Tổng Kết Phần Văn (tiếp Theo) - Ngữ Văn 8 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 8 Bài 33 Ngữ Văn 8 Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Ngữ văn 8 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 527 FAQ

Qua bài học, các em nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Nắm chắc hơn về đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về văn nghị luận

a. Bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản của tác phẩm văn nghị luận

b. Nghị luận văn học

c. Lý, tình, chứng cứ trong văn nghị luận

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

4. Hỏi đáp Bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về văn nghị luận

  • Các tác phẩm
    • Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
    • Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuần)
    • Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi)
    • Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiêp).
    • Thuế máu (Nguyễn Ái Quốc).

a. Bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản của tác phẩm văn nghị luận

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Giá trị nội dung, tư tưởng

Gía trị nghê thuật

Ghi chú

Chiếu dời đô

(Thiên đô chiếu)

1010

Lí Công Uẩn

(Lí Thái Tổ 974-1028)

  • Chiếu
  • Chữ Hán
  • Nghị luận trung đại
  • Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
  • Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài
  • Hoà giữa lí và tình:
    • Trên vâng mệnh trời
    • Dưới theo ý dân
  • Vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quan và dân

Hịch tướng sĩ

(Dụ Chư tì tướng hịch văn)

1285

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

(1231-1300)

  • Hịch Chữ Hán
  • Nghị luận trung đại
  • Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược (TK XIII), thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó tác giả phê phán những suy nghĩ sai lệch của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân chuẩn bị chiến đấu chống giặc. Bừng bừng hào khí Đông A
  • Văn chính luận xuất sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, nhiệt huyết, chứa chan, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa; đánh vào lòng người, lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm, người nghe được sáng trí, sáng lòng
  • Quan hệ thần- chủ vừa nghiêm khắc vừa bao dung, vừa tâm sự vừa phê phán, vừa khuyên răn, khơi đậy lương tâm danh dự.

Nước Đại Việt ta

(Trích Bình Ngô Đại cáo)

1428

Ức Trai Nguyễn Trãi

(1380-144)

  • Cáo Chữ Hán
  • Nghị luận trung đại
  • Ý thức dân tộc và chủ quyền đã phát triển tới trình độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
  • Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng, sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh; đặt tiền đề, cơ sở lí luận cho toàn bài; xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn
  • Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết để công bố cho toàn dân biết sự kiện lịch sử trọng đại.

Bàn luận về phép học

(Luận pháp học)

1971

La Sơn Phu Tử NguyễnThiếp

(1723-1804)

  • Tấu Chữ Hán
  • Nghị luận trung đại
  • Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp, phải theo điều học mà làm (hành).
  • Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng:
    • Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trongviệc học, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
  • Tấu (khải, sớ): văn bản của quan, tướng,dân...viết đệ trình lên vua chúa.

Thuế máu

(Trích chương I, Bản án chế độ thực dân Pháp)

1925

Nguyễn ái Quốc

(1890-1969)

  • Phóng sự - Chính luận
  • Nghị luận hiện đại
  • Chữ Pháp
  • Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa, tàn khốc (1914-1918)
  • Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, giọng điệu giễu nhại .
  • Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ
  • thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống cụ thể và chính xác

Đi bộ ngao du

(Trích Ê-min hay về giáo dục) 1762

J. Ru xô

(1712-1778)

  • Nghị luận nước ngoài
  • Chữ Pháp
  • Đi bộ ngao du tốt hơn đi ngựa.
  • Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên
  • Lí lẽ và dẫn chứng được rút từ ngay kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng một cách linh hoạt sinh động.
  • Nghị luận trong tiểu thuyết. Thấy được bóng dáng tinh, thần tác giả.

b. Nghị luận văn học

a. Khái niệm

  • Là kiểu văn bản đưa ra những luận điểm rồi bằng các luận chứng, luận cứ làm sáng tỏ luận điểm ấy.
  • Cốt lỗi của nghị luận là ý kiến, luân điểm và lý lẽ, dẫn chứng, lập luận.

b. Phân biệt giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại

Nghị luận trung đại

(Các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25)

Nghị luận hiện đại

(Văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)

Văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố.

Từ ngữ giản dị hơn, câu văn gần với đời thường.

Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

Dùng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có trong đời sống thường ngày.

Xưng hô có thứ bậc trên dưới: Vua – tôi, Trẫm – các khanh.

Xưng hô có tính đại chúng: tôi – chúng ta.

  • Tư tưởng: Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại.
    • Tư tưởng mệnh trời
    • Trung quân ái quốc.

Thoát hẳn tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

c. Lý, tình, chứng cứ trong văn nghị luận

  • Lí: Có luận điểm xác đáng, luận cứ chặt chẽ.
  • Tình: Có cảm xúc.
  • Chứng cứ: Có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.

Khẳng định

→ Ba yếu tố ấy có mối quan hệ chặt chẽ, không thể thiếu trong một bài văn nghị luận.

Tác phẩm

Lí (Lập luận)

Tình

Chứng cứ

Chiếu dời đô

(Lý Công Uẩn)

  • Nêu những tấm gương trong sử sách làm tiền đề cho lí lẽ
  • Phân tích thực tế lịch sử, chỉ ra những mặt không thích hợp để đưa ra lý do nhất thiết phải dời đô.
  • Đưa ra những chứng cứ khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất làm kinh đô.
  • Cảm xúc thiết tha
  • Quan hệ thân thiết giữa nhà vua và thần dân
  • Khát vọng xây dựng đất nước
  • Lịch sử
  • Địa lý

Hịch tướng sĩ

(Trần Quốc Tuấn)

  • Nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ cho tướng sĩ học tập
  • Khích lệ lòng câm thù giặc, ý chí quyết tâm giết giặc
  • Chỉ ra những sai trái, lầm lạc của tướng sĩ và hậu quả tai hại của nó
  • Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước
  • Tình cảm gắn bó sâu nặng giữa chủ tướng và tướng sĩ
  • Từ thực tế lịch sử nước ngaoif, lịch sử trong nước

Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiêp)

  • Cái hại vô lường của lối học công danh, cầu lợi
  • Cái lợi của việc học chân chính
  • Hết lòng lo lắng cho sự học, cho tương lai của đất nước
  • Cái hoại của lối học hình thức
  • Cái lợi của học chân chính

Thuế máu

(Nguyễn Ái Quốc)

  • Bóc trần bản chất tàn ác của chunhs quyền thực dân trong việc lừa bịp để lợi dụng thuế máu của nhân dân thuộc địa phục vụ quyền lợi của chúng
  • Sự đồng cảm với những nạn nhân vô tội.
  • Lên án chủ nghĩa thực dân
  • Con số chính xãc
  • Hình ảnh cụ thể

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

  • Chiếu dời đô ra đời là sự phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:
    • Hai triều Đinh –Lê tr­ớc đó thế và lực ch­a mạnh nên còn phải dựa vào vùng rừng Hoa L­ hiểm trở.
    • Việc nhà Lý dời đô từ Hoa L­ ra vùng đồng bằng đất rộng Thăng Long chứng tỏ thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ mạnh để sánh ngang hàng với Phư­ơng Bắc.
    • Định đô ở trung tâm đất n­ước là thực hiện nguyện vọng của nhân dân xây dựng một quốc gia thiêng liêng.

Bài tập 2: Dựa vào “Chiếu dời đô”, ”Hịch tướng sĩ”, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

a. Mở bài

  • Giới thiệu hoàn cảnh ra đời và mục đích của bài hịch.
  • Khái quát giá trị của tác phẩm và dẫn nhận định.

b. Thân bài

  • Luận điểm 1: Trước hết, “Hịch tướng sĩ” đã thể hiện sâu sắc nhiệt tình yêu nước của vị tiết chế trước hoàn cảnh đất nước trong cảnh nước sôi lửa bỏng:
    • Tố cáo tội ác và những hành vi ngang ngược của kẻ thù.
    • Bộc lộ tâm trạng đau đớn, dằn vặt và lòng căm thù quân xâm lược.
  • Luận điểm 2: Nêu cao tinh thần của vị chủ soái trước hoàn cảnh Tổ quốc bị lâm nguy.
    • Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ Khéo léo nêu lên lòng yêu thương sâu sắc của ông đối với các tướng sĩ.
    • Hậu quả nghiêm trọng không những sẽ ảnh hưởng cho ông mà còn cho gia đình những tướng sĩ vô trách nhiệm ấy, một khi đất nuớc rơi vào tay quân thù.
    • Tinh thần trách nhiệm của ông còn được thể hiện ở việc ông viết cuốn “ Binh thư yếu lược”

c. Kết bài

  • Khẳng định giá trị của " Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô ", cảm nghĩ của bản thân.
Câu 1 : T ư t ưở ng nhân ngh ĩ a c ủ a Nguy ễ n Trãi đượ c th ể hi ệ n nh ư th ế nào trong đ o ạ n trích?

3. Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Để nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em có thể tham khảo

bài soạn Tổng kết phần văn (tiếp theo).

4. Hỏi đáp Bài Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) - Ngữ văn 8 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8

Toán 8

Toán 8 Kết Nối Tri Thức

Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 8 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 8 KNTT

Giải bài tập Toán 8 CTST

Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 8

Ngữ văn 8

Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 8 Cánh Diều

Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 8 Cánh Diều

Văn mẫu 8

Tiếng Anh 8

Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Tài liệu Tiếng Anh 8

Khoa học tự nhiên 8

Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Khoa học tự nhiên 8 CTST

Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 8 KNTT

Giải bài tập KHTN 8 CTST

Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8

Lịch sử và Địa lý 8

Lịch sử & Địa lí 8 KNTT

Lịch sử & Địa lí 8 CTST

Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8

GDCD 8

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 8 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 8 KNTT

Giải bài tập GDCD 8 CTST

Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 8

Công nghệ 8

Công Nghệ 8 KNTT

Công Nghệ 8 CTST

Công Nghệ 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công Nghệ 8

Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 8 CD

Tin học 8

Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức

Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trắc nghiệm Tin học 8

Giải bài tập Tin học 8 CD

Tin Học 8 Cánh Diều

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 8

Tư liệu lớp 8

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi HK1 lớp 8

Đề thi giữa HK2 lớp 8

Đề thi giữa HK1 lớp 8

Đề thi HK2 lớp 8

Đề cương HK1 lớp 8

9 bài văn mẫu Cô bé bán diêm hay nhất

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 8

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 7

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Hệ Thống Các Văn Bản Lớp 8 Hk2