[Tổng Hợp] To Boost Or Not To Boost - Đó Là Vấn đề - Batshop
Bài viết được viết bởi Batshop, vui lòng ghi rõ nguồn khi share
To be or not to be hay To Boost or not to Boost, hẳn là là câu hỏi trăn trở từ tận đáy lòng của nhiều bạn khi mới chơi xe đạp và lạc vào 1 mê trận những chuẩn xe đạp hiện nay. Trong bài này mình sẽ bàn về chuẩn Boost của xe đạp
I. Boost là gì ?
Boost ( not Boobs ) là 1 chuẩn đùm / sườn xe đạp lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2014. Đầu tiên nó chỉ áp dụng cho đùm sau và sườn nhưng sau đó Fox và RockShox đã làm thêm bản boost cho phuộc trước, dùng chuẩn 15 x 110 ( Non-Boost xài 15x100 )
Để các bạn đỡ rối, mình sẽ giải thích lại .
Hiện nay đùm xe đạp có 2 loại chuẩn ti đùm là ti nhỏ ( QR ) và ti lớn ( Axle )
Đùm xài chuẩn QR 9x100 / 10x135
Đùm xài chuẩn Axle 15x100 / 12x142
Mình sẽ giải thích các thông số sau :- 9x100 / 10x135 có nghĩa là : Bộ đùm xài đùm trước có chiều dài 100mm , đường kính ti là 9mm. Đùm sau có chiều dài 135mm, đường kính ti là 10mm- 15x100 / 12x142 : Bộ đùm xài đùm trước có chiều dài 100mm, đường kính ti là 15mm. Đùm sau có chiều dài là 142mm, đường kính ti là 12mmỞ trên là 2 thông số chuẩn ( non-boost) của đùm QR và đùm Axle. Nhưng sau đó các hãng xe đã ra thêm chuẩn Boost - phiên bản đùm có chiều dài dài hơn các bản non-boost bao gồm :QR Boost : 10x141 ( đùm sau )Axle Boost : 15x110 / 20x110 ( Đùm trước ) 12x148 ( đùm sau ) Axle Super Boost : 12x157 ( đùm sau )
Để tiện hình dung thì các bạn có thể xem bảng so sánh kích thước các loại đùm chuẩn Axle sau
Hình thực tế
Vậy hiểu đơn giản là Boost là bản kéo dài của đùm bản chuẩn. Nhưng tại sao lại cần phải làm đùm bản dài hơn ? Cái này lại liên quan tới bánh xe và sườn xe .Với sự phát triển của các dòng xe MTB sử dụng bành 29 inch thì nhu cầu về 1 loại niềng cứng cáp phục vụ các thanh niên bay nhảy càng cao. Tuy nhiên với kích thước càng lớn thì bánh lại càng yếu do căm phải dài hơn, niềng có đường kính lớn hơn, do đó cách giải quyết là phải tăng bề ngang của niềng. Nhưng các dòng đùm chuẩn standard ( non-boost ) nó bị giới hạn về kích thước vật lý : Đùm 142 thì bề ngang gióng sau nhỏ, không đi được niềng lớn, bánh lớn , tương tự như đùm trước . Ngoài ra với các bộ group ngày càng nhiều líp như hiện nay ( 12 speed đã trở bên thông dụng, 13 speed đã có bản thương mại ) thì yêu cầu về 1 chiếc sườn xe có bề ngang gióng sau lớn càng nhiều ==> Boost ra đời . Và sau ra chuẩn Boost 148 thì 1 số các thanh niên vẫn đòi hỏi to hơn, dài hơn, đen hơn nên chuẩn Super Boost 157 lại ra đời .
Theo các kết quả test thì bánh xe 29inch dùng chuẩn Boost 148 có độ cứng ngang với bánh 27.5inch dùng chuẩn non-boost 142II. Các loại chuẩn Boost :1. 141 QR
Đây là chuẩn Boost của các dòng đùm xài QR. So với bản non-boost thì nó dài hơn 6mm ( 141 so với 135 ). Ti vẫn là ti chuẩn QR có đường kính 9mm. Đùm trước có thể dùng QR 9x100 hoặc Axle 12x100
2. Boost 148
3. Super Boost 157
4. Boost 110 ( phuộc trước )
III. Các ưu điểm của Boost
Với bề ngang tăng thêm 6mm ở đùm sau và 10mm ở đùm trước, Boost giúp :+ Tăng độ cứng của căm : Độ lớn góc căm cao hơn giúp tăng 20% độ cứng cho bánh 29 inch và 14% cho bánh 27.5 inch+ Tăng độ cứng của niềng do có thể làm niềng bản to hơn+ Đi được các vỏ xe lớn hơn 2.5+ Có Geometry tốt hơn cho các khung MTB có gióng sau ngắn + Giúp tăng độ cứng cũng như độ đầm của phuộc trước+ Đi được các loại dĩa có nhiều răng hơnIV. Cần gì để đi được Boost ?
- 1 hệ thống Boost bao gồm : + Sườn hỗ trợ Boost ( Axle 12x148 / 12x157 hoặc QR 10x141)+ Phuộc hỗ trợ Boost ( 15x110 )+ Đùm Boost+ Giò Boost ( thay dĩa offset 3mm )
Thông số của đùm sau và giò Boost
Thông số của đùm trước
Đây là setup đúng của Giò / Sên / Líp trên hệ thống Boost 148
Còn đây là setup đúng của Giò / Sên / Líp trên hệ thống Non-Boost 142
Chúng ta có thể thấy là khoảng cách của dĩa trên giò 142 vô đến tâm BB nó nhỏ hơn khoảng cách của dĩa trên giò 148 là 3mm . Do đó khi chọn mua giò dĩa cho xe chạy Boost 148, bạn cần mua loại dĩa có offset là 3mm thay vì là 6mm cho xe chạy Non-Boost 142
Dĩa offset 6mm nó sẽ đưa vào trong thêm 6mm, còn dĩa offset 3mm thì nó đưa vào trong 3mm thôi. Với offset đưa vào ít hơn thì bạn có thể đi dĩa có đường kính to hơn ( nhiều răng dĩa hơn )
Nếu chọn sai dĩa thì sẽ xảy ra hiện tượng chéo sên, chạy sẽ bị khựng khựng và mau giãn, đứt sên. Tóm lại giò Boost là thứ đơn giản nhất bạn có thể thay trong hệ thống Boost, vì chỉ cần thay cái dĩa là xong.
Vậy, khi nào thì bạn cần lên 1 chiếc xe sử dụng Boost ?- Khi bạn cần 1 chiếc MTB 29, cần 1 bộ bánh cứng cáp để bay nhảy, cũng như đi vỏ có bề ngang lớn, bạn nên chọn Boost- Khi bạn cần 1 chiếc MTB 27.5 plus ( bánh có bề ngang từ 2.8 trở lên ), bạn cũng sẽ cần sủ dụng Boost
Note : 27.5 Plus là chỉ những dòng xe dùng niềng 27.5, nhưng đi vỏ lớn từ 2.8 trở lên và có đường kính bánh bằng với 29 inch
Boost cũng đã bắt đầu xuất hiện trên các dòng Gravel, với chiếc Salsa Fargo Apex sử dụng Boost 148
Em Scott 29 mình đang đi sử dụng sườn boost 148 và phuộc boost 110mm
Từ khóa » Trục Boost Là Gì
-
Trục Boost | Sườn Chuẩn Boost Là Sao? | Vietriders
-
Chuẩn Boost 148 Trên Xe đạp Là Gì - 26 CYCLES
-
Trục Boost Trên Xe Đạp MTB Là Gì? Boost 148/141/110 & Super ...
-
Viet Riders - Thì Ra Là Vậy? #boost | Facebook
-
CÔNG NGHỆ E-THRU & E-THRU BOOST - ASAMA Bikes - Xe đạp ...
-
Khung Xe đạp Boost Là Gì? - Tuổi Thọ Của Hai Bánh Xe
-
Tiêu Chuẩn Trục Sau 148 Boost Của Trek - Ý Kiến 2022
-
Hướng Dẫn Người Mua : Lựa Chọn Khung Xe đạp Leo Núi
-
Đùm Sau Bontrager Rapid Drive 54 Boost | Ride Plus
-
Hệ Thống Bơm Booster Là Gì? Khi Nào Cần Lắp đặt ... - Máy Bơm Nước
-
[Bán Buôn] Bộ Chuyển Đổi Hubs 100 Lên 110 Và 142 Lên 148 ...
-
Turbo Boost Là Công Nghệ Gì Trên Vi Xử Lý Của Intel? Có Nên Bật ...
-
Booster Là Gì? Có Nên Sử Dụng Chức Năng Booster Của Bếp Từ ...
-
Công Nghệ Turbo Boost Là Gì? Cách Thức Hoạt động Của Turbo ...