Tổng Hợp Tất Tần Tận Thông Số Của Thép SKD11
Share
Tweet
Plus+
Pin this
Nội dung bài viết
- Tổng hợp tất tần tận thông số của thép SKD11 - Thép chuyên dùng chế tạo khuôn mẫu
- 1. Khái niệm về Thép SKD11
- 2. Thành phần cấu tạo của Thép SKD11
- 3. Đặc điểm về khả năng công nghệ của SKD11.
- 4. Các mác thép tương ứng với Thép SKD11
- 5. Quy cách kích thước SKD11 trên thị trường
- 6. Nhiệt luyện, xử lý nhiệt Thép SKD11.
- 7. Các Lỗi thường gặp phải khi Nhiệt luyện SKD11
- 8. Cách Kiểm tra và Xử lý lỗi sau khi nhiệt luyện Thép SKD11
- Xem thêm bài viết khác
Tổng hợp tất tần tận thông số của thép SKD11 - Thép chuyên dùng chế tạo khuôn mẫu
Thật tuyệt vời vì bạn đã và đang tìm và đọc các tài liệu mà mình gửi Hoàn toàn FREE trong bộ sưu tập 50GB Data gồm tài liệu - Ebook - Bí kíp - Kinh nghiệm..... Về Ngành Cơ Khí đã được update trên Cokhithanhduy.com. Rất mong bạn chia sẻ bài viết này đến thật nhiều người với mục tiêu vì một ngành Cơ khí Việt Nam phát triển.
Ngoài ra, để tìm kiếm bất kỳ Tài liệu khác của Thanh Duy bạn Chỉ cần gõ google:
"Tên tài liệu Ebook" + Cokhithanhduy.com --> Enter
Ngày hôm nay mình sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản và đầy đủ nhất về Loại Thép SKD11 mà mĩnh đã nghiên cứu, học hỏi và trải nghiệm thực tế.
Hiên nay trên thị trường có rất nhiều các loại mác thép khác nhau và phục vụ cho mục đích công việc khác nhau. Còn Riêng đối với ngành chế tạo khuôn mẫu đặc biệt là khuôn đột dập,... khi nhắc đến SKD11 thì chắc chắn ai cũng đều biết vì nó rất là phổ biến và chỉ những loại thép với tính năng đặc biệt mới có thể sử dụng trong chế tạo khuôn mẫu để chống mài mòn, độ cứng và độ bền cao,... Tuy nhiên để hiểu hết về các thông số và quy trình đạt độ cứng khi tôi thì tương đối phức tạp, cần yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể Nhiệt Luyện đạt yêu cầu kỹ thuật.
1. Khái niệm về Thép SKD11
Thép SKD11 là mác thép theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản. Đây là dòng thép sử dụng để chế tạo các loại khuôn mẫu ( Khuôn đột dập, khuôn dập nguôi, ..... với những đặc tính về độ chống mài mòn cao, độ thấm tôi tuyệt vời, ứng xuất tôi thấp nhất.
2. Thành phần cấu tạo của Thép SKD11
Hàm lượng thành phần các nguyên tốt : 1.4-1.6%C, 0.6%Mn, 11-13%Cr, 0.8-1.2%Mo
Loại thép | Thành phần hóa học | |||||||||||
JIS | HITACHI(YSS) | DAIDO | AISI | DIN | C | Si | Mn | P | S | Cr | Mo | V |
SKD11 | SLD | DC11 | D2 | 2379 | 1.5 | 0.25 | 0.45 | <=0.025 | <=0.01 | 12.0 | 1.0 | 0.35 |
3. Đặc điểm về khả năng công nghệ của SKD11.
Với những đặc điểm về thành phần, và tính chất chịu mài mòn, độ thấm tôi thấp,.... thì khả năng sử dụng Thép SKD rất rộng, tuy nhiên thì giá thành lại cao hơn nhiều loại mác thép khác.
- Bề mặt gia công cắt gọt mịn và đẹp hơn, chịu mài mòn cao.
- Thép làm khuôn gia công nguội với độ chống mài mòn cao ở môi trường nhiệt độ thông thường.
- Độ thấm tôi tốt và ứng suất tôi là thấp nhất giúp cho nâng cao độ cứng và chất lượng bề mặt, và đồng thời hạn chế cong vênh khi gia công.
4. Các mác thép tương ứng với Thép SKD11
- Mác thép D2 theo tiêu chuẩn AISI của MỸ.
- Mác thép 2379 theo tiêu chuẩn DIN của ĐỨC.
- Mác thép KD11 theo tiêu chuẩn NIPPON của NHẬT.
- Mác thép SLD theo tiêu chuẩn HITACHI củaNHẬT.
5. Quy cách kích thước SKD11 trên thị trường
- Thép tấmSKD11 dày: 8-150mm ; rộng: 605mm; dài: 6000mm.
- Thép tròn SKD11: phi tròn: 14-410 ; dài: 6000mm.
6. Nhiệt luyện, xử lý nhiệt Thép SKD11.
- Đối với vật liệu SKD11 thì sau khi nhiệt luyên tôi và Ram thì độ cứng đạt tầm trên 58HRC. Đây là vật liệu tương đối khó nhiệt luyện so với các vật liệu khác. Khi nhiêt luyện phải đảm bảo đúng về nhiệt độ tôi và thời gian giữ nhiệt.
- Đối với mỗi nhà cung cấp khác nhau thì về cơ bản thành phần hóa học là giống nhau, tuy nhiên có một số trường hợp là khác nhau một chút, vì vậy nó sẽ ảnh hưởng một phần đến nhiệt độ tôi, và thông thường nếu bạn mua Thép tại nhà sản xuất thì người ta sẽ cung cấp cho một bảng thông số về nhiệt độ, các giai đoạn nhiệt độ tôi để đạt các cấp độ cứng theo mong muốn.
- Dưới đây là bảng thông số cơ bản về nhiệt độ Ủ, Tôi và Ram, bạn có thể tham khảo.
Ủ TÔI RAM Nhiệt độ Môi trường tôi Độ cứng(HB) Nhiệt độ Môi trường tôi Nhiệt độ Môi trường tôi Độ cứng(HRC) 800~850 Làm nguội chậm <248 1000~1050 Ngoài không khí 150~200 Không khí nén >=58HRC 980~1030 Tôi trong dầu 500~580
7. Các Lỗi thường gặp phải khi Nhiệt luyện SKD11
- Chi tiết Thép SKD Không đủ độ cứng, Ủ, Tôi, Ram, đúng yêu cầu về nhiệt độ và môi trường làm nguội nhưng độ cứng không đạt >58HRC.
- Chi tiết sau khi tôi cong vênh nhiều
- Chi tiết sau khi tôi bị nứt.
8. Cách Kiểm tra và Xử lý lỗi sau khi nhiệt luyện Thép SKD11
Khi gặp bất kỳ lỗi nào trong quá trình nhiệt luyện Thép SKD11 thì các bạn cần kiểm tra lại xem quá trình nhiệt luyện đã đúng và đủ chưa. Kiểm tra về các yếu tố:
- Nhiệt luyện Ủ, Tôi và Ram đã đúng yêu cầu chưa? Nên tham khảo bảng thông số nhiệt độ nhiệt luyện của Hãng sản xuất mà bạn mua.
- Thời gian tôi giữ nhiệt và làm nguôi đã đúng và đạt yêu cầu chưa? ví dụ như Khi nhiệt luyện, cấu trúc phân tử của thép bị thay đổi không ổn định, Ram là bước làm ổn định sự bố trí và sắp xếp lại các phân tử cho ổn định, ram càng lâu thì độ cứng càng giảm. Ngoài ra thời gian nung phải đúng để các tổ chức chuyển pha hoàn toàn.
- Đối với dòng thép có thành phần C cao như SKD11 thì người ta thường chỉ dùng phương pháp tôi thể tích.
- về phương pháp đo, ta phải đo độ cứng bề mặt và trong tâm của mẩu luôn(bằng cách cắt, nhưng phải cắt không sinh nhiệt.
- Trường hợp bị nứt cps thể do tốc độ gia tăng nhiệt quá lớn, không phân cấp thành các giai đoạn nhiệt khác nhau. Ngoài ra sau khi làm nguội ứng suất trong mẫu là rất lớn, nếu không ram kịp cũng dẫn đến nứt. Hoặc cũng có thể do môi trường làm nguội và tốc độ làm nguội, chính vì thế bạn nên kiểm tra tất cả các thông số này.
Trên đây là một số hiểu biết của mình về Vật Liệu Thép SKD, vật liệu thường hay dùng trong làm khuôn đột dập, khuôn ép nguội, các khuôn về cán - kéo - cắt - chấn kim loại, lưỡi cưa hay các chi tiết chịu mài mòn cao....
Cám ơn tất cả các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy chia sẻ nếu bài viết có thể giúp được nhiều người nhé Chúc các bạn luôn có nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Có nhiều cống hiến cho sự nghiệp Cơ Khí Việt Nam.Hãy tặng Cơ khí Thanh Duy 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"
Xem thêm bài viết khác
- Tổng hợp Hệ thống ký hiệu Vật Liệu Kim Loại – Cokhithanhduy.com
- Nguyên nhân sinh nhiệt trong gia công cắt gọt và biện pháp làm giảm nhiệt cắt
- Hướng dẫn cách đọc ký hiệu của Vòng bi đạn bạc – Cách đọc số hiệu của vòng bi
- Tổng hợp tất tần tật công nghệ Nhiệt Luyện Thép – Công nghệ xử lý thép – Cokhithanhduy.com
About ThanhDuy
Cokhithanhduy.com - Sống mãi cùng đam mê View all posts by ThanhDuy »Related Posts
Gia Công Cơ Khí Chính Xác Tại Bắc Ninh - Phay Tiện CNC Tại Bắc Ninh
So sánh Phương pháp Xi mạ Niken điện phân và Xi mạ niken hóa học
Phương pháp xử lý bề mặt bằng Xi mạ Niken
Tổng hợp kiến thức cơ bản về Vít me đai ốc bi - Cơ khí Thanh Duy
Tổng hợp các phương pháp nhiệt luyện tôi thép gió làm gia tăng độ cứng
Gia công cơ khí chính xác tại Nghệ An-Tiện Phay CNC ở tại Nghệ An
1 Comment Already
- Giang - June 3rd, 2021 at 5:38 pm
Mình muôn hợp tác bêb bạn được không
Reply
Leave a Reply Cancel reply
You have to agree to the comment policy.Comment
Name *
Email *
Website
« Một số lợi ích điển hình của việc ứng dụng CAD/CAM Nhận Gia Công Cơ Khí Chính Xác CNC Tại Thái Nguyên Chất Lượng Giá Rẻ »GIỚI THIỆU CƠ KHÍ THANH DUY
HỘI NHỮNG NGƯỜI ĐAM MÊ CƠ KHÍ
Hội những người đam mê cơ khí chế tạo máy
Bài xem nhiều
- Hướng dẫn sử dụng thước kẹp và cách đọc thước kẹp, thước cặp - Cokhithanhduy
- Bánh răng và tổng hợp tất tần tật các thông số quan trọng bậc nhất về bánh răng
- Tuyệt chiêu giải nhanh các bài toán vẽ biểu đồ nội lực và bài toán sức bền vật liệu
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ vi sai ô tô từ A-Z | Cơ khí thanh duy
- Tải phần mềm Unigraphics NX12 Full Crack - Download phần mềm Unigraphics NX12
Bài mới nhất
-
Gia Công Cơ Khí Chính Xác Tại Bắc Ninh - Phay Tiện CNC Tại Bắc Ninh
-
Mua bàn map giá rẻ chất lượng - Bàn map rà phẳng bằng đá granite cao cấp
-
So sánh Phương pháp Xi mạ Niken điện phân và Xi mạ niken hóa học
-
Phương pháp xử lý bề mặt bằng Xi mạ Niken
-
Tổng hợp kiến thức cơ bản về Vít me đai ốc bi - Cơ khí Thanh Duy
Featured Categories
-
So sánh Phương pháp Xi mạ Niken điện phân và Xi mạ niken hóa học
-
Phương pháp xử lý bề mặt bằng Xi mạ Niken
-
Tổng hợp kiến thức cơ bản về Vít me đai ốc bi - Cơ khí Thanh Duy
Bài viết có nhiều thảo luận
- Bánh răng và tổng hợp tất tần tật các thông số quan trọng bậc nhất về bánh răng (30)
- Tải phần mềm Unigraphics NX12 Full Crack - Download phần mềm Unigraphics NX12 (29)
- Hướng dẫn thiết kế Khuôn Đột Dập toàn tập - Tài liệu thiết kế khuôn đột dập liên hoàn (21)
- Tuyệt chiêu giải nhanh các bài toán vẽ biểu đồ nội lực và bài toán sức bền vật liệu (18)
- Khóa học 68 tuyệt chiêu thiết kế bằng phần mềm unigraphics NX11 (15)
- So sánh sự khác biệt giữa inox SUS201 và SUS 304 – Thép không rỉ (15)
- Vì sao chi tiết bị cong vênh khi mài phẳng - Biện pháp khắc phục cong vênh (14)
- Vật liệu chế tạo bộ truyền trục vít bánh vít và tại sao bánh vít thường được đúc bằng Đồng (Cu) (13)
- Hướng dẫn học phần mềm Mastercam X9 từ A-Z toàn tập - Phần 1 | Cokhithanhduy (10)
- Thủ thuật vẽ nhanh AutoCad kinh điển - Mẹo vặt vẽ nhanh autocad 2d - Phần 2 (10)
- Chat Zalo 24h
- Hotline: 0963864368
- Địa chỉ KCN
Từ khóa » độ Cứng Skd11
-
Ứng Dụng Của Thép SKD11 ở độ Cứng 59 HRC
-
Thép SKD11 Có độ Cứng Bao Nhiêu?
-
Thành Phần Quyết định độ Cứng Thép SKD11
-
Độ Cứng Của Thép SKD11 Trước Và Sau Xử Lý Nhiệt _ Fengyang
-
Độ Cứng Của Thép SKD11 Bao Nhiêu ? - Nhiệt Luyện
-
Thép SKD11 được Lấy độ Cứng Bao Nhiêu Sau Nhiệt Luyện
-
Độ Cứng 58 - 60 HRC | Thép SKD11 Làm được Gì?
-
Thép SKD11 Là Gì? Khả Năng Nhiệt Luyện Thép ... - FengYang Group
-
Thép SKD11
-
Xử Lý Nhiệt Sau Tôi để đạt Tổ Chức Tế Vi Và Cơ Tính Tối ưu, Nâng Cao ...
-
Tìm Hiểu Về Thép SKD11 - XT Mechanical Blog
-
Thép SKD11 Có độ Cứng Bao Nhiêu?
-
So Sánh Thép SKD11 Và Thép SKD61 - Thép Làm Khuôn Chất Lượng Cao
-
Độ Cứng Của Thép SKD11 Trước Và Sau Xử Lý Nhiệt Là Bao Nhiêu Mới ...