Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng, Ôn Tập Lớp 6,7,8,9
Có thể bạn quan tâm
Bùi Thành Nam – Hà Nội: Cho em hỏi, nội dung mà văn bản nhật dụng đề cập là gì? Thông tin ôn tập văn bản nhật dụng lớp 9 phương pháp học văn bản nhật dụng và tổng kết phần văn bản nhật dụng là như thế nào ạ. Ai biết chỉ em với ạ.
Chào Nam,
Văn bản nhật dụng là một trong những phần trong môn văn của các bạn học sinh THCS trong vài năm gần đây. Phần này được cho là khá khó đối với nhiều học sinh bởi kiến thức rộng về những điều xung quanh cuộc sống của chúng ta. Vậy văn bản nhật dụng thực chất là gì? Tổng kết phần văn bản nhật dụng ra sao? hãy cùng phanvanit.com tìm hiểu xem nhé.
1. Khái niệm văn bản nhật dụng là gì?
Văn bản nhật dụng là một phần trong môn học ngữ văn của các lớp khối Trung học cơ sở, đây là loại văn bản đề cập thuyết minh, bàn luận, tường thuật, miêu tả, đánh giá về những vấn đề, những hiện tượng, những bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến trên báo chí, các phương tiện truyền thông hằng ngày ví dụ như vấn đề môi trường, tệ nạn xã hội, quyền trẻ em…
Văn bản nhật dụng bao gồm nhiều kiểu văn bản, nhiều thể loại khác nhau: truyện, kí, thơ, văn nghị luận.
2. Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Nội dung văn bản nhật dụng thường gắn với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề xã hội đang được quan tâm. Với các đề tài của văn bản nhật dụng, đòi hỏi người viết văn bản phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thông tin. Cùng tìm hiểu Tổng kết văn bản nhật dụng
Những đề tài cơ bản gắn với cuộc sống con người như: thiên nhiên, con người, môi trường, văn hóa – đạo đức…Tất cả các vấn đề của văn bản được các thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều, được địa phương và xã hội quan tâm.
Nội dung của văn bản nhật dụng còn là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, các cơ quan nhà nước.
Nhà trường: Trường học.
Giáo dục, vai trò của phụ nữ: Cổng trưởng mở ra, Mẹ tôi.
Quyền sống của con người: Tuyên bố của thế giới về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc: Phong cách Hồ Chí Minh.
Quan hệ giữa thiên nhiên và con người: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Môi trường: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000.
Tệ nạn ma túy, thuốc lá: Ôn dịch, thuốc lá.
Dân số và tương lai của loài người: Giáo dục, chìa khóa của tương lai.
Di tích lịch sử: Cầu Long Biên – chúng nhân lịch sử.
Danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha.
Vai trò của văn hóa: Ca huế trên sông Hương.
Tìm hiểu thêm >> 1 triệu yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt
tổng kết văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng Lớp 6
Thông tin tổng kết văn bản nhật dụng lớp 6
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử | Thuý Lan | Di tích lịch sử | Tự sự, miêu tả và biểu cảm |
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ | Xi-át-tơn | Quan hệ giữa thiên nhiên và con người | Nghị luận và biểu cảm |
Động Phong Nha | Trần Hoàng | Danh lam thắng cảnh | Thuyết minh và miêu tả |
Văn bản nhật dụng Lớp 7
Bài tổng kết văn bản nhật dụng lớp 7 , mời bạn đọc tham khảo
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Cổng trường mở ra | Lí Lan | Giáo dục | Tự sự và biểu cảm |
Mẹ tôi | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi | Vai trò của người phụ nữ | Tự sự |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài | Mái ấm gia đình | Tự sự và miêu tả |
Ca Huế trên sông Hương | Hà Ánh Minh | Văn hoá | Thuyết minh và miêu tả |
Văn bản nhật dụng Lớp 8
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 | Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội | Môi trường | Nghị luận |
Ôn dịch, thuốc lá | Nguyễn Khắc Viện | Tệ nạn ma tuý, thuốc lá | Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm |
Bài toán dân số | Thái An | Dân số và tương lai loài người | Nghị luận |
Tổng kết văn bản nhật dụng Lớp 9
Thông tin bài ôn tập tổng kết văn bản nhật dụng lớp 9 , các bạn có thể tham khảo và luyện tập để có bài thi tốt.
Tên văn bản | Tác giả | Nội dung | Hình thức thể hiện |
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình | G.G.Mác-két | Bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh | Nghị luận và biểu cảm |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em | Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em | Quyền trẻ em | Nghị luận |
Phong cách Hồ Chí Minh | Lê Anh Trà | Việc hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa trong con người Hồ Chí Minh | Nghị luận |
3. Giá trị nghệ thuật của văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng | Giá trị nghệ thuật |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng phong phúDùng từ ngữ gợi hình ảnh so sánh sinh động và câu văn nghị luận hiệu quả |
Tiếng Gà Trưa | Bài thơ dùng hiệu quả điệp ngữ có tác dụng nối mạch cảm xúc tự nhiên, gợi nhắc kỉ niệm Thể thơ 5 tiếng, ngôn ngữ hình ảnh bình dị chân thực. |
Ca Huế trên Sông Hương | Viết theo thể bút ký, ngôn ngữ biểu cảm giàu hình ảnh đậm chất thơ. Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. |
Ý nghĩa văn chương | Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận. Dẫn chứng cụ thể, đầy sức thuyết phục. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc |
Cổng trường mở ra | Ngôn ngữ biểu cảm. hình thức tự bộc bạch như những nhật lí của người mẹ nói với con |
Mẹ tôi | Sáng tạo hoàn cảnh, hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện tính nghiêm khắc của người cha đối với con |
Cuộc chia tay của những con búp bê | Xây dựng được tình huống tâm lí, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc. Khắc họa hình tượng trẻ em qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn ứng xử của bậc cha mẹ Lựa chính ngôi kể thứ nhất, câu chuyện day dứt nhớ thương được thể hiện 1 cách chân thực. |
Sông núi nước nam và Phò giá về kinh | Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Ngôn ngữ thơ bình dị mà sâu sắc, bố cục chặt chẽ Giọng thơ hào sả, mạnh mẽ, hình thức diễn đạt ngắn gọn. Đó chính là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam bằng thơ |
Qua đèo Ngang | Thể thơ thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, đậm chất trữ tình mang nét buồn sâu lắng. Bài thơ thể hiện sự sâu kín, trầm lắng, gửi gắm bao nỗi niềm vào lời thơ. Nói lên tình cảm tác giả dành cho quê hương Miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang lúc bấy giờ qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của những người con xa nhà. |
4. Hình thức văn bản nhật dụng
Phương thức trình bày của văn bản nhật dụng khá phong phú, đa dạng: Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu, thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận
Giống như các tác phẩm văn chương, văn bản nhật dụng thường không chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng tính thuyết phục như: tự sự với miêu tả, thuyết minh với miêu tả, tự sự, miêu tả với biểu cảm, nghị luận với biểu cảm, thuyết minh, nghị luận với biểu cảm…
tổng kết văn bản nhật dụng
5. Phương pháp học văn bản nhật dụng
Như trên đã tổng kết văn bản nhật dụng, bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện liên quan tới văn bản như lịch sử, xã hội, chính trị, khoa học…
Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống và cộng đồng nhỏ , cộng đồng lớn
Bày tỏ ý kiến riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp
Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt để phân tích
Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ như: đề xuất ý kiến, biện pháp giải quyết về những vấn đề đặt ra trong các văn bản nhật dụng (rác thải sinh hoạt, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, bạo hành trẻ em, tình hình chiến tranh, khủng bố trên thế giới..)Một số đề tài điển hình về văn bản nhật dụng như: môi trường, tham nhũng, ma túy, mại dâm, trẻ em, bình đẳng giới, an toàn giao thông…
văn bản nhật dụng thường kết hợp được với các phương thức biểu đạt nào? nêu tác dụng? cho ví dụ? vì sao có thể nói giá trị văn chương là một yêu cầu quan trọng của văn bản nhật dụng?
Như vậy chúng tôi đã chia sẽ tới các bạn một số thông tin đọc hiểu văn bản nhật dụng,chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 9,tổng kết văn bản nhật dụng lớp 9,đề cương ôn tập văn bản nhật dụng lớp 9,tổng kết phần văn bản nhật dụng giáo án,tổng kết văn bản lớp 9,đọc hiểu văn bản nhật dụng,thuyết minh về văn bản nhật dụng,ôn tập văn bản nhật dụng lớp 9
Từ khóa » Các Văn Bản Nhật Dụng Của Lớp 7
-
II - HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT
-
Kể Tên Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học.nêu Giá Trị Nội Dung Và Nghệ ...
-
Hãy Nêu Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học ở Lớp 6, 7? - Lazi
-
Khái Quát Kiến Thức Văn Bản Nhật Dụng Ngữ Văn 7 - HOCMAI
-
Liệt Kê Tất Cả Các Văn Bản Nhật Dụng Và Kí Trong Chương Trình Ngữ ...
-
Văn Bản Nhật Dụng Là Gì? Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 6 7 8 9?
-
Em Hãy Nêu Tên Các Văn Bản Nhật Dụng đã Học ở Chương Trình Lớp 7 ...
-
Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 - 123doc
-
[Top Bình Chọn] - Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 - Trần Gia Hưng
-
Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 Học Kì I, Soạn Bài
-
TÌM HIỂU VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ...
-
Top 30 On Tập Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 2022 - Hàng Hiệu
-
Top #10 Văn Bản Nhật Dụng Lớp 7 Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 7 - Ôn Tập Văn Bản Nhật Dụng