Tổng Hợp Những Câu Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Mục lục nội dung
- I. Tục ngữ về con người
- II. Tục ngữ về xã hội
- III. Tục ngữ về đời sống xã hội
Ca dao tục ngữ chính là những đúc kết, những kinh nghiệm mà những thế hệ đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau. Một trong những kinh nghiệm quý báu được truyền lại đến ngày nay phải kể đến mối quan hệ giữa con người và xã hội, đây là hai khái niệm gắn bó có tác động qua lại lẫn nhau. Cùng xem những câu tục ngữ về con người và xã hội hay nhất sau đây để tìm cho mình những bài học quý báu nhé.
I. Tục ngữ về con người
Trong quá trình lao động sản xuất, thói quen sinh hoạt, lối cư xử giữa con người với con người mà ông bà ta đã đúc kết ra được những câu tục ngữ về con người sau đây. Cùng đọc và suy ngẫm nhé.
- Cái răng, cái tóc là góc con người.Ngày xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc qua cái răng, mái tóc có thể đánh gia được hình thức cũng như tính cách của một người.
- Trông mặt mà bắt hình dong.Chỉ nhìn bề ngoài mà đoán biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác. Đây là một câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta sống ở đời đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì vẻ bề ngoài.
- Thương người như thể thương thân.Dạy ta sống ở đời phải đề cao lương thiện, biết giúp đỡ, yêu thương người khác như chính bản thân mình.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.Gian nan thử thách có thể làm chùn bước chân nhưng vượt qua được khó khăn, gian khổ tự khắc sẽ trở thành người tài.
- Người giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn.Người càng giàu càng chăm chỉ làm việc, kẻ khó khăn thì lười biếng chỉ biết đợi ăn.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.Sống ở đời phải liêm chính, minh bạch dù nghèo đói, rách nát cũng không được làm việc xấu.
- Thấy sang bắt quàng làm họ.Câu tục ngữ ám chỉ những kẻ sống không ngay thẳng, nịnh bợ thấy những người giàu sang, có tiếng tăm liền tới gần nhận quen biết.
- Ăn cháo đá bát.Câu tục ngữ dùng để ám chỉ những người vong ơn, bội nghĩa, được người khác giúp đỡ nhưng không cảm kích có khi hại ngược lại họ.
- Người sống đống vàng.Đề cao giá trị con người, người còn sống thì còn kiếm được tiền vàng.
- Không thầy đố mày làm nên.Đề cao công ơn, giá trị của người thầy, nhấn mạnh muốn thành công phải có người hướng dẫn.
- Người là vàng của là ngãi.Đây cũng là một câu tục ngữ đề cao giá trị con người, con người quý báu hơn tất cả, của cải vật chất chỉ là phù du.
- Cáo chết ba năm còn quay đầu có núi.Con cáo trước khi chết sẽ tìm cách quay về quê hương rồi mới chết cũng như con người thường không quên được nơi mình sinh ra.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.Lúc sống mỗi người một tính nết, lúc già mỗi người chết vì một bệnh khác nhau ngụ ý nói mỗi người sinh ra có một tâm tính riêng, không ai không ai.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.Con người cần phải học cách vẹn toàn, cư xử đúng mực khéo léo trong cách ăn ở, giao tiếp, đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị và văn minh.
- Miếng ăn là miếng nhục.Ý nói sự hy sinh phẩm giá con người để tồn tại, mưu sinh.
- Lòng người như bể khôn dò.Người ta hay nói dò sông, dò biển dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người, câu tục ngữ này cũng có nghĩa đó.
- Sáng tai họ, điếc tai cày.Chỉ những người làm biếng, khi bảo nghỉ ngơi thì sáng tai, khi bảo làm thì giả vờ câm điếc.
- Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.Câu nói này cũng ám chỉ những kẻ lười biếng, mưu tính. Khi nghe ăn cỗ thì nhanh chân đi, nhưng đến khi phải lội nước, đường đi có nhiều hố trũng, mô trơn ta không nhìn thấy được vì bị nước che khuất thì đợi người khác đi trước rồi mới đi sau.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.Vật cũng có nhiều loài với nhiều tính cách khác nhau, người cũng như vậy. Người có người tốt người xấu, của cũng vậy có của tốt, có của phi pháp, bất chính.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em.Lòng người khó đoán, gặp hoạn nạn mới biết bạn hay thù.
- Làm khi lành, để dành khi đau.Trong lúc khỏe mạnh hãy chăm chỉ lao động, tích góp để đến khi đau bệnh có cái mà dùng.
- Học thầy không tày học bạn.Phải chủ động học hỏi, mở rộng sự học ra xung quanh nhất là với bạn bè.
- Của người bồ tát, của mình lạt buộc.Của người ta thì tiêu xài hoang phí, đồ của mình thì giữ khư khư.
- Giàu điếc, sang đui.Câu này có thể hiểu rằng những người khi giàu sang thường giả đui, giả điếc trước người nghèo khó, người từng giúp đỡ mình.
- Đánh bạc quen tay, ngủ ngày quen mắt, ăn vặt quen mồm.Chỉ những thói quen xấu dễ ngấm vào máu.
- Ăn lấy đời, chơi lấy thời.Miếng ăn thì phải làm cả đời để sống, còn chơi bời thì chỉ nên lêu lỏng một thời thôi.
- Một mặt người bằng mười mặt của.Nhắc ta con người còn quý giá hơn cả tiền bạc.
- Con mắt là mặt đồng cân.Con mắt là quan trọng nhất trên khuôn mặt. Để nhìn nhận sự việc ta dùng mắt để quan sát. Và nhìn vào đôi mắt cũng dễ dàng nhận biết được đó là người khôn hay người dại.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.Vẻ ngoài ưa nhìn là một lợi thế nhưng tâm hồn đẹp càng khiến người ta nể phục hơn. Theo thời gian, nhan sắc sẽ phai nhạt đi chỉ có tính cách con người là khó thay đổi.
- Ruột ngựa, phổi bò.Chỉ người bộc trực, thẳng thắn, không biết giấu diếm.
- Lửa gần rơm lâu ngày sẽ cháyTrai gái gần gũi nhau lâu ngày tất sẽ yêu nhau.
- Bần cùng sinh đạo tặc.Khi lâm vào bước đường cùng không có sự dẫn dắt, giúp đỡ con người có thể trở thành trộm cắp.
- Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.Trước mặt quan phải trả lời những câu hỏi khó chừng đó mới biết ai khôn ai dại còn ngày cuối năm, ai cũng phải mua sắm để ăn tết, trông nhà cửa và quần áo mới biết ai giàu ai nghèo.
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.Chăm chỉ lao động, làm việc sẽ có cái để ăn còn lười biếng không chịu làm việc thì sẽ không có gì bỏ vào miệng.
- Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.Con người là quý giá nhất, khi cần sẵn sàng hy sinh tất cả của cả miến là bảo vệ, giữ gìn con người được an toàn, trọn vẹn bởi người làm ra của chứ của không làm ra người.
II. Tục ngữ về xã hội
Nhắc đến con người không thể không nhắc đến xã hội. Đây là hai mối quan hệ gắn bó với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Con người phản ánh của xã hội, xã hội là kết quả do con người tạo ra do đó cả hai đều tồn tại cả những mặt tích cực và tiêu cực. Cùng xem những gì mà thế hệ đã đúc kết lại và lưu truyền đến chúng ta nhé.
- Phép vua thua lệ làng.Luật lệ vua ban cũng chẳng bằng luật lệ lâu đời của làng xã đã ăn vào máu.
- Đất có lề, quê có thói.Mỗi địa phương đều có phong tục, tập quán riêng mà chúng ta cần tôn trọng, tuân thủ.
- Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.Người thân ở xa thì mỗi lần đi lại thăm nom phải tốn nhiều thời gian, công sức, không có điều kiện đến với nhau thường xuyên được. Nhưng nếu ở gần nhau lại dễ nảy sinh mâu thuẫn phiền hà.
- Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.Không ai giàu hoài cũng không ai mãi nghèo. Cuộc đời không ai biết trước được chữ ngờ, lúc lên lúc xuống.
- Có tiền mua tiên cũng được.Có tiền sẽ có được nhiều thứ thậm chí có thể đổi trắng thay đen. Tiền không chắc mua được tất cả nhưng có tiền mọi thứ luôn dễ dàng hơn.
- Ăn trông nồi ngồi trông hướng.Khuyên con người về cách cư xử trong ăn uống, biết giữ chừng mực, không ăn hết phần của người khác.
- Nhập gia tùy tục.Đến ở đây thì phải học cách thích nghi theo lối sống ở nơi đó.
- Tiền trao cháo múc.Câu tục ngữ thể hiện sự sòng phẳng, không dây dưa trong việc mua bán.
- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.Câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta phải giữ gìn không gian sống của mình luôn sạch sẽ, gọn gàng để luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ.
- Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.Đi với người giàu chưa chắc đã thoải mái như đi với người nghèo.
- Sa cơ lỡ vận.Câu tục ngữ dùng để ám chỉ những người lâm phải cảnh khốn khó, mất đi cả cơ nghiệp bao năm gây dựng.
- Con giun xéo lắm cũng quằn.Sức chịu đựng của con người có giới hạn, khi bị ép đến giới hạn tự khắc sinh ra phản ứng dữ dội.
- Khôn nhà dại chợ.Đối với người trong nhà thì cư xử khôn lỏi, ranh mãnh để lợi cho bản thân ra ngoài đường thì làm tôi tớ cho người ta.
- Đã nghèo còn mắc cái eo/ Chó cắn áo rách.Ý nói lúc nghèo thường gặp xui xẻo.
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.Đến loài vật còn biết đoàn kết với nhau con người cũng phải vậy bởi có đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau mới dễ thành công.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.Cha mẹ chỉ cần sinh con, chắc chắn sẽ có cách nuôi lớn.
- Có ơn phải sợ, có nợ phải trả.Đã chịu ơn ai phải nể nang họ. Khi mắc nợ ai phải cố gắng thu xếp mà trả. Như vậy chịu ơn và vay nợ là những món nợ không dễ dàng gì.
- Ăn thì hơn, hờn thì thiệt.Giận dỗi ai đó chỉ có thiệt phần mình.
- Ăn tấm trả giặt.Ý nói mượn ít nhưng khi trả thì phải trả nhiều. Khi ăn thì ăn hạt tấm nhưng khi trả thì phải trả hạt gạo (giặt)
- Cao cờ không bằng cao cổ.Người trong cuôc dù có tài giỏi như thế nào thì người ngoài cuộc lúc nào cũng sáng suốt hơn người trong cuộc.
- Việc hôm nay chớ để ngày mai.Đang làm cái gì cố mà làm cho xong, việc cần làm ắt vẫn phải làm, không nên chần chừ dễ hỏng việc
- Gái ham tài, trai tham sắc.Con gái thường thích lấy chồng giàu, con trai thường thích lấy vợ đẹp.
- Mạt cưa mướp đắng.Chỉ người bịp bợm, buôn bán gian dối. Người bán cám trộn mạt cưa, người bán dưa tráo mướp đắng.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.Ở trên không có nề nếp thì ở dưới như con rắn không đầu.
- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.Con cái là do cha mẹ sinh ra thế nhưng tính tình của con là do trời cho.
- Cá lớn nuốt cá bé.Thời đời mạnh hiếp yếu do đó cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh đấy để đời sống trường tồn, tốt đẹp hơn.
- Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo.Vì tình ruột thịt con cái không chê cha mèo nghèo khó, chó có đói, có đi kiếm ăn nơi khác nhưng tối vẫn về với chủ.
- Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.Con cái không giống cha mẹ chỗ này cũng giống chỗ khác, không lệch đi đâu được.
- Cõng rắn cắn gà nhà.Rước người ngoài về hiếp đáp người nhà.
III. Tục ngữ về đời sống xã hội
Bên cạnh những câu tục ngữ về con người và xã hội trên, kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta còn có rất nhiều câu tục ngữ hay về đời sống xã hội được ông cha ta đúc kết từ bao đời nay cụ thể như sau:
- Nước đổ lá khoai/ Nước đổ đầu vịt.Nước đổ xuống lá khoai sẽ không đọng lại tí gì, hết lòng dạy dỗ, khuyên bảo người nghe không tiếp thu cũng hoài công.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.Gần những cái xấu ta sẽ dễ dàng bị chúng ảnh hưởng, gần những điều tốt đẹp tự khắc sẽ được soi sáng.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.Trong một tập thể nếu có một người gặp chuyện không may những người còn lại cũng sẽ lo lắng không yên.
- Lá lành đùm lá rách.Câu tục ngữ nói về truyền thống tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.
- Cây có cội, nước có nguồn.Vạn vật đều có nguồn gốc của nó, con người cũng như vậy dù lớn lên trưởng thành đạt được nhiều thành tựu ra sao cũng đừng quên cội nguồn nơi mình sinh ra và lớn lên.
- Một giọt máu đào hơn ao nước lã.Quan hệ cùng huyết thống dù rất xa vẫn hơn người ngoài.
- Khác máu tanh lòng.Không cùng huyết thống, không chung máu mủ ruột già thường sẽ đối xử tệ bạc với nhau.
- Một người làm quan cả họ được nhờ.Kẻ có quyền thế thường bao che, vun vén lợi lộc cho người thân.
- Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng.Ăn ít, làm nhiều không đáng công sức bỏ ra.
- Bán anh em xa mua láng giềng gần.Tình cảm anh em rất đáng coi trọng nhưng nếu bị hạn chế bởi khoảng cách không gian, chúng ta phải biết tìm và xây dụng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng. Họ chính là những người tiếp xúc với ta nhiều nhất, có thể nhanh chóng chạy tới bên ta giúp đỡ ta khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Có đi có lại mới toại lòng nhau.Người ta thăm hỏi, biếu xén, làm điều tốt cho mình, mình cũng phải đáp lại một cách tử tế, chu đáo thì quan hệ mới bền lâu.
- Cha chung không ai khóc.Cha là của chung nên khi ốm đau, bệnh tật thì lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
- Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Câu tục ngữ dùng để nhắc nhở về tinh thần đoàn kết, đề cao sức mạnh của tập thể, chỉ cần tập thể đoàn kết ắt sẽ làm nên việc lớn.
- Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.Chỉ những người ỷ thế địa phương, hiếp đáp người lạ.
- Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.Phải thích nghi với mọi hoàn cảnh, đi với loại người nào phải ăn mặc cư xử cho đúng mực để khỏi bị khinh.
- Đời cha ăn mặn, đời con khát nước.Cha làm điều ác, con cái sẽ phải chịu hậu quả.
- Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.Khi nuôi con cực khổ mới hiểu công khó và lòng thương con của cha mẹ khi mình còn bé.
- Gà chết vì tiếng gáy (Gà tức nhau vì tiếng gáy).Con người bị hại thường do thói khoe khoang.
- Lấp sông lấp giếng, ai lấp được miệng thiên hạ.Miệng đời tự do ăn nói khó ai cản được.
- Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết ơn với những người đi trước, những người tạo thành quả cho chúng ta hưởng như ngày hôm nay.
- Máu chảy ruột mềm.Người cùng máu mủ ruột già bị hoạn nạn tự khắc lòng sẽ cảm thấy đau đớn.
- Mẹ cha nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.Cha mẹ nuôi con không tính toán, con nuôi cha mẹ tính toán kể công. Thói đời thường là vậy.
Những câu tục ngữ về con người và xã hội thường là những câu nói thể hiện phẩm chất, giá trị của con người, về sự học tập, tu dưỡng cùng mối quan hệ giữa con người và xã hội. Hy vọng với những câu tục ngữ về con người và xã hội được ThuThuatPhanMem tổng hợp trên đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp bạn sống tốt trong cuộc sống hiện nay.
Từ khóa » Thành Ngữ Về Sự Xui Xẻo
-
Những Câu Nói Hay Về Sự Xui Xẻo Trong Cuộc Sống - GiupBan
-
Top 20 Thành Ngữ Về Sự đen đủi Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
Xem Nhiều 7/2022 # Những Câu Nói Hay Về Sự Xui Xẻo Trong ...
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Xui Xẻo
-
Đề Xuất 7/2022 # Những Câu Nói Hay Về Sự Xui Xẻo Trong Cuộc ...
-
40 Câu Tục Ngữ Về Con Người Và Xã Hội được Dùng Hằng Ngày ... - VOH
-
Thành Ngữ Về Xui Xẻo | Có-nê
-
Stt Xui Xẻo Hay ❤️ Những Câu Nói Ý Nghĩa Về Sự Xui Xẻo
-
Thành Ngữ Chỉ Sự đen đủi | Chó
-
Những Câu Nói Chỉ Sự Xui Xẻo Và May Mắn Trong Tiếng Anh
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Con Người Và Xã Hội Hay Nhất
-
Thành Ngữ , Tục Ngữ, Ca Dao Flashcards | Quizlet
-
Các Câu Thành Ngữ Tiếng Anh Chỉ Sự May Rủi - Languagelink