Tổng Hợp Thông Tin Và Cách đi Tàu ở Nhật Bản Cần Biết

Hẳn là khi đặt chân đến bất kỳ quốc gia nào xa lạ, cách di chuyển tại nơi đây cũng là mối quan tâm mà bạn đặt lên hàng đầu. Nhật Bản gần đây đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách nước ngoài cũng như du học sinh, thực tập sinh đến học tập và làm việc, tuy nhiên đất nước này lại nổi tiếng có hệ thống tàu xe hiện đại nhưng vô cùng phức tạp. Chính vì vậy, việc tra cứu thông tin về các loại phương tiện giao thông công cộng sao cho nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm nhất là vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn các loại tàu cũng như giới thiệu về nội quy, cách mua vé xe, cách đi tàu ở Nhật Bản.

  1. Các loại tàu ở Nhật Bản
    1. Tàu JR (Japan Railway)
    2. Các loại tàu tư nhân khác
  2. Các hạng ghế trên tàu
  3. Các tuyến đường cần lưu ý tại Tokyo
  4. Cách đi tàu ở Nhật Bản
    1. Mua vé tàu trực tiếp tại ga tại cho mỗi lần đi
    2. Mua vé tại máy bán vé tự động
    3. Thanh toán bằng các loại thẻ đa năng IC (Suica, Pasmo, Icoca…)
  5. Một số lưu ý khác khi đi tàu ở Nhật Bản

Các loại tàu ở Nhật Bản

Trước tiên, bạn cần biết cách phân biệt các loại tàu điện ở Nhật Bản do hệ thống tàu ở đây rất phức tạp. Hơn nữa, vào các ngày lễ, điểm dừng cũng có thay đổi so với ngày thường nên ngay cả người Nhật cũng khó mà thành thạo việc tra tàu ở chính đất nước của họ.

Các loại tàu được phân loại như sau:

Tàu JR (Japan Railway)

Tuyến JR hiện là tuyến đường sắt lớn nhất tại Nhật, bao gồm:

  • Local (Tàu thường): tàu dừng ở tất cả các trạm
  • Semi Express (Tàu tốc hành): tàu có ít điểm dừng hơn tàu thường (Local)
  • Commuter Express (Tàu tốc hành vào giờ đi làm): đây là loại tàu chỉ hoạt động vào giờ cao điểm đi làm và tan làm vào sáng và tối, có ít điểm dừng hơn tàu tốc hành (Semi Express) và thường xuất hiện trên các tuyến Chuo, Keiyo, Saikyo,…
  • Special Rapid Service (Dịch vụ nhanh đặc biệt): ít điểm dừng hơn Commuter Express; được sử dụng trên các tuyến như Chuo và Sobu; có các loại như Tsukin Tokkai, Chuo Tokkai Chuo và Oume Tokkai (*Tokkai: tàu tốc hành đặc biệt)
  • Limited Express (Tàu hoả tốc): có rất ít điểm dừng, có thể đến địa điểm cần đến một cách nhanh chóng; phải trả thêm một khoản phí do hoả tốc
  • Super Express (Shinkansen): tàu siêu tốc, chạy nối giữa các thành phố và khu dân cư lớn. (VD: đi Shinkansen từ Tokyo – Kyoto mất khoảng 2,5 tiếng – 3 tiếng). Tại các trạm có riêng Ga đợi cho tàu Shinkansen. Có 2 loại Shinkansen là : KODAMA (dừng ở tất các cả trạm chính) và HIKARI (dừng ở các thành phố lớn). HIKARI nhanh hơn nếu bạn đi chặng dài, còn đi chặng ngắn thì nên đi KODAMA.

Bạn cần lưu ý rằng, tàu có thời gian di chuyển càng nhanh thì mức giá càng cao. Nếu di chuyển trong phạm vi nội thành, bạn có thể chọn tàu Local, tuy nhiên với những điểm đến xa bạn nên chọn các loại tàu còn lại để tiết kiệm thời gian di chuyển.

Các loại tàu tư nhân khác

Bên cạnh tàu của Japan Railway (Đường sắt Nhật Bản) thì tại Nhật còn có rất nhiều loại tàu của các hãng đường sắt tư nhân khác, cũng được phân loại như sau:

  • Local (Tàu thường): loại tàu dừng ở mỗi ga
  • Local Express/ Semi Express (Tàu bán tốc): loại tàu có ít điểm dừng hơn bình thường và nhanh hơn Local
  • Rapid (Tàu nhanh): loại tàu có ít điểm dừng hơn so Local Express; chỉ có thể lên tàu khi đã mua vé
  • Express (Tàu tốc hành): loại tàu có ít điểm dừng hơn Rapid; nhiều trường hợp phải trả thêm phí nhanh để lên tàu
  • Limited Express (Tàu hoả tốc): loại tàu có ít điểm dừng nhất và nhanh nhất trong số các loại trên; nhiều trường hợp phải trả thêm phí nhanh để lên tàu
  • Shinkansen: JR không quản lý 2 loại tàu shinkansen là NOZOMI và MIZUHO. Đây là 2 loại tàu nhanh nhất và giá cũng cao nhất.

Các hạng ghế trên tàu

Tàu ở Nhật có 2 hạng ghế : non-reserved (ghế tự do) và reserved (ghế đặt trước)

  • Non-reserved: tất cả các loại tàu Subway, Local train và Express, Limited express chỉ có hạng Non-reserved. Bạn không thể đặt chỗ trước khi đi các loại tàu này.
  • Reserved : có ở các loại tàu đường dài như Shinkansen, và một số Limited Express. Vì được đặt chỗ trước nên bạn sẽ không cần lo lắng về việc phải đứng hay chen chúc trên tàu, tuy nhiên bạn sẽ phải trả thêm 1 khoản phí đặt trước.

Bạn cần chú ý đi đúng toa tàu có ghi chữ non-reserved hoặc reserved. Tại tàu sẽ có bảng hiệu phân theo 2 khu vực này.

Các tàu thuộc JR sẽ có thêm 2 hạng ghế phân theo toa là OrdinaryGreen. Green là loại ghế đắt hơn và đi kèm đó là chất lượng phục vụ tốt hơn, chỗ ngồi thoải mái hơn.

>>>> Những việc làm trong ngày đầu tiên đến Nhật du học sinh cần biết

Các tuyến đường cần lưu ý tại Tokyo

Tuyến Yamate

Tuyến Yamate là tuyến tàu quan trọng nhất ở Tokyo, kết nối Shinjuku, Shibuya và Tokyo. Tuyến này hoạt động theo cung đường tròn: vòng trong là Shinjuku → Shibuya → Shinagawa → Tokyo; vòng ngoài dừng theo thứ tự Tokyo → Shinagawa → Shibuya → Shinjuku.

Tuyến Chuo

Tuyến Chuo kết nối Tokyo, Shinjuku, Nakano, Kichijoji, v.v.

Lưu ý rằng, để đến Kichijoji, bạn cần sử dụng các loại tàu nhanh chứ không dùng được tàu thường.

Cách đi tàu ở Nhật Bản

Để lên tàu JR (Japan Railway) ở Nhật, bạn có thể sử dụng những cách đi tàu ở Nhật Bản sau:

Mua vé tàu trực tiếp tại ga tại cho mỗi lần đi

Thông thường, tại các ga tàu điện sẽ có quầy hoặc văn phòng bán vé. Khi mua vé trực tiếp tại đây, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cho nhân viên bao gồm: ngày đi, số người, ga đi, ga đến, loại toa, loại ghế, mã tàu, thời gian khởi hành… Nếu không biết tiếng Nhật, bạn có thể viết thông tin ra giấy và nhờ nhân viên hỗ trợ.

Mua vé tại máy bán vé tự động

Khi mua vé tại máy bán vé tự động, bạn cần thực hiện các bước sau:

Tìm điểm đến và giá vé tương ứng trên bản đồ (bản đồ được dán trên tường hoặc hiện lên màn hình trong máy).

  1. Đưa tiền vào máy bán tự động.
  2. Chọn số lượng vé.

        3.Xác nhận số tiền và thanh toán

        4.Nhận vé và tiền thừa nếu có

Thanh toán bằng các loại thẻ đa năng IC (Suica, Pasmo, Icoca…)

Thẻ IC là loại thẻ vô cùng cần thiết khi bạn đến Nhật. Các loại thẻ này rất tiện dụng, ngoài thanh toán chi phí đi tàu, bạn còn có thể sử dụng tại các cửa hàng tiện lợi như 7-eleven, Family Mart hoặc một số các nhà hàng. Tuy nhiên,, bạn vẫn cần cân nhắc khi mua loại thẻ này vì 1 số lý do sau:

Các thẻ có sự phân vùng chứ không sử dụng được trên toàn nước Nhật.

Giá mua thẻ thường là 2000 yên trong đó 500 yên không hoàn lại và 1500 yên trong tài khoản.

Dưới đây là bảng phân vùng các loại thẻ IC tại Nhật:

Bạn có thể đăng ký các loại thẻ này tại các quầy vé ở sân bay hoặc các máy bán thẻ tự động. Dưới đây là cách mua thẻ Pasmo (các loại thẻ khác cũng gồm các bước tương tự:

Thanh toán bằng JR Pass

JR PASS là loại vé tàu chỉ phát hành cho du khách nước ngoài đến Nhật du lịch, tham quan trong thời gian ngắn với chi phí rẻ hơn nhiều so với vé tàu thông thường. Để sử dụng được JR Pass, bạn phải cần lưu ý:

Bạn phải đến Nhật trong khoảng thời gian ngắn với visa lưu trú tạm thời

Phải mua trước khi đến Nhật: có thể mua Phiếu đổi vé (Exchange Order) tại các đại lý chính thức của JR ở nước ngoài. Sau khi đến Nhật, bạn sẽ cầm phiếu đổi vé cùng với hộ chiếu có dấu “Temporary Visit” đến các quầy đổi vé của hệ thống JR để được đổi vé JR PASS.

Nếu có vé JR Pass, bạn có thể di chuyển không giới hạn bằng hệ thống tàu của JR, tuy nhiên vì giá vé cao nên sẽ phù hợp nếu bạn cần di chuyển đường dài, di chuyển bằng Shinkansen. Giá vé giao động từ khoảng 29,110¥ đến 81,870¥ (từ khoảng 6 – 18 triệu VND) tuỳ theo loại vé và số ngày đăng ký. Các bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại trang web của JR Pass tại đây.

Một số lưu ý khác khi đi tàu ở Nhật Bản

Ga tàu là một nơi rất đông đúc, nên nếu mới đến đây lần đầu bạn sẽ rất dễ bị lạc. Vì vậy, bạn cần để ý các bảng hiệu, bảng hướng dẫn, các cửa hàng lớn, khung cảnh xung quanh,… để tránh bị mất phương hướng. Cần lưu ý một số điều sau:

Chú ý bảng điện tử tại ga

Bảng thông tin chỉ đường
Bảng thông tin chỉ đường
Bản đồ
Bản đồ
Mũi tên
Mũi tên
Bản đồ tuyến tàu
Bản đồ tuyến tàu
Thông tin trên vé tàu
Thông tin trên vé tàu

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý giữ phép lịch sự trên tàu: không nói chuyện to, ngồi đúng khu vực vé của mình, không mang đồ cồng kềnh lên tàu, chú ý bảo quản tài sản cá nhân,…

Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về các loại tàu và cách đi tàu ở Nhật Bản. Nếu ghi nhớ các thông tin này, đảm bảo bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi đặt chân đến xứ sở hoa anh đào nữa, hãy tự tin lên tàu và khám phá đất nước xinh đẹp này nhé!

Nguồn: Tổng hợp

https://matcha-jp.com/jp/1770

https://matcha-jp.com/jp/2689

https://www.otashift-tokyo.com/traveling-in-japan/

https://japanrailpass.net/about_jrp.html

Với hệ thống Fanpage và Group gần 1.000.000 lượt theo dõi. Tương tác và ổn định nhất trong những Group và Fanpage về Nhật Bản hiện nay.  Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp thông tin, hỗ trợ các bạn mong muốn đến Nhật Bản với những thông tin chính xác hữu ích nhất. Truyền cảm hứng và giúp các bạn vững tin trên con đường đến với đất nước mặt trời mọc. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về Nhật Bản tại nhatbanchotoinhe.com – Kênh thông tin Nhật Bản số 1 Việt Nam

Từ khóa » Các Loại Tàu Jr