Tổng Hợp ý Kiến Góp ý Vào Dự Thảo Luật Giáo Dục Quốc Phòng Và An ...

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Nhiệm kỳ 2021 - 2026
      • Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
      • Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026
    • Bộ máy tổ chức
    • Thành tích thi đua
    • Lãnh đạo qua các thời kỳ
  • Đoàn ĐBQH
    • Chương trình hoạt động
    • Hoạt động giám sát
    • Hoạt động tiếp xúc cử tri
    • Xây dựng pháp luật
    • Hoạt động tiếp công dân và giải quyết đơn thư KNTC
    • Hoạt động tại các kỳ họp
    • Tin hoạt động - Đoàn đại biểu quốc hội
  • HĐND Thành phố
    • Chương trình hoạt động
    • Hoạt động giám sát
    • Hoạt động tiếp xúc cử tri
    • Hoạt động tiếp công dân và giải quyết đơn thư KNTC
    • Các kỳ họp HĐND
    • Tin hoạt động - Hội đồng nhân dân
  • Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND TP
  • Nghiên cứu - trao đổi
  • Tin HĐND cấp huyện, xã
  • Kiến nghị cử tri
    • Kiến nghị cử tri của đoàn ĐBQH Thành phố
    • Kiến nghị cử tri của HĐND Thành phố
  • Cử tri gửi ý kiến tại đây
  • Đoàn ĐBQH
  • Xây dựng pháp luật

Tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh

 Thứ Ba 09 Tháng Tư - 2013 08:25:34           Thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 của Quốc hội và Chương trình hoạt động năm 2013, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

         Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tổng hợp ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, cụ thể như sau:

I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:

Đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh, đặc biệt là trong tình hình hiện nay yêu cầu trang bị kiến thức quốc phòng, an ninh là một yêu cầu tất yếu khách quan, đồng thời thể chế hóa kịp thời quan điểm chỉ đạo của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục đào tạo” nêu tại Chỉ thị 12/CT-TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng - an ninh trong tình hình mới.

1. Về tên gọi của Luật:

Đa số ý kiến nhất trí với tên gọi như dự thảo Luật. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị sửa tên gọi của Luật thành “Luật Giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh” vì cho rằng “quốc phòng” và “an ninh” là hai phạm trù khác nhau, đã được quy định tại Luật Quốc phòng và Luật An ninh quốc gia.

2. Về bố cục Luật:

Có ý kiến cho rằng Dự thảo Luật có nhiều điều khoản không cụ thể mà lại giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn như: khoản 4 Điều 8, Điều 17, điểm b khoản 3 Điều 23, khoản 4 Điều 29, khoản 4 Điều 30, khoản 4 Điều 43; giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, thương binh và xã hội tại các Điều 34, 35, 36, 37, 38. Tuy nhiên, có những điều khoản lại quy định chung chung, không quy định cụ thể giao trách nhiệm cho cơ quan nào như Điều 25, khoản 4 Điều 28. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa nên quy định chi tiết và hạn chế việc hướng dẫn thi hành.

- Mục 1, chương V về giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh: Có ý kiến đề nghị cân nhắc các quy định tại mục này để bảo đảm tính khả thi về trình độ chuẩn đối với giáo viên, giảng viên cho từng cấp học, bậc học trong nhà trường và hệ thống các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và đào tạo.

- Điều 34, 36, 38, 41: Một số ý kiến cho rằng Điều 34, 36, 38 các Bộ quy định chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh nhưng khoản 1 điều 41 lại quy định Ủy ban nhân dân các cấp ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục quốc phòng và an ninh. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại nội dung các chế định này cho phù hợp, dễ hiểu, dễ thực hiện; Có ý kiến đề nghị cho Bộ Quốc phòng quy định chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vào Chương VI của Dự thảo Luật.

II – VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ:

1. Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1)

- Có ý kiến đề nghị thêm phạm vi điều chỉnh “cơ chế bảo đảm cho hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh”.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định đối với đối tượng đã hoàn thành chương trình học ở nước ngoài về Việt Nam phải được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh vào phạm vi điều chỉnh.

2. Về đối tượng áp dụng (Điều 2)

Khoản 2: Có ý kiến đề nghị sửa thành “Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định có liên quan đến điều ước quốc tế không không trái với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của pháp luật Việt Namvề giáo dục quốc phòng và an ninh

3. Về giải thích từ ngữ (Điều 3)

Có ý kiến đề nghị bổ sung giải thích các thuật ngữ: “quốc phòng”, “an ninh

4. Về mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 4)

- Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “Bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ” vào cuối Điều.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung và viết lại như sau “Giáo dục cho công dân đường lối, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia

5. Về nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 5)

- Khoản 1: Một số ý kiến đề nghị rút gọn khoản này như sau “1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

- Khoản 3: Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “văn hóa, đạo đức” sau từ “kết hợp với giáo dục” và viết lại thành “3. Kết hợp với giáo dục văn hóa, đạo đức, chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện

- Có ý kiến đề nghị bổ sung khoản 7: “7. Nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải đáp ứng kịp thời với tình hình thực tế trong từng giai đoạn

6. Về chính sách của Nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 6)

- Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm khoản 4: “4. Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục quốc phòng và an ninh

- Có ý kiến đề nghị gộp khoản 2, khoản 3 thành một khoản “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp cho giáo dục quốc phòng và an ninh và được khen thưởng theo quy định của pháp luật” để tránh trùng lặp.

7. Về các hành vi bị cấm (Điều 9)

Khoản 1: Một số ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ” và viết lại thành “Lợi dụng hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiết lộ bí mật nhà nước; xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

8. Về giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở (Điều 10)

- Có ý kiến cho rằng chương trình, nội dung học của đối tượng này hiện tại đang bị quá tải. Đề nghị chưa áp dụng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh vào cấp học này.

- Đa số ý kiến tán thành quy định lồng ghép nội dung về giáo dục quốc phòng và an ninh vào chương trình học của cấp học này là phù hợp.

9 .Về giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông và tương đương, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp (Điều 11)

Khoản 1: Có ý kiến cho rằng quy định “Giáo dục quốc phòng và an ninh … là môn học chính khóa” là chưa chính xác. Đề nghị sửa thành “Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh trung học phổ thông và tương đương, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp được quy định trong môn học chính khóa

10. Về giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học (Điều 12)

- Khoản 3: Có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “hoặc cơ sở giáo dục đại học” vì theo quy định tại khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật này thì giáo dục quốc phòng và an ninh được tổ chức tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên cao đẳng nghề, cao đẳng, đại học phải được thực hiện tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học chứ không phải ở cơ sở giáo dục đại học.

- Có ý kiến đề nghị bổ sung khoản 4: “4. Giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác, từ đó thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

11. Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội (Điều 14)

- Điểm a, khoản 2: Có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm công chức, viên chức không giữ chức vụ quản lý.

- Điểm c, khoản 2: Một số ý kiến cho rằng nhà nước ta chỉ phân thành bốn cấp hành chính (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), không có cấp thôn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại nội dung này.

- Điểm d, khoản 2: Có ý kiến đề nghị bỏ điểm này vì cho rằng mở rộng các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đã bao gồm “đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”;

- Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định “Thanh niên dưới 25 tuổi”; “đại biểu dân cử” là đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

12. Về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho người giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (Điều 15)

- Có ý kiến đề nghị nên quy định đối với những người giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập trước khi được bổ nhiệm cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Có ý kiến đề nghị gộp Điều này với Điều 22 quy định việc bồi dưỡng, phổ biến kiến thức giáo dục quốc phòng và an ninh cho người giữ chức vụ quản lý trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

13. Về chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (Điều 18)

- Khoản 1, khoản 2: Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm từ “cung cấp tài liệu” sau từ “phụ cấp” và viết lại thành: “1. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, cung cấp tài liệu; xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi về, hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, cung cấp tài liệu, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh và nơi nghỉ cho các đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Có ý kiến đề nghị không quy định chi tiết như dự thảo Luật mà giao cho Bộ Tài chính quy định chi tiết nội dung điều này.

14. Về nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân (Điều 19)

Có ý kiến đề nghị bổ sung và viết lại như sau “Bảo đảm cho người dân có nhận thức  về chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ, về âm mưu, thủ đoạn hành vi  chống phá, xâm lược của các cá nhân, tổ chức và quốc gia khác; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; các biện pháp phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

15. Về hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh toàn dân (Điều 20)

Có ý kiến đề nghị bổ sung khoản 6: “6. Biên soạn tờ rơi, tờ gấp, biên soạn hỏi và đáp có nội dung thiết thực về giáo dục quốc phòng và an ninh liên quan đến từng đối tượng

16. Về phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp (Điều 22)

Khoản 3: Có ý kiến đề nghị bổ sung cụm “Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật” và viết lại thành “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, công an, hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cùng cấp tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này

          17. Về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 31)

          Khoản 1: Có ý kiến cho rằng quy định tại khoản này là “Chi thường xuyên” là không phù hợp với thực tế. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại quy định tại khoản này.

18. Về lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách giáo dục quốc phòng và an ninh (Điều 31)

          Khoản 1: Có ý kiến đề nghị sửa “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” thành “Ủy ban nhân dân các cấp” để phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 41 của dự thảo Luật.

19. Về điều khoản thi hành (Chương VII)

- Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật được biên soạn phù hợp với Hiến pháp năm 1992 và sẽ có hiệu lực từ 01/01/2014, như vậy sau khi Hiến pháp 1992 sửa đổi có hiệu lực thì Luật này có còn phù hợp không? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu  nội dung này.

- Điều 46: Có ý kiến đề nghị bỏ cụm từ “cơ quan có thẩm quyền” và viết lại như sau: “Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật”./.

ĐOÀN ĐBQH HÀ NỘI

Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:

Bình luận

Họ và tên Email Mã xác thực Mã xác thực không đúng. Gửi bình luận Tải thêm Tin đã đăng
  • Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND
  • Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng giám sát tại Hà Nội
  • Trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND Thành phố và các quận, huyện, thị xã
  • Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm tra của Ban Pháp chế đối với các báo cáo, đề án trình HĐND
  • Xây dựng hệ thống văn bản cụ thể hóa Luật Thủ đô
Tin liên quan NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954-10/10/2024) Tìm kiếm nâng cao HĐND TP HÀ NỘI KHÓA XVI
  • Kỳ họp thứ 20 - Khóa XVI
  • Kỳ họp thứ 19 - Khóa XVI
  • Kỳ họp thứ 18 - Khóa XVI
Video Tin ảnh HĐND TP HÀ NỘI KHÓA XV HĐND TP HÀ NỘI KHÓA XIV
  • Kỳ họp thứ 16
  • Tài liệu kỳ họp HĐND thứ 14
  • Tài liệu Kỳ họp thứ 13
  • Kỳ họp thứ 11
  • Tài liệu Kỳ họp thứ 10 HĐND TP
  • Tài liệu Kỳ họp thứ 8
  • Tài liệu Kỳ họp thứ 7
DỰ ÁN LUẬT XIN Ý KIẾN
  • Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán…
  • Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Luật Đầu tư…
  • Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)
  • Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Liên kết website Chọn một liên kếtQuốc hộiCổng TTĐT Chính phủLuật Việt NamCổng GTĐT Hà Nội Bình chọn Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội
  • Rất hữu ích
  • Hữu ích
  • ý kiến khác
781 người đã bình chọn Bình chọn Xem kết quả

Đánh giá của bạn về trang thông tin điện tử đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Hà Nội

  • Rất hữu ích
  • Hữu ích
  • ý kiến khác
Số lượt truy cậpThống kê: 5.648.631Online: 139

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

79 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: (024)-38253536 - Email: dbndhanoi@hanoi.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Bố Cục Luật Giáo Dục Quốc Phòng An Ninh