Tổng Hợp Tất Cả Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam ...
Có thể bạn quan tâm
Trong hệ thống biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có tất cả 6 nhóm biển báo bao gồm:
- Nhóm biển báo cấm
- Nhóm biển báo nguy hiểm
- Nhóm biển báo hiệu lệnh
- Nhóm biển báo chỉ dẫn
- Nhóm biển báo phụ
- Vạch kẻ đường
Ngoài ra còn 2 nhóm biển báo khác là: nhóm biển báo trên cao tốc và nhóm biển báo hiệp định GMS.
Xem thêm: Nhìn nhanh các loại vạch kẻ đường thường gặp để tránh bị phạt oan
Biển báo cấm
Biển báo cấm biểu thị những điều cầm mà người tham gia giao thông phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Đặc điểm của biển báo cấm: Biển cấm hình tròn, nền trắng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có 1 số biển cấm đặc biệt như:
- Biển Cấm đi ngược chiều và Dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển Cấm dừng và đỗ xe, Cấm đỗ xe, Cấm đỗ xe ngày lẻ, Cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
- Biển Hết cấm vượt, Hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết tất cả các lệnh cấm: nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen.
Biển báo cấm có tất cả 40 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 101 đến 140 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
Image caption
Biển báo Đường cấm P.101
Biển báo Đường cấm: Cấm các loại phương tiện di chuyển cả 2 hướng (ngoại trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm đi ngược chiều P.102
Biển báo Cấm đi ngược chiều: Cấm các loại phương tiện đi vào chiều đặt biển (ngoại trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm xe ô tô P.103
Biển báo Cấm xe ô tô: Cấm các loại xe cơ giới đi vào, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
Biển báo Cấm xe ô tô rẽ phải P.103b: Cấm các loại xe cơ giới rẽ phải, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
Biển báo Cấm xe ô tô rẽ trái P.103c: Cấm các loại xe cơ giới rẽ trái, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
Biển báo Cấm xe máy P.104
Biển báo Cấm xe máy: Cấm các loại xe máy đi vào (ngoại trừ xe máy được ưu tiên theo quy định). Biển không áp dụng với người dắt xe máy.
Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy P.105
Biển báo Cấm xe ô tô và xe máy: Cấm các loại xe cơ giới và xe máy đi vào, ngoại trừ xe gắn máy và xe ưu tiên theo quy định.
Biển báo Cấm xe tải P.106
Biển báo Cấm xe tải: Cấm xe tải, xe máy kéo, các xe máy chuyên dùng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm xe tải P.106b: Cấm xe tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn giá trị ghi trong biển báo đi vào.
Biển báo Cấm xe tải P.106c: Cấm xe tải chở hàng nguy hiểm đi vào.
Biển báo Cấm xe khách và xe tải P.107
Biển báo Cấm xe khách và xe tải: Cấm các loại xe ô tô chở khách, xe tải, xe máy kéo, xe máy thi công chuyên dụng đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm xe khách P.107a: Cấm các loại ô tô chở khách đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định). Không cấm xe buýt. Trong trường hợp cấm xe khách theo số chỗ ngồi sẽ có biển phụ bên dưới.
Biển báo Cấm xe taxi P.107b: Cấm xe taxi đi vào. Trong trường hợp cấm xe taxi theo giờ sẽ có biển phụ bên dưới.
Biển báo Cấm xe rơ-mooc P.108
Biển báo Cấm xe rơ-mooc: Cấm các loại xe cơ giới kéo rơ-mooc, kể cả xe khách – máy kéo – xe máy kéo theo rơ-mooc đi vào, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-mooc và xe ưu tiên theo quy định.
Biển báo Cấm xe sơ-mi-rơ-mooc P.108a: Cấm các loại xe sơ-mi-rơ-mooc, xe kéo rơ-mooc đi vào (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm máy kéo P.109
Biển báo Cấm máy kéo: Cấm các loại máy kéo, máy kéo bánh xích/bánh hơi đi vào.
Biển báo Cấm xe đạp P.110
Biển báo Cấm xe đạp: Cấm xe đạp đi vào. Không áp dụng cấm người dẫn xe đạp.
Biển báo Cấm xe đạp P.110B: Cấm xe đạp thô. Không áp dụng cấm người dẫn xe đạp thô.
Biển báo Cấm xe máy P.111
Biển báo Cấm xe máy: Cấm các loại xe máy, xe gắn máy đi vào. Không áp dụng cấm người đi xe đạp.
Biển báo Cấm xe 3 bánh có động cơ P.111b: Cấm xe 3 bánh có gắn động cơ như xe xích lô, xe lam, xe lôi máy…
Biển báo Cấm xe 3 bánh không động cơ P.111b: Cấm xe 3 bánh không gắn động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp…
Biển báo Cấm người đi bộ P.112
Biển báo Cấm người đi bộ: Cấm người đi bộ đi vào.
Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy P.113
Biển báo Cấm xe người kéo/đẩy: Cấm xe thô sơ, xe do người đẩy/kéo đi vào. Không áp dụng cấm xe nôi trẻ em, phương tiện chuyên dùng của người khuyết tật.
Biển báo Cấm xe súc vật kéo P.114
Biển báo Cấm xe súc vật kéo: Cấm xe sử dụng súc vật kéo hay chở trên lưng đi vào.
Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe P.115
Biển báo Hạn chế tải trọng toàn bộ xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng toàn bộ xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.
Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe P.116
Biển báo Hạn chế tải trọng trục xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có tải trọng toàn bộ xe phân bổ trên một trục xe vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.\
Biển báo Hạn chế chiều cao xe P.117
Biển báo Hạn chế chiều cao xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều cao vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.
Biển báo Hạn chế chiều ngang xe P.118
Biển báo Hạn chế chiều ngang xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều ngang vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.
Biển báo Hạn chế chiều dài xe P.119
Biển báo Hạn chế chiều dài xe: Cấm các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên) có chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển đi vào.
Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc P.120
Biển báo Hạn chế chiều dài xe ô tô, máy kéo mooc hoặc sơ-mi-rơ-mooc: Cấm các loại xe cơ giới kéo mooc, xe sơ-mi-rơ-mooc có chiều dài vượt quá trị số ghi trên biển (kể cả xe ưu tiên) đi vào.
Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe P.121
Biển báo Cự ly tối thiểu giữa hai xe: Các xe ô tô phải di chuyển cách nhau một khoảng tối thiểu ghi trên biển.
Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải P.123
Biển báo Cấm rẽ trái hoặc Cấm rẽ phải: Cấm xe các loại xe cơ giới/thô sơ rẽ trái hoặc phải (trừ xe ưu tiên theo quy định). Không áp dụng cấm quay đầu xe.
Biển báo Cấm quay đầu xe P.124
Biển báo Cấm quay đầu xe: Cấm các loại xe quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển.
Biển báo Cấm xe ô tô quay đầu P.124b: Cấm xe ô tô quay đầu kiểu chữ U theo chiều mũi tên trên biển.
Biển báo Cấm rẽ và quay đầu xe P.124c/d: Cấm các loại xe rẽ trái/phải và quay đầu trái/phải theo chiều mũi tên trên biển.
Biển báo Cấm xe ô tô rẽ và quay đầu xe P.124e/f: Cấm xe ô tô rẽ trái/phải và quay đầu trái/phải theo chiều mũi tên trên biển.
Biển báo Cấm vượt P.125
Biển báo Cấm vượt: Cấm các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe ưu tiên theo quy định), nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
Biển báo Cấm xe tải vượt P.126
Biển báo Cấm xe tải vượt: Cấm các loại xe tải vượt xe cơ giới khác, được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy. Không áp dụng các loại xe cơ giới khác vượt xe nhau và vượt xe tải.
Biển báo Tốc độ tối đa cho phép P.126
Biển báo Tốc độ tối đa cho phép: Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm P.127
Biển báo Tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm: Các xe cơ giới chạy không vượt quá tốc độ ghi trên biển (trừ xe ưu tiên theo quy định) chỉ áp dụng vào ban đêm.
Biển báo Cấm sử dụng còi P.128
Biển báo Cấm sử dụng còi: Cấm các loại xe sử dụng còi.
Biển báo Kiểm tra P.129
Biển báo Kiểm tra: Báo nơi đặt trạm kiểm tra, các loại xe vận tải đi qua phải dừng lại để kiểm tra theo quy định.
Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe P.130
Biển báo Cấm dừng xe và đỗ xe: Cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ xe phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên theo quy định).
Biển báo Cấm đỗ xe P.131
Biển báo Cấm đỗ xe: Cấm các loại xe cơ giới đỗ xe phía đường có đặt biển (trừ xe ưu tiên). Biển P.131b áp dụng với ngày lẻ, biển P.131c áp dụng với ngày chẵn.
Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp P.132
Biển báo Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp: Các loại xe cơ giới/thô sơ (kể cả xe ưu tiên theo quy định) phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang di chuyển chiều ngược lại.
Biển báo Hết cấm vượt P.133
Biển báo Hết cấm vượt: Biển thông báo hết đoạn đường cấm vượt.
Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa P.134
Biển báo Hết hạn chế tốc độ tối đa: Biển thông báo hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa.
Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm P.135
Biển báo Hết tất cả các lệnh cấm: Biển thông báo hết đoạn đường áp dụng tất cả các lệnh cấm.
Biển báo Cấm đi thẳng P.136
Biển báo Cấm đi thẳng: Cầm các loại xe cơ giới/thô sơ đi thẳng vào đoạn đường phía trước.
Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải P.137
Biển báo Cấm rẽ trái, rẽ phải: Cầm các loại xe cơ giới rẽ trái, rẽ phải. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.
Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái P.138
Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ trái: Cầm các loại xe cơ giới đi thẳng, rẽ trái. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.
Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải P.139
Biển báo Cấm đi thẳng, rẽ phải: Cầm các loại xe cơ giới đi thẳng, rẽ phải. Biển đặt ở những vị trí ngay trước nút giao đường. Trong trường hợp có quy định thời gian cấm sẽ có biển phụ ở dưới.
Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự P.140
Biển báo Cấm xe công nông và các loại xe tương tự: Cấm các loại xe công nông, xe tương tự công nông đi vào.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chú ý cẩn thận phòng tránh. Điều đầu tiên người lái xe nên làm khi gặp các biển cảnh báo nguy hiểm này là giảm tốc độ, sau đó xem nội dung biển báo và đưa ra cách xử lý phù hợp ở đoạn đường phía trước.
Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm: Biển nguy hiểm hình tam giác, nền vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen.
Biển cảnh báo nguy hiểm có tất cả 46 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông.
Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh có vai trò thông báo các hiệu lệnh người tham gia giao thông cần chấp hành.
Đặc điểm các biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh hình tròn, màu xanh biển (không viền), hình vẽ bên trong màu trắng.
Biển hiệu lệnh có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo giao thông.
Biển chỉ dẫn
Biển chỉ dẫn có vai trò hướng dẫn những nội dung cần thiết, hỗ trợ người tham gia giao thông di chuyển thuận lợi hơn trên đường.
Đặc điểm hình ảnh biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh (không viền), bên trong có hình vẽ màu trắng (với biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với biển thông báo các địa điểm như trạm xăng, trạm sửa chữa..).
Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 448 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
Biển báo phụ
Biển báo phụ có vai trò biểu thị các nội dung bổ sung nhằm làm rõ biển báo chính như biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn… Biển báo phụ thường đặt dưới biển báo chính.
Đặc điểm biển báo phụ: Biển báo phụ hình chữ nhật đứng hoặc ngang, nền trắng, viền đen, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có một số biển phụ hình màu đỏ.
Biển phụ có tất cả 10 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 501 đến 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường dù hiển thị trên mặt đường nhưng cũng được xem là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn người tham gia giao thông di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và nằm ngang.
Vạch kẻ đường có tất cả 23 loại, được đánh số thứ tự từ 1.1 đến 1.23.
Một số loại vạch kẻ đường thường gặp:
Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, đứt nét
Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét đứt. Trong trường hợp cần thiết, xe được phép lấn làn, đè lên vạch.
Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền
Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đơn, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền
Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường 4 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, nét liền. Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt
Vạch kẻ đường dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường từ 2 làn trở lên (không có dải phân cách ở giữa), dạng vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch liền không được lấn làn, không được đè lên vạch. Xe bên làn đường tiếp giáp với vạch đứt được phép lấn làn, đè lên vạch khi cần thiết.
Biển báo trên đường cao tốc
Trên các đường cao tốc thường sử dụng một nhóm biển báo chỉ dẫn riêng.
Biển báo theo hiệp định GMS
Hiệp định GMS-CBTA được ký kết nhằm tạo ra một hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được xây dựng theo hiệp định này, thường sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!
Từ khóa » Cách Vẽ Các Biển Báo Giao Thông
-
Hướng Dẫn Vẽ Biển Báo Giao Thông Bằng Word 2019 Tin Học Lớp 4 ...
-
Hướng Dẫn Vẽ Biển Báo Giao Thông Bằng Word 2019 Tin Học Lớp 4 ...
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Bạn Cần Biết
-
Hướng Dẫn Vẽ Biển Báo Giao Thông Bằng Word 2019 Tin Học Lớp 4 ...
-
Hãy Vẽ Biển Báo Giao Thông ở Hình Bên Dưới - Haylamdo
-
Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Việt Nam Và ý Nghĩa
-
Hình ảnh, ý Nghĩa Các Loại Biển Báo Giao Thông đường Bộ Mới Nhất
-
Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ 2020, Mẹo Nhớ ý Nghĩa Từng Loại
-
Hướng Dẫn Vẽ Biển Báo Giao Thông Bằng ...
-
Tổng Hợp 100+ Các Biển Báo Giao Thông đường Bộ Phổ Biến
-
Tổng Hợp Những Biển Báo Giao Thông đường Bộ Quan Trọng Cần Nhớ
-
Biển Báo Giao Thông: Đặc điểm, Cách Nhận Biết 5 Loại Biển
-
Cách Nhận Biết Các Biển Báo Giao Thông - Báo Lao động