Tổng Kết Phần Tập Làm Văn Lớp 9, I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC ...
Có thể bạn quan tâm
Đọc bảng tổng kết sau và trả lời câu hỏi.
STT | Kiểu văn bản | Phương thức biểu đạt | Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể |
1 | Văn bản tự sự | - Trình bày các sự việc (sự kiện) có mối quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. - Mục đích : Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. | - Bản tin báo chí - Bản tường thuật, tường trình. - Tác phẩm lịch sử - Tác phẩm văn học nghệ thuật : truyện, tiểu thuyết, kí sự. |
2 | Văn bản miêu tả | - Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. - Mục đích : Giúp con người cảm nhận và hiểu đựơc chúng. | - Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. - Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. |
3 | Văn bản biểu cảm | - Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. - Mục đích : Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. | - Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn. - Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người. - Tác phẩm văn học : thơ trữ tình, tuỳ bút, bút kí… |
4 | Văn bản thuyết minh | - Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kếtquả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng. - Mục đích : Giúp người đọc có trí thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng. | - Bản thuyết minh sản phẩm hàng hoá. - Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật. - Văn bản trình bày trí thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội. |
5 | Văn bản nghị luận | - Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. - Mục đích : Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. | - Cáo, hịch, chiếu, biểu. - Xã luận, bình luận, lời kêu gọi. - Sách lí luận. - Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội. - Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học. |
6 | Văn bản điều hành (hành chính-công vụ) | - Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; hay người lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thoả thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ. Advertisements (Quảng cáo) - Mục đích : Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật. | - Đơn từ - Báo cáo - Đề nghị - Biên bản - Tường trình - Thông báo - Hợp đồng |
1. So sánh và tự rút ra nhận xét về sự khác nhau giữa các kiểu văn bản.
Gợi ý: So sánh trên từng đặc điểm: mục đích, nội dung, phương thức biểu đạt, các phương pháp sử dụng và yêu cầu về ngôn ngữ.
2. Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
Gợi ý: Mỗi kiểu văn bản phù hợp với mục đích riêng, với thế mạnh riêng, phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Vì thế, không thể thay thế các kiểu văn bản cho nhau.
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ.
Gợi ý: Trong văn bản cụ thể, các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả giao tiếp cao nhất. Sự kết hợp sẽ phát huy được thế mạnh của từng phương thức trong những mục đích, nội dung cụ thể.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
Gợi ý: Kiểu văn bản là cơ sở. Một kiểu văn bản có thể có những hình thức văn bản khác nhau. Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại tác phẩm văn học. Tuy nhiên, mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản như là yếu tố cơ sở.
Không thể đồng nhất giữa kiểu văn tự sự với thể loại văn học tự sự. Nhưng trong thể loại văn học tự sự, yếu tố tự sự (kể chuyện) giữ vai trò chủ đạo.Tương tự như vậy, kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình là khác nhau nhưng trong thể loại văn học trữ tình, yếu tố biểu cảm (bộc lộ tình cảm, cảm xúc) giữ vai trò chủ đạo.
Cũng có thể thấy đặc điểm này trong tác phẩm nghị luận. Người viết có thể sử dụng thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Các yếu tố này giúp cho việc triển khai, thuyết phục luận điểm.
5. Hãy kể tên các thể loại văn học đã học.
Gợi ý: Tự sự, trữ tình, kịch, kí.
6. Mỗi thể loại văn học có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt không?
Gợi ý: Các phương thức biểu đạt khác nhau có thể được kết hợp sử dụng trong một thể loại văn học. Ví dụ: Tự sự (thể loại văn học) có thể sử dụng các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm… Văn bản thơ, truyện, kịch có thể sử dụng yếu tố nghị luận.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
1. Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững những kiến thức, kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể, sinh động của các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
2. Những nội dung của phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn. Cần nắm chắc những kiến thức và vận dụng được các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết, nói cho tốt.
3. Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh là những phương thức không thể thiếu đối với việc làm văn. Rèn luyện kĩ năng làm văn, thực chất cũng là rèn luyện sử dụng miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh trong những tình huống cụ thể.
III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM
Xem kĩ lại bảng tổng kết các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ở mục (I) để nắm vững những kiến thức và định hướng kĩ năng về:
- Văn bản thuyết minh;
- Văn bản tự sự;
- Văn bản nghị luận.
Với mỗi kiểu văn bản, hãy chú ý tới những vấn đề sau:
- Mục đích biểu đạt của kiểu văn bản ấy là gì?
- Kiểu văn bản ấy có những đặc điểm gì về nội dung?
- Phương pháp thường dùng trong kiểu văn bản?
- Đặc điểm ngôn ngữ, cách diễn đạt, bố cục của kiểu văn bản?
Đặc biệt chú ý tới kiểu văn bản nghị luận, nhất là nghị luận văn học.
Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 Cánh diều
- Vở thực hành Ngữ văn 9 (Kết nối tri thức)
- SBT Văn 9 - Cánh diều
- SBT Văn 9 - Kết nối tri thức
- Tác giả - Tác phẩm văn 9
- Tóm tắt bố cục Văn 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt bố cục Văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Tóm tắt bố cục Văn 9 - Cánh diều
- SBT Văn 9 - Chân trời sáng tạo
- Môn học khác Lớp 9
Advertisements (Quảng cáo)
Danh sách bài tập
Suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay, Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng... Hãy ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa,... Cảm xúc của anh (chị ) khi đứng trước cánh đồng lúa chín, Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm... Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em bé không nơi nương tựa, Mỗi lần đi trên đường phố, gặp những đứa trẻ... Bình giảng một bài thơ mà em yêu thích, Nhà thơ Vũ Duy Thông sinh ngày 26 tháng 2 năm 1944; nguyên quán: Tự... Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong...Mới cập nhật
Bài 13 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1: Cho ba đường tròn (O ; R), (O’ ; R) và... Bài tập - Chủ đề 7 : Đường thẳng và đường tròn. Bài 13 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9... C4 trang 59 sgk Lý lớp 9, Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại gần nhau. Nam châm vĩnh cửu - C4 trang 59 sgk Vật lí lớp 9. Đổi đầu một trong hai nam châm rồi đưa chúng lại... Câu hỏi bài 2 trang 70 Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo: Khí thiên nhiên là nhiên liệu được sử dụng... Vận dụng kiến thức đã học về khí thiên nhiên – nhiên liệu hóa thạch. Lời giải Câu hỏi bài 2 trang 70 SGK... Bài 20.2 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9: Hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau trong hai quá trình tách... Dựa vào phương pháp tách kẽm và sắt. Lời giải Bài 20.2 - Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim... Bài tập 10.25 trang 130 Toán 9 tập 2 – Cùng khám phá: Một hộp đựng 20 viên bi đỏ và xanh có cùng... Cho A là một biến cố liên quan đến phép thử T. Nếu phép thử T có n kết quả đồng khả năng xảy... Nếu gặp người nước ngoài cần giúp đỡ, em nên làm gì? Nếu gặp người nước ngoài cần giúp đỡ, em hỏi người nước... Nếu gặp người nước ngoài cần giúp đỡ, em hỏi người nước ngoài cần gì và sẵn sàng giúp đỡ.. Nếu gặp người nước... © Copyright 2017 - BaitapSGK.comTừ khóa » Các Văn Bản Lớp 9
-
Tóm Tắt 23 Tác Phẩm Văn Học Lớp 9 - Ôn Thi Vào Lớp 10
-
Tác Giả Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 9 - Nội Dung Tác Phẩm, Dàn ý Phân ...
-
THỐNG KÊ TÓM TẮT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC LỚP 9 [Ôn Thi ...
-
Chương Trình Ngữ Văn Lớp 9 - Hoc247
-
Tổng Hợp Tác Giả - Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 9 Hay Nhất - Haylamdo
-
Tổng Hợp Các Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 9 Ngắn Nhất
-
Tác Giả, Tác Phẩm Văn 9
-
Văn Học 9: Hệ Thống Hóa Kiến Thức Văn Bản Văn Học, Văn Bản Truyện
-
Ôn Thi Cấp Tốc Các Tác Phẩm Ngữ Văn Lớp 9 Quan Trọng - CungHocVui
-
Văn 9 Tập 2: Hệ Thống Các Văn Bản Nghị Luận, Truyện Thơ Hiện đại VN ...
-
Năm Sáng Tác Của Các Tác Phẩm Văn Học (lớp 9) Flashcards | Quizlet
-
Soạn Văn 9 | Chi Tiết Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 9 - HOCMAI
-
Tóm Tắt Kiến Thức Cơ Bản Ngữ Văn Lớp 9