Nền điện ảnh Việt ta vô cùng đặc sắc, phong phú. Vậy nên thay vì ngồi “cày cuốc” những phim bộ, phim lẻ nước ngoài. Bạn hãy thử dành ra “vài hôm” xem cho hết loạt phim dưới đây, được đánh giá là hay nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, chúng gắn liền với những ký ức, những thế hệ 7x,8x…
Hình ảnh Việt Nam xin được chia sẻ từ The Rétro Studio và có chỉnh sửa phần mô tả !
PHIM : 7 NGÀY LÀM VỢ Phim này rất hài hước, nội dung kể về 1 chú đi làm lương cao, cô vợ thì ở nhà làm nội trợ. Thương thay, chị vợ suốt ngày bị ông chú này hạch sách. Thế là chị vợ than thở với bạn bè xem cách để xoay chuyển tình thế.Mấy bà tám liền bàn cách thách thức hoán đổi công việc vợ chồng cho nhau trong vòng 7 ngày. Thế rồi bao nhiêu rắc rối xảy ra,… Đây là 1 bộ phim đáng xem. PHIM : CHUYỆN NHÀ MỘC Thấy đời sống của mình quá khổ cực, ông Mộc bằng mọi giá muốn cho con mình -Mai- thi vào đại học, với hi vọng con gái mình nhờ vào mảnh bằng đó mà sau này khá hơn. Đồng thời, ông không thích Cường (Xuân Bắc) ve vãn con gái mình. Trong khi đó mẹ Mai thì nghĩ con gái không cần học thêm nữa mà chỉ muốn Mai sớm lấy chồng.Oái ăm là lúc Mai thi đỗ đại học, và chẳng bấy lâu….gửi tấm thiệp cưới về nhà cho bố mẹ. Từ đó bao nhiêu chuyện dở khóc dở cười xảy ra PHIM : CẦU THANG NHÀ A26 Được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam.Phim còn có sự góp mặt của cố nghệ sỹ Trịnh Thịnh. Đây là một bộ phim đáng xem, dành vào những dịp quây quần cùng gia đình. PHIM : MẸ CON ĐẬU ĐŨA Nếu để nói về một phim Việt Nam nào có những cảnh cảm động và sâu sắc nhất về tình cha con thì có lẽ không thể bỏ qua Mẹ Con Đậu Đũa. Bộ phim là câu chuyện về cuộc sống của hai cha con Đậu Đũa tuy khó khăn, vất vả nhưng tràn ngập tình yêu thương.Mẹ của Đậu Đũa mất từ khi em vẫn còn nhỏ, cha em một tay nuôi lớn em trong cảnh thiếu thốn. PHIM : CỦA ĐỂ DÀNH Phim Của Để Dành đã sản xuất được hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, vấn đề mà nó đề cập đến thì chưa bao giờ cũ. Những đứa con tất bật với cuộc sống riêng, không có thời gian chăm sóc cha mẹ. Giao phó tất cả “chữ hiếu” cho người giúp việc là câu chuyện vẫn luôn hiện hữu ở thì hiện tại.Của Để Dành xoay quanh cuộc sống trong ngôi nhà cổ ở Hà Nội, nơi bà Vi và ba người con đã trưởng thành đang sống. PHIM: DÒNG SÔNG PHẲNG LẶNG Bộ phim dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Nhuận VỹPhim nói về cuộc nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, được các nhà làm phim tái hiện một cách sinh động. Bối cảnh phim chủ yếu là cảnh ven đô và ngoại thành Huế, xoay quanh nhân vật trung tâm là các chiến sĩ biệt động thành như Cúc, Phi Hùng, Hồng, Hạnh (mẹ của Cúc)…Nội dung phim là cuộc chiến cân não giữa 2 phe. Còn kết thúc thì như bạn đã biết!Tuy là một bộ phim về đề tài thời chiến, nhưng nó không bị khô khan, không sa vào mô tả quá về chiến trường, mà trái lại rất tình cảm và nhân văn. Người xem sẽ bị cuốn hút vào những câu chuyện tình cảm đẹp và đầy chất thơ.
PHIM : MÙI ĐU ĐỦ XANH Bộ phim nói về Mùi, một cô bé đi ở cho một gia đình buôn vải ở Sài Gòn khoảng những năm 1950. Trong gia đình này, người vợ là trụ cột chính, gánh vác công việc, còn ông chồng chỉ biết chơi bời. Ông bà chủ có 3 con trai, một người trưởng thành, tên là Trung. Hai con trai còn lại, một đang tuổi vị thành niên ít quan tâm tới Mùi. Đứa thứ hai khoảng tuổi Mùi thường xuyên trêu chọc cô. Khoảng 10 năm sau, Mùi đã lớn trở thành một thiếu nữ. Mùi rời nhà bà chủ đến giúp việc cho Khuyến-bạn của cậu Trung. Khuyến là một nghệ sĩ dương cầm và cũng là người mà Mùi có những cảm xúc đầu tiên lúc còn nhỏ. Ở nhà Khuyến, Mùi đã tìm được tình yêu và trở thành vợ của Khuyến. Tuy bối cảnh là Sài Gòn thập niên 1950, nhưng Mùi đu đủ xanh được quay tại Paris, trường quay Bry – số 2 đại lộ Europe, Bry-sur-Marne, Val-de-Marne. Man San Lu vai Mùi khi nhỏ là người Pháp gốc Á. Nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê, vai Mùi lúc lớn, là một người Pháp gốc Việt, phát âm tiếng Việt không chuẩnTheo đánh giá của ad, đây là 1 bộ film đẹp, từ từng cảnh quay cho đến màu sắc,nội dung rất nhân văn & “sạch”. Điểm trừ nho nhỏ là giọng nói trong film không chuẩn lắm, tạo cảm giác giả.Tuy nhiên, ngoại trừ điểm trên thì mọi thứ rất tuyệt! FILM : CHIẾC CHÌA KHÓA VÀNG Trong chiến tranh thời gian không chờ đợi ai, cần phải trân trọng những phút giây bên nhau. Đó là lời nhắn gửi mà bộ phim Chiếc chìa khóa vàng mang lại cho người xem. Phim xoay quanh một đôi trai gái, chàng trai tên Dũng (Ngọc Bảo) được gọi nhập ngũ lên đường đi chiến đấu, trong khi đó anh lại sắp cưới Nguyệt (Mỹ Duyên), cô gái mà anh yêu.Họ chỉ còn 1 ngày trước khi anh lên đường, trong thời kỳ khói lửa để tìm một phòng tân hôn là vô cùng khó. Dũng và Nguyệt đã vượt qua nhiều thử thách, bom đạn để tìm được Chiếc chìa khóa vàng cho căn phòng của họ. Tiếc thay, khi chiếc chìa khóa xuất hiện cũng là lúc Dũng phải lên đường…. Bộ film như 1 bản khúc tình ca nhẹ nhàng trẩm bổng. Ad còn nhớ khoảnh khắc nhân vật Dũng & Nguyệt cầm tay nhau chạy giữa bom đạn ầm trời. Ngay lúc quân địch thả bom dữ dội vào lòng phố, đứng giữa sự sống & cái chết, Dũng đưa người yêu xuống hố nấp an toàn còn thân anh chạy ra ngoài…Hay là những lúc đôi tình nhân bên nhau thắm thiết, đèo nhau qua những con phố để lựa chọn tấm thiệp cưới. Thực sự những cảnh phim đều rất lãng mạn & nghệ thuật. PHIM: CHIẾN DỊCH TRÁI TIM BÊN PHẢI Biên kịch của Chiến dịch trái tim bên phải là nhà văn Hoàng Anh Tú – một cây bút gắn bó với các tạp chí dành cho thanh thiếu niên. Chính vì thế mà những câu chuyện trong phim rất thật, rất teen, khác hẳn với những tác phẩm làm về tuổi học trò đầy gượng ép. Không chỉ dành được sự yêu mến của những cô cậu học trò tuổi mới lớn mà các thầy cô giáo cũng đều rất mê bộ phim này. Đây là 1 bộ phim rất đáng xem, mọi tình tiết đều nhẹ nhàng. Phim là một tổng thể những tình huống hài hước, quái quái của tuổi học trò, được chuyển vào phim sống động, chân thực khiến bộ phim như một miếng bánh kem ngọt ngào cho các bạn teen. PHIM : PHÍA TRƯỚC LÀ BẦU TRỜI Đây là bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Bộ phim đã nhận được nhiều sự đồng cảm ngày từ khi khởi chiếu. Những thước phim quay chậm về thời sinh viên nhiều khó khăn nhưng cũng lắm hoài bão của những cô cậu tỉnh lẻ lên Thủ đô học tập, sinh sống.Những hình ảnh của một xóm trọ nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười với những trò tắm mưa, xin nước, xin đồ ăn… đến bây giờ vẫn còn khắc sâu trong mỗi người. Sự hồn nhiên, trong trắng của thời sinh viên rộn vang không âu lo được khắc họa một cách thành công qua từng vai diễn. Rồi những câu chuyện tình yêu thời sinh viên vui có, buồn có; những mâu thuẫn nảy sinh trong chính cuộc sống hằng ngày với nhiều mối quan hệ phức tạp trong xã hội cũng được nói tới. Những bộ hồ sơ xin việc cùng thời gian đợi chờ ở những nơi môi giới đã lấy đi của nhiều cô cậu sinh viên nét vô tư ngày đầu.Bộ phim còn khéo léo lồng ghép những “cảnh báo” cho thế hệ sinh viên: chuyện sống thử, bon chen… và đã rất thành công. Mỗi nhân vật trong phim lại khiến khán giả nhớ tới với những hình ảnh thực trong cuộc sống. PHIM : HOA CỎ MAY Bộ phim “Hoa cỏ may” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được ra mắt công chúng vào năm 2001. Phim kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp.“Hoa cỏ may” gồm 2 phần: “Thời niên thiếu” gồm 4 tập và “Những ngày bình yên” gồm 8 tập. Phim không chỉ để lại cho người xem ấn tượng về nội dung đậm tính nhân văn mà còn đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc. Là sự hắt hủi của cô bé con lai của những người xung quanh; là nét hồn nhiên, dung dị của những cô cậu thân thiết với nhau từ thuở bé… Ngoài những gương mặt diễn viên thân thuộc thời đó. Bộ phim còn có sự góp mặt của nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà“Gió heo may, tìm theo những bông cỏ may. Mùa thu đã qua cùng gió. Tìm trong ký ức ngọt ngào. Xót thương thu vàng, về nơi chốn cũ…”, những ca từ trong ca khúc này vẫn đủ sức đánh thức ký ức của nhiều người về những hình ảnh trong Hoa cỏ may đến giờ vẫn là phim truyền hình đáng nhớ của rất nhiều bạn trẻ. PHIM : NHỮNG NGỌN NẾN TRONG ĐÊM Bộ phim kể về cuộc đời của Trúc (Mai Thu Huyền thủ vai) sống cùng mẹ và dượng. Trong một lần tình cờ, Trúc được thế chân người chị quen biết để trình diễn thời trang. Từ đó, niềm đam mê thiết kế thời trang trỗi dậy và cô quyết tâm theo đuổi đam mê của mình.Tuy nhiên, cuộc đời cô cũng gặp rất nhiều sóng gió. Người mà cô yêu thương, lấy làm chồng lại bị ma túy lôi kéo. Những trận đòn roi không lý do khiến Trúc trở nên cam chịu. Cuộc sống hậu trường của những chân dài cũng phần nào được tiết lộ qua bộ phim.“Những ngọn nến trong đêm” để lại được nhiều thiện cảm trong lòng khán giả, đến mức nhiều nhân vật chính trong phim được nhắc tới vẫn gắn liền với những cái tên, vai diễn năm nào. Đây là bộ phim tâm lý, tình cảm của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt khán giả năm 2002. Cho đến nay,tuy đã và đang chiếu “Những ngọn nến trong đêm” phần 2. Nhưng cá nhân ad vẫn yêu sự mộc mạc, chân chất của phần 1. Giờ thỉnh thoảng xem lại vẫn thấy thích! PHIM: ĐỘI ĐẶC NHIỆM NHÀ C21 Tuổi thơ mỗi bạn trẻ 8x, 9x đời đầu hẳn không thể nào vắng bóng bộ phim truyền hình “Đội đặc nhiệm nhà C21” trong ký ức. Cái thời mà phim Hàn chưa đổ bộ, Internet chưa phổ biến, “Đội đặc nhiệm nhà C21” gần như trở thành bộ phim tiêu biểu dành cho khán giả nhí những năm cuối thập niên 90.Lên sóng vào năm 1998, “Đội đặc nhiệm nhà C21” dài 9 tập, kể về một nhóm thám tử nhí trong khu nhà C21 gồm: Sơn “sọ”, Quang “sọt”, Minh “tổ cú”, Tùng quắt, Sáng béo. Cả 5 cậu nhóc học chung một lớp, lại có chung đam mê điều tra phá án, nên cùng nhau lập ra một nhóm mang tên “Đội đặc nhiệm nhà C21”. Sau đó nhóm còn kết nạp thêm 2 cô bạn cùng trường là Tuyết “mèo con” và Hạnh “tăm tre”. Trong lần tái ngộ khán giả truyền hình sau 17 năm, Minh “tổ cú” – diễn viên Tuấn Long và Hạnh “tăm tre” – Hồng Anh đã chia sẻ với khán giả khá nhiều kỷ niệm với bộ phim. Sau khi “Đội đặc nhiệm nhà C21” lên sóng, những diễn viên nhí trong phim vụt nổi tiếng và nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ của bạn bè cùng trang lứa. Như Tuấn Long chia sẻ thì “đến cuối năm học, nhìn lại số thư mà các bạn gửi về trường, về nhà, không thể đếm được mà phải tính bằng… cân”.Hiện tại, các diễn viên nhí ngày ấy đã “lớn khôn”, có nhiều người còn lập gia đình và lên chức bố, mẹ. Diễn viên Hán Quang Tú trong vai Quang sọt đã trở thành diễn viên trẻ triển vọng, từng đạt nhiều thành tích cao và là giảng viên đại học Sân Khấu Điện Ảnh chuyên ngành diễn xuất. PHIM: TỨ QUÁI SÀI GÒN Tứ quái Sài Gòn là tên một bộ phim điện ảnh hài do hãng phim Lido sản xuất năm 1973. Phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng của miền Nam Việt Nam như quái kiệt Tùng Lâm, La Thoại Tân, Khả Năng, Thanh Việt, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Văn Giai, Túy Hoa.Đây là một phim hài tiêu biểu của miền Nam trước 1975, được phụ đề bằng tiếng Trung và tiếng Pháp, phát hành đi nhiều nước châu Á. Tứ quái Sài Gòn có sự tham gia diễn xuất của minh tinh Thẩm Thuý Hằng đấy bạn PHIM : MÙA HÈ CHIẾU THẲNG ĐỨNG Nội dung phim lấy bối cảnh Hà Nội, gia đình của bốn chị em nhà nọ sum họp cùng nhau để chuẩn bị giỗ mẹ tại quán nước của người chị cả, Sương (Nguyễn Như Quỳnh). Trong ngày giỗ, Khanh (Lê Khanh) kể lúc chồng mình, Kiên (Trần Mạnh Cường) tìm được manh mối về thân phận của ông Phan Châu Toàn, người được tin là mối tình lúc trẻ thơ mà mẹ họ tiết lộ trong lúc lâm chung. Người cha của họ lúc đó vì quá đau buồn mà cũng qua đời vào một tháng sau.Sau ngày giỗ, Khanh tiết lộ mình có thai cùng Kiên, nhưng đề nghị anh giữ kín thêm một vài tháng nữa. Trong lúc gặp bế tắc trong đoạn kết của quyển tiểu thuyết đầu tay, Kiên quyết định bỏ ra một tuần lễ đến Sài Gòn cho khuây khỏa. Trong chuyến đi, anh tìm đến phòng của một người phụ nữ tại khách sạn, dù họ không có gì với nhau. Biết được chuyện, Khanh nghi ngờ sự trung thực của chồng mình. Mùa hè chiều thẳng đứng được các nhà phê bình điện ảnh khen ngợi. Trên trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes, bộ phim nhận được “Chứng nhận tươi” với 82% đánh giá tích cực được tổng hợp dựa trên 55 bài bình luận, với điểm số trung bình là 7,1 trên 10, cùng lời nhận xét “Mùa hè chiều thẳng đứng điềm tĩnh một cách tráng lệ, nên thơ, ru người xem vào câu chuyện đời thường”.
PHIM : XÍCH LÔ Một hiện tượng kỳ lạ, một niềm tự hào của điện ảnh Việt, và cho đến tận bây giờ, chưa có bộ phim nào cũng như đạo diễn nào có thể làm được như Trần Anh Hùng, giành giải Sư Tử Vàng tại Liên Hoan Phim Venice, một giải thưởng quốc tế vô cùng danh giá. Nhờ bộ phim mà rất nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam và rất nhiều người quyết định đến Việt Nam sau khi xem phim. Lê Văn Lộc, nam chính của phim, được ưu ái gọi là “người đạp xích-lô ra thế giới”. Thế nhưng, ngay tại quê nhà, bộ phim đã không được cấp phép để chiếu tại các rạp, dù bộ phim nói về Việt Nam, diễn viên Việt Nam, quay tại Việt Nam. Đơn giản là trong phim phản ảnh một xã hội quá tàn khốc, những cảnh bạo lực cùng những đau thương quá lớn không phải hiện thực tại Việt Nam, phim được diễn đạt bằng một ngôn ngữ điện ảnh độc đáo nhưng lạnh lùng, tàn nhẫn, cho dù trong phim còn có sự góp mặt của ngôi sao điện ảnh Hoa ngữ là Lương Triều Vỹ cùng rất nhiều ngôi sao khác của điện ảnh Việt Nam như là NSND Như Quỳnh, Trịnh Thịnh… nhưng đó không thể là yếu tố chính để bộ phim được hoan nghênh tại nước nhà.
PHIM : ĐẤT PHƯƠNG NAM Đất Phương Nam – một bộ phim thiếu nhi đầy xúc động và ý nghĩa về cuộc sống, con người vùng sông nước Nam Bộ. Bộ phim kể về cuộc hành trình đi tìm cha của chú bé An (Hùng Thuận đóng), và trong chuyến đi về phương Nam, An đã phải chứng kiến biết bao sự oan nghiệt của cuộc đời. Tại nơi đây, những người nông dân bị đàn áp một cách dã man, họ bị chiếm đất, chiếm ruộng, chế độ thực dân phong kiến đã buộc những con người vốn hiền lành, chất phác buộc phải nổi dậy.Tuy long đong, lận đận và phải lưu lạc ở khắp chân trời góc bể để tìm cha nhưng An luôn được sống trong sự đùm bọc và lòng nhân ái của mọi người, và chính điều đó đã trở thành nguồn động lực giúp An có sức mạnh và niềm tin vững vàng để vượt qua mọi khó khăn. Được chuyển thể từ tác phẩm Đất Rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, bộ phim đã khắc họa rõ nét cuộc sống của người dân Nam Bộ trong những năm tháng kháng chiến. Đất Phương Nam còn lên án tội ác chiến tranh và thực dân phong kiến ngày trước. Chính chiến tranh và sự hống hách của chế độ đã khiến biết bao người dân sống trong cảnh lầm than, biết bao đứa trẻ như An phải đi lưu lạc khắp nơi để tìm lại những người thân thích. PHIM: XIN HÃY TIN EM Xin hãy tin em là một bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Thị Thu Huệ.Đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Đỗ Thanh Hải với dàn diễn viên trẻ của thời điểm đó như Bùi Lệ Hằng, Lê Vũ Long, Hoa Thúy… bộ phim được phát sóng trong chương trình văn nghệ chủ nhật vào năm 1997. Bộ phim tập trung miêu tả Hoài “thát-chơ” một cô sinh viên năm cuối trường Tổng hợp với tính cách mạnh mẽ, phá phách, ngang tàng gặp chàng sinh viên Nhạc viện tên Phong đã làm cô thay đổi. Xin Hãy Tin Em xoay quanh cô sinh viên Hoài “thát-chơ” người tỉnh lẻ nổi tiếng khắp khu ký túc xá trường Tổng Hợp Hà Nội vì thói ăn chơi, ngang ngạnh, phá phách thường xuyên trốn học, đi đòi nợ, uống rượu với đám con trai… nhưng ẩn sâu trong tính cách lại là một cô gái tốt vì thường dạy học cho Minh – thằng bé đánh giày từng được Hoài giúp trốn khỏi công an. Trong một lần tình cờ đi ra bưu điện để nhận tiền của bố mẹ gửi, Hoài đã gặp Phong – chàng sinh viên chơi Violin đang học tại Nhạc viện Hà Nội, hai người bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và bắt đầu hẹn hò. Biết được mối quan hệ này của Hoài, đám bạn cùng phòng cũng gồm những cô sinh viên tỉnh lẻ đã nỗ lực khuyên nhủ, giúp đỡ mà đặc biệt là Thắm và Hường, Hoài trở thành cô sinh viên dịu dàng, nữ tính. Mối quan hệ của Hoài với Phong ngày càng sâu sắc, Phong đã mời Hoài về nhà dự sinh nhật của chị mình. Tại tiệc sinh nhật, Phương – bạn gái cũ của Phong cũng có mặt, dùng lời lẽ để tỏ ra khinh miệt Hoài, cố dùng rượu làm Hoài say. Cuối cùng, Hoài không chịu nổi Phương, tự mình uống say và vô tình lộ ra Hoài không phải là con người như Phong tưởng, cô nhảy nhót với đám con trai làm gia đình Phong hết sức ngạc nhiên và thất vọng. Với sức ép của gia đình, Phong đưa Hoài về nhà trọ và chấm dứt mọi quan hệ mặc cho Hoài van xin Phong hãy tin rằng Hoài đã thay đổi. Vì tuyệt vọng, Hoài bỏ về tận quê thằng bé đánh giày Minh ở mãi Thanh Hóa định bỏ học và thi. Đám bạn của Hoài vô cùng lo lắng, họ tìm mọi cách để tìm ra nơi Hoài đi đến. Cuối phim là cảnh đoàn tụ của những người bạn. PHIM : SÓNG Ở ĐÁY SÔNG Sóng ở đáy sông là một bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật về cuộc đời của một con người trong xã hội của đạo diễn Lê Đức Tiến, ra mắt lần đầu năm 2000.Bộ phim nói về một nhân vật tên Núi và cuộc đời của cậu. Núi vốn là con của một người vợ lẽ và bản thân mẹ cậu nguyên là một người ở trong một gia đình tư sản thời cũ. Từ nhỏ Núi và hai em (Sông và Biển) không được bố cậu chấp nhận là con, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, bố Núi luôn tìm cách để tống khứ bốn người ra khỏi nhà, khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc di tản của thành phố, ông ta đã gửi ba anh em về bên ngoại. Cậu học ở quê ngoại và được đi thi học sinh giỏi. Ở quê ngoại, cậu có một mối tình đầu với một cô gái có họ rất xa và cô ấy có thai, sau khi gia đình phát hiện sự việc, người yêu Núi đã bỏ đi nơi khác. Sau khi mẹ mất, bố bỏ rơi, mấy anh em hết kế sinh nhai, Núi trở thành kẻ cắp và phải đi tù nhiều lần, phải sống trong kiếp giang hồ. Sau cùng, khi gặp lại mối tình thời xưa thì Núi đã được cảm hóa và trở lại chính mình. PHIM : ĐỒNG TIỀN XƯƠNG MÁU Bộ phim Đồng tiền xương máu xoay quanh cuộc sống của gia đình ông Khải với ba người con. Ông Khải vốn cổ hũ, hà khắc không tán thành những gì mới mà luôn theo nguyên tắc cũ. Trái lại, Toàn – con trai ông lại bỏ nhà máy của ông ra thành lập công ty với mong muốn giàu có. Những xung đột trong gia đình nảy sinh khi Toàn muốn phá căn nhà là kỷ niệm của ông để xây căn nhà mới…Bộ phim đề cập đến xã hội trong những năm chuyển đổi cơ chế thị trường. PHIM : 12A VÀ 4H 12A và 4H xoay quanh nhóm bạn Hạ-Hân-Hoa-Hằng (4H) của lớp 12A trường Chu Văn An với những niềm vui, nỗi buồn của tuổi mới lớn.Tuy có gia cảnh khác nhau nhưng bốn cô chơi rất thân và đều là học sinh giỏi của lớp 12A. Năm học mới bắt đầu, Hằng tiếp tục được bầu làm lớp trưởng lớp 12A, bạn thân của cô là Hạ cũng được cử giữ chức bí thư lớp. Lên lớp 12, lớp của nhóm 4H có giáo viên dạy Văn kiêm chủ nhiệm mới, đó là thầy Minh, một thầy giáo trẻ kiêm nhà thơ tài hoa. Ở lớp 12A, thầy Minh phải đối mặt với những rắc rối của lứa tuổi học trò mới lớn, lớp thầy chủ nhiệm có rất nhiều cá tính khác nhau, có những em hiền lành ngoan ngoãn như nhóm 4H, nhưng cũng có em mang trong mình tính cách nổi loạn như Ngôn. Năm cuối cùng của đời học sinh cũng chứng kiến những rung động đầu đời của nhóm 4H, Hạ nảy sinh tình cảm với một bạn trai cùng lớp có gia cảnh khó khăn và phải đi đạp xích lô sau giờ học để kiếm sống, Hằng còn gặp rắc rối hơn khi cô gái dường như đã có tình cảm với cả thầy Minh chủ nhiệm. Bộ phim sau khi phát sóng đã được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ đón nhận, cho đến nay đây vẫn được coi là một trong những bộ phim truyền hình hay của Việt Nam dành cho lứa tuổi này. PHIM : ĐƯỜNG ĐỜI Chuyện phim bắt đầu từ năm 1976. Sau chiến tranh, Hải – một thanh niên vừa hoàn thành nghĩa vụ trở về mái trường đại học. Nhưng cuộc sống của gia đình ở quê quá khó khăn, không muốn vợ phải bươn trải nên Hải đi đến quyết định bỏ học về quê để lo vực lại kinh tế gia đình. Được một người bạn chỉ cho cách thức buôn thuốc bắc ở biên giới, Hải rất phấn khởi, nhưng anh không ngờ đây là một bước ngoặt quyết định đối với cuộc đời mình. Trong một lần qua biên giới để cất thuốc, Hải bị sốt rét phải ở lại để chạy chữa. Tại đây, anh đã được ông Lý, một thầy lang giỏi chữa khỏi bệnh. Thấy Hải có tư chất thông minh, thái độ cầu thị nên ông Lý đành hết tâm huyết truyền nghề cho anh.