Tống Huy Tông Gặp Quả Báo Vong Quốc Do Bức Hại Phật Giáo
Có thể bạn quan tâm
Tống Huy Tông tên thật là Triệu Cát (2/11/1082 - 4/6/1135), là vị Hoàng đế thứ tám của triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 1100 đến năm 1126, và trở thành Thái thượng hoàng từ năm 1126 đến khi Sự kiện Tĩnh Khang xảy ra vào năm 1127.
Trong thời gian trị vì của ông có những quyết định thiếu chính xác được đề ra đối với chính sách đối ngoại, và sự kết thúc thời kỳ trị vì của ông cũng đánh dấu một thời kỳ đầy thảm họa cho nhà Tống. Huy Tông bỏ trung dùng gian, để cho tham quan lộng hành dẫn tới khởi nghĩa nông dân trong nước suốt mười mấy năm, trong triều tín nhiệm đám gian thần Thái Kinh, Đồng Quán khiến triều cương bị lũng đoạn, đất nước rối ren và suy yếu.
Tống Huy Tông sinh hoạt xa xỉ, dùng nhọc sức triều đình để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, nhất là việc cống nạp “hoa thạch cương” từ những năm Tuyên Hòa. Ông bảo trợ cho nhiều nghệ sĩ tại triều đình, và trong danh lục bộ sưu tập hoàng gia của ông có tới trên 6.000 bức họa đã được biết đến.
Tống Huy Tông là người phóng túng nhưng lại rất có năng khiếu nghệ thuật, hội họa thư pháp, âm luật, cờ, ông đều tinh thông hơn người. Duy chỉ có việc quốc gia đại sự lại không hề hiểu biết, cũng không quan tâm dân chúng lầm than, cho nên tâm can đều dồn cả vào hưởng lạc và nghệ thuật.
Trên bề mặt, Tống Huy Tông rất tôn kính Đạo giáo, cũng tu bổ một số đạo quán. Nhưng thực tế ông không phải là người tín Đạo chân chính, mà là lợi dụng Đạo giáo để đề cao bản thân. Tống Huy Tông tự phong mình làm “Giáo Chủ Đạo Quân Hoàng Đế”, tâng bốc bản thân không chỉ là hoàng đế nhân gian mà còn là “giáo chủ” của Đạo giáo, phàm những người tu Đạo đều phải nghe lời ông.
Tống Huy Tông tự cho mình là giáo chủ Đạo giáo nên gây khó khăn cho Phật giáo. Những năm đầu tại vị, ông đã thực thi chính sách xem thường Phật giáo, cho rằng Phật giáo không hợp với lòng người nên ra chiếu lệnh coi Đạo giáo ở trên Phật giáo. Đến năm Tuyên Hòa Nguyên (năm 1119) Tống Huy Tông lại hạ lệnh “cải Phật”, lấy danh nghĩa là cải cách Phật giáo để biến tướng bức hại Phật Pháp. Ông hạ chiếu lệnh: “Từ khi ân trạch của tiên vương không còn, Hồ giáo phát triển ở Trung Quốc, tuy ngôn ngữ bất đồng nhưng cần quy về nhất thống với Đạo giáo. Tuy không thể phế nhưng đã làm hại lễ nghĩa Trung Quốc nên không thể không cải đổi. Lấy Phật Thích đổi thành Đại Giác Kim Tiên, mặc đồ Thiên Tôn, Bồ Tát Quan Âm đổi thành đại sĩ, tăng sĩ đổi thành đức sĩ, ni đổi thành nữ đức sĩ, mặc khăn quan, cầm thẻ mộc…”.
Tống Huy Tông mệnh lệnh đổi Phật Thích Ca thành Đại Giác Kim Tiên, đổi Bồ Tát thành đại sĩ, đổi Phật tự thành cung, viện thành quán, hòa thượng, ni cô thống nhất đổi thành đạo đức sĩ, nghĩa là chỉ khác với đạo sĩ một chữ “đức”. Ông cũng không cho phép người dân cạo tóc xuất gia làm tăng ni. Tất cả các tăng ni đổi thành đạo đức sĩ đều phải đọc tụng kinh văn của Đạo giáo, phàm những tăng ni tinh thông kinh điển của Đạo giáo còn được phong quan hưởng lộc.
Đương nhiên những người chân tu trong Phật giáo không đồng ý, một loạt những tăng nhân biện luận việc đúng-sai của “Chiếu Cải Phật” như Nhật Hoa Nghiên, Minh Giác… đều bị đánh chết. Bảo Giác Đại Sư Vĩnh Đạo dâng tấu lên hoàng đế liền bị lưu đày đến Đạo Châu (nay là huyện Đạo tỉnh Hồ Nam). So với “Tam Võ Nhất Tông” cùng bức hại Phật Pháp thì Tống Huy Tông dùng thủ đoạn âm thầm hơn nhiều. Trên bề mặt thì không hủy hoại bất cứ chùa miếu nào, không trục xuất tăng ni nhưng lại hủy đi nội hàm tu hành của Phật giáo, tội càng hung tàn.
Vào tháng 3 (năm 1127) quân Kim khởi nghĩa, bắt hai cha con Tống Huy Tông và Tống Khâm Tông cùng với cả hậu, phi và gần như toàn bộ Tống thất. Đại đa số hậu nhân của Tống Thái Tông và hàng trăm quan viên, tổng cộng lên tới hàng ngàn người, ngay cả những người quản lý âm nhạc và nghệ thuật đều bị áp tải về phương Bắc làm nô dịch khổ sai. Kinh thành bị cướp đoạt toàn bộ vàng bạc châu báu, triều đại Bắc Tống diệt vong. Tống Huy Tông bị triều đình nhà Kim làm nhục, phong làm Hôn Đức Hầu, còn Tống Khâm Tông làm Trọng Hôn Hầu, sau này cả hai người cùng qua đời ở Đông Bắc.
Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!
Từ khóa » Thư Pháp Tống Huy Tông
-
Tống Huy Tông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sấu Kim Thể - Tống Huy Tông Mặc Tích - Thư Pháp Dụng Phẩm
-
Truyền Thuyết Hoàng đế Với Bức Thư Pháp Giá 36 Nghìn Tỷ đồng
-
Tống Huy Tông - Tieng Wiki
-
Nghệ Thuật, Thư Pháp, âm Nhạc, Văn Hóa Tống Huy Tông - Tieng Wiki
-
Tống Huy Tông – Triệu Cát | Hoasinh_Anhca
-
Sấu Kim Thể - Tống Huy Tông Mặc... - Thư Pháp Dụng Phẩm
-
Hoàng đế Có Năng Lực ân ái "đỉnh" Nhất Lịch Sử Trung Hoa - AFamily
-
Bị Kẻ Thù Bắt Giữ, 9 Năm Phải Sống Trong Giam Cầm, Vua Tống Vẫn ...
-
Nghệ Sĩ Sinh Nhầm Là Đế Vương, đưa Trung Hoa Dẫn đầu Thế Giới ...
-
11 Sấu Kim Tống Huy Tông ý Tưởng | Nghệ Thuật, Chữ Hán ... - Pinterest
-
Bút Lông Cơ Thể Mỏng Chữ Mẫu Tống Huy Tông Chữ Thiên Toàn Tập ...
-
Tống Huy Tông - SOHA