… . Nhận xét khách quan thì “Hoa La Hán” là loài cá dễ nuôi, màu sắc đa dạng, đi cùng với nhiều tên gọi hấp dẫn như “Phát tài La Hán”, “Phong thủy La Hán” do suy đóan khác nhau từ đặc điểm màu sắc, hoa văn của cá. Thí dụ những đốm vẩy đen trên than cá chỉ về vận may( có người còn đọc ra thành chữ Hán chi đó),( may mắn là tôi cũng có 1 em cái hoa văn khá giống chữ Hoa, mà tôi chưa tìm hiểu là chữ gì,hi), màu xanh là tình duyên( chúc mừng anh em nào còn cô đơn nha, tôi cũng có 1 em, nhưng bị đường ruột trị ko được đã thành ngư thiên cổ, hì), màu vàng chỉ tài lộc ( xin chúc mừng, cá đẻ tại Việt Nam dân da vàng nhiều hơn…) ..v.v.. Trên căn bản tên gọi “Hoa La Hán” được đặt theo quan niệm: “Hoa” chỉ phái nữ, “La Hán” chỉ phái nam tương ứng đa sắc trên thân cá, tượng trưng cho màu sắc kết hôn, là điềm cát tường. Tóm lại, “Hoa La Hán” đã đánh trúng vào “tim đen” của mọi người: Tín ngưỡng phát tài! Tại những gia đình người Hoa, bồn Kiếng nuôi “Hoa La Hán” đặt nơi sang sủa trong nhà, đôi lúc trang trí thêm hình Thần Tài trên mặt bồn kiếng.
I/TÌM HIỂU VỀ XUẤT XỨ Sau phong trào chơi cá Dĩa (Dicus) thịnh hành một thời gian dài.Tiếp theo là cá Rồng(Arowana) trên chục năm.Và từ năm 2001, làng cá cảnh thế giới đã đón nhận một lòai cá hòan tòan mới: Đó là “Hoa La Hán”. Cá “Hoa La Hán” còn gọi là “La Hán” ” Hoa Lộ Hán” tên tiếng anh là “Flower Horn”(Hoa Sừng), tên gọi này diễn tả theo hình thể của cá : Màu sắc rực rỡ, trên đỉnh đầu cá trưởng thành thường nổi khối u khá lớn như tấm sừng. Đây là những tên gọi chung vì dựa vào màu sắc, hoa văn trên thân cá mà còn khá nhiều tên gọi khác như: “Trân Châu Hoa La Hán”, “Trân Châu Kỳ Lân”, “Hoa La Hán Hòang Kim”, “Kim Phật”, “Hỏa Kỳ Lân”, “Hổ Diện”, “Hỏa Thần”, hoặc dài dòng như “Hòang Kim Trân Châu La Hán Hồng Vĩ Hình”…v.v.v.. Cuối cùng tên khoa học của cá là “Rajah cichlasonma”, tên ghép từ tiếng Mã Lai “Rajah” (?) với “Cichlasonma” là danh từ chung của khoảng 25 loài trong họ cá Cichlidae(họ cá Rô phi) có nguồn gốc Nam Mỹ.
Nếu cá Dĩa và cá Rồng có sẵn trong tự nhiên, được thuần hóa thành cá cảnh. “Hoa La Hán” lại xuất hiện hòan tòan do bàn tay con người từ những bể nuôi Mã Lai và Singapore. Sự ra đời của “ Hoa La Hán” giống như một truyền thuyết, người ta cho rằng những tay kinh doanh cá cảnh đã trải qua suốt thập niên 1990 để hòan thành tác phẩm “Hoa La Hán”. Khỏang 4 năm trước, “Hoa La Hán” được giới thiệu tại Mã Lai và Singapore, nó đã tạo nên một cơn sốt kéo dài cho đến nay. Tại Singapore, trước hiện tượng bán đắt như tôm tươi của “Hoa La Hán”, Ông Wee Koon, chủ tịch của Hội Sanh Sản Cá Cảnh Nhiệt Đới đã phát biểu: “Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh tại Singapore lại cuồng nhiệt như vậy ….”. Thánh 3 năm 2001, Mã Lai tổ chức cuộc thi cá “Hoa La Hán”. Ngay lập tức, phong trào nuôi cá “Hoa La Hán” nhanh chóng lớn mạnh, lan tỏa đến Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…… (trong đó có Việt Nam chúng ta). Để làm người nuôi cá thõa mãn hơn, một tạp chí chuyên đề: “Malaysia Rajah Cichlasonma” được phát hành song ngữ Trung-Anh văn ra tòan thế giới. ( Tiếc là tới giờ này trên kệ sách của Việt Nam kiếm ko ra một trang của cuốn tạp chí này). Nên chăng, đã đến thời điểm các nhà Sách Việt Nam có thể mua bản Quyền về dịch cho dân cá cảnh Việt Nam? Nhận xét khách quan thì “Hoa La Hán” là loài cá dễ nuôi, màu sắc đa dạng, đi cùng với nhiều tên gọi hấp dẫn như “Phát tài La Hán”, “Phong thủy La Hán” do suy đóan khác nhau từ đặc điểm màu sắc, hoa văn của cá. Thí dụ những đốm vẩy đen trên thân cá chỉ về vận may( có người còn đọc ra thành chữ Hán có nghĩa chi đó), may mắn là người viết lại bài này cũng có 1 con cái hoa văn khá giống chữ Hoa, chưa tìm hiểu là chữ gì, màu xanh tượng trưng cho tình duyên, màu vàng chỉ tài lộc ..v.v.. Trên căn bản tên gọi “Hoa La Hán” được đặt theo quan niệm: “Hoa” chỉ phái nữ, “La Hán” chỉ phái nam tương ứng đa sắc trên thân cá, tượng trưng cho màu sắc kết hôn, là điềm cát tường. Tóm lại, “Hoa La Hán” đã dánh trúng vào “thị hiếu” của người dân Á Đông: Tín ngưỡng phát tài! Tại những gia đình người Hoa, bồn Kiếng nuôi “Hoa La Hán” đặt nơi sáng sủa trong nhà, đôi lúc trang trí thêm hình Thần Tài trên mặt bồn kiếng
Vài hình ảnh cá của thành viên ABV
Từ khóa » Cách Nuôi La Hán Khỉ đỏ Màu Lột
-
Kinh Nghiệm Về Khỉ đỏ (SRM) - Vua Thủy Tề
-
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Nuôi Khỉ | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Hội Yêu Cá La Hán Khỉ Đỏ - Bà Rịa Vũng Tàu - Facebook
-
Cách Nuôi Cá La Hán Khỉ đỏ Mau Lột - Lên Màu - YouTube
-
Loài Cá Cảnh Nào đẹp Nhất Hiện Nay? Kinh Nghiệm Nuôi Cá Khỉ đỏ
-
Top #10 Cách Nuôi Cá La Hán Khỉ Đỏ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 7 ...
-
Nuôi Cá La Hán Thái đỏ, Cách Kích đầu, Kích Màu Mau Bung đầu, Lên ...
-
Cá La Hán Khỉ đỏ - Red Shock (RS), Super Red (SR), Super Red ...
-
Xu Hướng 7/2022 # Kinh Nghiệm Về Khỉ Đỏ (Srm) # Top View
-
Kinh Nghiệm Nuôi Cá La Hán Khỉ đỏ - 123doc
-
Cá La Hán Khỉ Đỏ - Cá Cảnh Phong Thuỷ
-
Cá La Hán – Flowerhorn Fish