Tổng Kết Về Ngữ Pháp – Bồi Dưỡng HSG Ngữ Văn 9

Tổng kết về ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn 9Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Tổng kết về ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 chuẩn bị cho kỳ thi HSG lớp 9 sắp tới đây của mình.

Tổng kết về ngữ pháp

  • I – Củng cố và mở rộng kiến thức
  • II- Luyện tập Tổng kết về ngữ pháp

I – Củng cố và mở rộng kiến thức

1.Từ loại

2. Các từ loại chính

- Danh từ

- Về ý nghĩa, danh từ là những từ chỉ người, vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm… Ví dụ: cha, hoa, đất nước, Ngữ văn…

- Về đặc điểm ngữ phấp: danh từ thường làm chủ ngữ trong câu; khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước; danh từ có thể kết họp với từ chỉ số lượng ở phía trước; các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm dành từ.

- Động từ

- Về ý nghĩa, động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: chạy, khóc, gãy…

- Về đặc điểm ngữ pháp: động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… để tạo thành cụm động từ; động từ thường làm vị ngữ trong câu.

+ Có hai loại động từ: động từ tình thái (thường đòi hỏi có động từ khác đi kèm) và động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi có động từ khác đi kèm).

- Tính từ

- Về ý nghĩa, tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái. Ví dụ: chua, rộng, nhanh…

- Về đặc điểm ngữ pháp: tính từ thường kết họp với những từ chỉ mức độ: rất, khá, quá, lắm…) tính từ thường làm vị ngữ trong câu; tính từ có thể làm phụ ngữ sau cho cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

3. Các từ loại khác

- Số từ: là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.

Ví dụ: Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. (Lê Minh Khuê)

- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật (những, mọi, các, mỗi…).

- Chỉ từ: là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.

- Phó từ: là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ: Thế là mùa xuân xinh đẹp đã về! (Tô Hoài)

Các loại phó từ: chỉ quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ, sắp…), chỉ mức độ (rất, quá, lắm, hoi…), chỉ sự tiếp diễn tương tự (lại, cũng, vẫn…), chỉ sự phủ định (chông, chưa, chẳng…), chỉ sự cầu khiến (cần, nên, phải…), chỉ kết quả và hướng (ra, vào, qua…), chỉ khả năng [được, có thể…).

- Đại từ: là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Vai trò ngữ pháp của đại từ: làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.

Các loại đại từ: đại từ để trỏ (tôi, ta, thế…); đại từ để hỏi (ai, cái gì, bao nhiêu…).

- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

- Các loại trợ từ:

(5) Trợ từ để nhấn mạnh: thì, mà, có, những, là… Ví dụ: Tôi mà thèm làm như vậy à?

(6) Trợ từ để biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc: chính, ngay, đích… Ví dụ: Chính nó làm việc đó.

(Lưu ý. Cần phân biệt trợ từ với một số từ loại khác như danh từ, động từ, tính từ…)

(7) Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để tạo sắc thái nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe hoặc đối với sự việc được nói đến trong câu.

(8) Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

(9) Sử dụng quan hệ từ khi nói hoặc viết, có những trường họp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường họp nếu không có quan hệ từ câu văn sẽ vô nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó cũng có trường họp không bắt buộc dùng quan hệ từ. Có một số quan hệ từ dùng thành cặp: vì (cho, bởi, tại…)… nên (cho nên)… ; nếu (giá, giá mà…)… thì…;…

(10) Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi – đáp.

- Thán từ có hai đặc điểm:

+ Dùng để bộc lộ cảm xúc bất ngờ, trực tiếp của người nói trước một sự việc nào đó, ví dụ: Hỡi ơi lão Hạc!

+ Dùng làm thành phần biệt lập trong câu hoặc tách thành câu độc lập, ví dụ: Ôi! Tôi nhớ mẹ quá.

- Thán từ có hai loại: thán từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc (ôi, ái, a, trời ơi…), thán từ gọi – đáp (vâng, dạ…).

- Vị trí của thán từ thường đứng đầu câu.

2. Cụm từ

3. Cụm danh từ

- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cụm danh từ có đầy đủ ba bộ phận:

+ Phần trước: bổ sung cho danh từ về mặt số lượng.

+ Phần trung tâm: danh từ chính.

+ Phần phụ sau: nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thi gian.

Ví dụ: tất cả những/học sinh/ chăm ngoan ấy PT PTT PS

4. Cụm động từ

- Cụm động từ là loại tổ họp từ do động từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cụm động từ có đầy đủ ba bộ phận:

+ Phần trước: bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, khẳng định, phủ định…

+ Phần trung tâm: động từ chính.

+ Phần phụ sau: bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, cách thức, nguyên nhân, phương tiện…

Ví dụ: đang/bay/ phấp phới giữa biển khơi bao la.

PT PTT PS

5. Cụm tính từ

- Cụm tính từ là loại tổ họp từ do tính từ kết họp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

- Cụm tính từ có đầy đủ ba bộ phận:

+ Phần trước: bổ sung cho tính từ các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, khẳng định, phủ định, mức độ của đặc điểm, tính chất…

+ Phần trung tâm: tính từ chính.

+ Phần phụ sau: biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi… của đặc điểm, tính chất.

Ví dụ: cũng /phong phú và sâu sắc/ hon PT PTT PS

6. Câu

7. Thành phần câu

- Thành phần chính: là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Thành phần chính gồm chủ ngữ và vị ngữ.

- Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên người, sự vật, hiện tượng… có đặc điểm, hành động, trạng thái, tính chất… được nói đến ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi có các từ để hỏi như: ai?, cái gì?, con gì?…

+ Vị ngữ: là thành phần chính của câu nêu lên hoạt động, tính chất, trạng thái, quan hệ… của người, sự vật, hiện tượng… nói đến ở chủ ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ, có khả năng kết họp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và thường trả lời cho các câu hỏi: làm gì?, làm sao?, như thế nào?…

(2) Thành phần phụ: là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu. Thành phần phụ gồm trạng ngữ và khởi ngữ.

8. Trạng ngữ:

+ Đặc điểm của trạng ngữ: về ý nghĩa, trạng ngữ là thành phần được thêm vào câu để xác định thời gian, không gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra sự việc, hiện tượng được nêu trong câu; về hình thức, trạng ngữ có vị trí linh hoạt trong câu.

+ Công dụng của trạng ngữ: xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu, góp phần làm cho nội dung câu được đầy đủ, chính xác; nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

+ Tách trạng ngữ thành câu riêng: trong một số trường họp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tĩnh huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là những trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

Ví dụ: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. (Hòanh Minh, Ca Huế trên sông Hương)

Ở đây, tác giả đã tách trạng ngữ Đêm thành một câu đặc biệt để nhấn mạnh khoảnh khắc thời gian diễn ra ca Huế.

Khởi ngữ: xem trang 154-155 trong sách giáo khoa.

9. Các kiểu câu

- Các kiểu câu xét về cấu tạo

- Cầu đơn: là câu chỉ có cấu tạo bằng một cụm c – V làm nòng cốt.

- Câu đặc biệt: là câu không có cấu tạo theo mô hình c – V.

- Câu ghép: là câu do hai hay nhiều cụm c – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.

- Các kiểu câu xét về mục đích nói

- Câu nghi vấn: là câu có chứa các từ nghi vấn: ai, gì, nào, tại sao… hoặc có từ hay nối các vế câu có quan hệ lựa chọn. Câu nghi vấn có chức năng chính để hỏị, ngoài ra, còn có chức năng cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Con đã nhận ra con chưa? (Tạ Duy Anh)

- Câu cầu khiến: là câu có chứa những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

Ví dụ: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! (Ngô Tất Tố)

10. Câu cảm thán: là câu có chứa những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, trời ơi, thay, biết bao… dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói trước sự việc, hiện tượng… nào đó.

Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… (Nam Cao)

11. Câu trần thuật: là câu không chứa các đặc điểm hình thức của những kiểu câu trên; thường dùng để kể, thông bảo, nhận định, miêu tả hay yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm…

Ví dụ: Càng lạ hon nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. (Thánh Gióng)

II- Luyện tập Tổng kết về ngữ pháp

Bài tập

1.Xác định từ loại của các từ in đậm trong các ngữ liệu sau:

a) Nỗi nhớ cứ lớn dần trong tôi.

b) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)

c) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều ỉà thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. (Chu Quang Tiềm)

d) Tôi mặc một chiếc áo bằng tấm da dê, vạt áo dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi, và một cái quần loe đến đầu gối cũng bằng da dê. (Đ. Đi-phô)

2. Xác định từ loại của các từ in đậm trong những câu sau:

a) Tất cả tăm hồn chúng ta đọc (… ).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

b) Gọi điện về đơn vị nhé!

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c) Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ.

(Chế Lan Viên, Con cờ)

d) -Anh mệt lử. Và đau nhức.

(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)

3. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy cận có viết:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Để diễn tả khí thế của những ngư dân đang lao động trên biển quê hương tác giả đã sử dụng những từ loại nào? Vai trò của những từ loại ấy trong đoạn thơ.

4. Nêu cảm nhận về cái hay của việc sử dụng từ loại trong đoạn văn sau:

Hằng năm cứ vào cuối thu, giá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mon man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

5. Phân biệt từ loại in đậm trong từng cặp câu sau:

6. – Người nào (1) có ý chí nghị lực người ấy sẽ tiến bộ.

- Hôm nay có bạn nào (2) làm bài tập?

– Em yêu mẹ nhiều biết mấy (1)

- Bạn là con thứ mấy (2) trong gia đình?

– Ai (1) ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thom một hạt đắng cay muôn phần.

(Ca dao)

Ai (2) làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

– Yêu sao (1) những tháng năm học trò.

Sao (2) bạn lại có những suy nghĩ như vậy?

7. Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực, sau đó hãy xác định các từ loại mà anh/chị đã sử dụng trong đoạn văn.

8. Với từ mây hãy phát triển thành: một cụm danh từ, một câu đơn.

9. Tìm phần trung tâm và xác định loại cụm từ cửa các cụm từ in đậm trong những ngữ liệu sau:

10. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng […].

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

11. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

12. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

13. Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.

(G. đơ Mô-pa-xăng, Bố của Xi-mông)

9. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa, ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thom trái ngọt.

(Theo Nguyễn Thị Thu Trang, Tiếng mưa)

a) Xác định các loại cụm từ có trong đoạn văn.

b) Phân tích cái hay của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn.

c) Phân tích nét đặc sắc trong việc lựa chọn từ ngữ của tác giả.

d) Phân tích cấu tạo và phân loại các cụm từ in đậm trong đoạn trích sau:

Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tìm tôi. Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm. Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại. Chúng tôi cần về đúng ngày nhận lệnh để kịp chuẩn bị. Thế là đã đêh lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về nó.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

11. Xác định các thành phần in đậm trong các câu sau:

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là ỉừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

(Chu Quang Tiềm, Bàn về đọc sách)

Tiếng Việt, ương cấu tạo của nó, thật sự có những nét đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.

(Đặng Thai Mai)

12. Đọc các ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a) Còn tôi, cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tìm họ, đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.

(Thuý Lan, cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)

b) Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hon – một màu tím thẫm như bóng tối…

(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)

c) Hãy cho biết mỗi cụm từ in đậm trong các ngữ liệu trên là thành phần gì của câu.

d) Chỉ rõ sự khác nhau giữa các thành phần vừa xác định.

13./ Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

a) Xét về cấu tạo, các câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

b) Xét về mục đích nói, các câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

c) Phân tích sự khác nhau về ngữ pháp, ý nghĩa của các câu sau:

- Trời mưa, đường lầy lội.

- Vì trời mưa nên đường lầy lội.

- Nếu trời mưa thì đường lầy lội.

- Trời càng mưa đường càng lầy lội.

- Tuy trời mưa nhưng đường không lầy lội.

- Xác định kiểu câu xét về cấu tạo qua những ví dụ sau:

- Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.

- Ngày nào ít: ba lần.

- Chao ôi có thể là tất cả những cái đó.

- Còn tấm gương nó vẫn là người bạn trung thực, thẳng thắn.

14. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Lê Minh Khuê)

a) Xác định các thành phần câu trong câu in đậm và cấu trúc ngữ pháp của câu.

b) Tìm câu có yếu tố miêu tả trong đoạn văn. Nêu tác dụng chung của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

c) Viết đoạn văn tối đa khoảng 15 dòng nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh của nhân vật kể chuyện trong đoạn văn (đoạn văn có sử dụng các kiểu câu xét theo mục đích nói).

Cho các câu sau:

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

(Vũ Bằng)

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Hãy cho biết cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò gì trong mỗi câu.

18. Đọc khổ thơ sau và thực hiền yêu cầu bên dưới:

Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…

(Bằng Việt, Bếp lửa)

a) Tìm câu đặc biệt trong đoạn thơ. Phân tích cấu tạo của kiểu câu đó.

b) Phân tích ý nghĩa của các dấu câu được sử dụng trong đoạn thơ.

c) Hãy chép lại đoạn thơ kể lại cuộc trò chuyện của em bé với những người trên mây trong bài thơ Mây và sóng (Ta-go).

d) Xác định các thành phần của câu trong đoạn thơ vừa chép.

e) Phân tích các thành phần chính của câu 3 và kết luận về kiểu câu.

f) Viết lại câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – Con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được. ” thành câu có khởi ngữ.

Gợi ý

1.-Câu: nỗi nhử. danh từ.

Câu b) anh hùng (1): danh từ; anh hùng (2): tính từ.

Câu c): học vấn: danh từ; bởi vì: quan hệ từ; cố gắng, động từ; các. lượng từ.

Câu d): tôi: đại từ; và: quan hệ từ; loe: tính từ; cũng, phó từ.

2. Tất cả: lượng từ; nhé: tình thái từ; lại: phó từ; và: quan hệ từ.

3. Để khắc hoạ hình ảnh của những ngư dân đang hăng say lao động trên biển quê hương, tác giả đã sử dụng hàng loạt động từ: lái, lướt, đậu, dò, dàn đan, vây, giăng. Nhũng động từ này đã diễn tả hình ảnh người lao động chủ động, khoẻ khoắn, mạnh mẽ giữa biển khơi rộng lớn. Mỗi ngư dân như một người chiến sĩ hăng say lao động, khát khao đánh những mẻ cá làm giàu cho quê hương. Những động từ ấy cũng góp phần làm tăng thêm kích thước, tầm vóc và vị thế của con người, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của những ngư dân trước biển nơi rộng lớn.

4. Cái hay của việc sử dụng từ loại trong đoạn văn:

- Đoạn văn ghi lại dòng cảm xúc trong trẻo của tôi trong ngày đầu tiên đi học.

- Đoạn văn sử dụng kết họp các từ loại: danh từ chỉ sự vật, hiện tượng [năm, thu, lá, đường, mây, lòng…); động từ chỉ hoạt động, trạng thái (rụng, nao nức, quên, nảy nở, mỉm cười…); tính từ chỉ đặc điểm, tính chất (mon man, trong sáng, tươi, quang đãng…).

- Đặc biệt, trong những từ loại này có nhiều từ láy, từ ghép gợi tả cụ thể, chi tiết bức tranh thiên nhiên mùa thu.

5) a) nào (1): đại từ để trỏ chung; nào (2): đại từ để hỏi.

mấy (1): đại từ để trỏ số lượng; mấy (2) : đại từ để hỏi số lượng.

ai (1): đại từ để trỏ người; ai (2): đại từ để hỏi người.

sao (1): đại từ để trỏ chung; sao (2): đại từ để hỏi hoạt động, tính chất.

Phát triển từ mây thành:

một cụm danh từ, ví dụ: những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh.

một câu đơn, ví dụ: Tôi rất thích ngắm những đám mây trắng đang nổi bồng bềnh trên bầu trời xanh.

8. a) Câu ca dao /tự bao giờ truyền lại

PTT (cụm danh từ)

b) sự chuẩn bị/ bản thân con người

PTT (cụm danh từ)

c) sẽ/ không /êm ả

PTT (cụm tính từ)

d) cũng đã/ mong manh biết/ chuyện của chị.

PTT (cụm động từ)

9. a) Các loại cụm từ có trong đoạn văn:

- Cụm danh từ, ví dụ: những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại; hạt nọ; hạt kia; mặt đất; những giọt mưa, ấm áp trong lành; mưa mùa xuân; cái sức sống ứ đầy; các nhánh lá mầm non; cả mùa hoa thom trái ngọt.

- Cụm động từ: rơi mà như nhảy nhót; đan xuống mặt đất; đã kiệt sức; bỗng thức dậy; đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên các nhánh lá mầm non; trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thom trái ngọt.

10. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ sau:

- Biện pháp nhân hoá: Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa, ấm áp trong lành, Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ; Và cây trả nghĩa cho mưa.

- Biện pháp so sánh: Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.

Các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn sinh động, có giá trị thẩm mĩ cao, làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất, trời, cây, cối) trở nên có sinh khí, có tâm hồn cụ thể, gợi cảm.

Trong đoạn văn, tác giả đã lựa chọn sử dụng nhiều từ ngữ đặc sắc và có hiệu quả nghệ thuật cao:

- Sử dụng nhiều từ láy tượng thanh, tượng hình: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, âu yếm, ấm áp.

- Sử dụng nhiều tính từ, động từ, danh từ là từ ghép: bé nhỏ, trong lành, dịu mềm, cây cỏ, ứ đầy, hoa thơm, trái ngọt, nhánh lá, mầm non, kiệt sức, thức dậy, âu yếm…

Các loại tà này kết hợp nhuần nhuyễn trong đoạn văn góp phần khắc hoạ sinh động một bức tranh thiên nhiên với những cảnh tươi đẹp, trong lành, tràn đầy sức sống… gợi trong lòng người đọc những rung cảm xao xuyến trước vẻ đẹp của đất trời trong cơn mưa mùa xuân.

10. HS vận dụng kiến thức về các loại cụm từ để phân tích cấu tạo và phân loại các cụm từ in đậm trong đoạn văn, ví dụ:

- cảnh/ấy: cụm danh từ.

PTT PS

- bỗng/ nảy/ra ý nghĩ: cụm động từ

PT PTT PS

11. Sương, thành phần chủ ngữ; hình như-, thành phần tình thái; ôi: thành phần cảm thán; đối với việc học tập: thành phần khởi ngữ; thật sự. thành phần tình thái.

12. – Câu a: Còn tôi: thành phần khởi ngữ; câu b: Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ: thành phần trạng ngữ; một màu tím thẫm như bóng tối: thành phần phụ chú.

- Sự khác nhau giữa thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ và thành phần phụ chú:

- Thành phần khởi ngữ” là thành phần phụ của câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

+ Thành phần trạng ngữ: là thành phần phụ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra sự việc nêu trong câu.

+ Thành phần phụ chú: là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

13. a) Xét về cấu tạo:

Tre/ giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín là câu đơn.

CN VN

Tre, anh hùng lao động! là câu đặc biệt vì câu này chỉ gồm một cụm danh từ.

- Xét về mục đích nói, các câu văn in đậm thuộc kiểu câu trần thuật. Vì các câu này không có dấu hiệu của những kiểu câu khác, chúng được dùng để nêu nhận xét, đánh giá.

– Sự khác nhau về ngữ pháp: Câu alà câu ghép đẳng lập không có quan hệ từ; giữa hai vế có dấu phẩy; câu b, c, d, e là câu ghép có quan hệ từ nối các vế câu.

Sự khác nhau về ý nghĩa:

+ Câu a: hai vế của câu ghép thể hiện mối quan hệ đồng thời.

+ Câu b: hai vế của câu ghép thể hiện mối quan hệ nguyên nhân, kết quả.

+ Câu c: hai vế của câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện, giả thiết.

+ Câu d: hai vế của câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến.

+ Câu e: hai’ vế của câu ghép thể hiện mối quan hệ tương phản.

15. Xác định kiểu câu: Câu a: câu ghép; câu b: câu rút gọn; câu c: câu đặc biệt; câu d: câu đơn.

16. a) – Các thành phần câu: chắc có – thành phần tình thái; các anh ấy – chủ ngữ; có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt-vị ngữ.

Cấu trúc ngữ pháp của câu: câu đơn có thành phần biệt lập tình thái.

– Câu có yếu tố miêu tả trong đoạn văn: Cây Cối lại xơ xác; Đất nóng; Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung.

Tác dụng chung của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: làm cho văn bản sinh động; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; góp phần miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh, nhân vật và sự việc.

HS viết đoạn văn tối đa khoảng 15 dòng nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh nhân vật Phương Định – người kể chuyện. Trong đoạn văn có sử dụng các kiểu câu xét theo mục đích nói.

Câu a: mùa xuân – chủ ngữ; câu b: mùa xuân – trạng ngữ; câu c: mùa xuân – phụ ngữ sau cho cụm động từ; câu d: Mùa xuân!-cầu đặc biệt.

a) – Câu đặc biệt trong đoạn thơ: “Có ngọn khói trăm tàu – Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”.

Cấu tạo của hai câu đặc biệt trên là do các cụm động từ tạo nên.

Ý nghĩa của một số dấu câu được sử dụng trong đoạn thơ:

Dấu chấm có ý nghĩa tách một câu đơn thành hai câu: một câu đơn (Giờ cháu đã đi xa) và một câu đặc biệt (Có ngọn khói trăm tàu). Việc tách như vậy nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh sống xa quê hương của người cháu.

Dấu hai chấm có ý nghĩa đánh dấu báo trước sự xuất hiện của lời dẫn trực tiếp.

Dấu gạch đầu dòng có ý nghĩa đánh dấu lời độc thoại của cháu (nói thành lời trong tưởng tượng).

Dấu chấm hỏi có ý nghĩa tạo Gấu trúc câu nghi vấn, mang sắc thái câu hỏi tu từ để gửi gắm cảm xúc nhớ thương của người cháu đối với bà và bếp lửa quê hương.

Dấu ba chấm có ý nghĩa tạo sự miên man không dứt trong mạch cảm xúc của ngươi cháu. Dấu ba chấm cũng đem đến cho người đọc những rung động đến vô cùng ngay cả khi bài thơ kết thúc.

19. HS chép lại đoạn thơ kể lại cuộc trò chuyện của em bé với những người trên mây trong bài thơ Mây và sóng (Ta-go) từ “Mẹ ơi trên mây có người gọi con” đến: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – Con bảo – “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.

20. Xác định các thành phần của câu (1) trong đoạn thơ vừa chép.

TP gọi – đáp TP trạng ngữ cụm động từ

CN VN CN VN

Câu trên thuộc kiểu câu ghép.

Viết lại câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được.” thành câu có khởi ngữ:

Còn m.ẹ mình, mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ

Khởi ngữ mà đến được.”

Xác định các thành phần của câu (1) trong đoạn thơ vừa chép.

Mẹ ơi/ trên mây/ có người gọi con:

TP gọi – đáp TP trạng ngữ cụm động từ

Bọn tớ/chơi với hình minh vàng, họn tớ /chơi với vầng trăng hạc.

CN VN CN VN

Câu trên thuộc kiểu câu ghép.

Viết lại câu “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được. ” thành câu có khỏi ngữ:

Còn mẹ mình, mẹ mình đang đợi ở nhà”- Con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ

Khởi ngữ mà đến được.”

Trên đây VnDoc đã chia sẻ tới các bạn bài Tổng kết về ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Giúp các bạn học sinh hiểu về ngữ pháp trong văn bản từ đó chuẩn bị tốt cho kì thi HSG lớp 9 sắp tới

  • Khởi ngữ – Ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9
  • Soạn văn 9: Tổng kết về ngữ pháp
  • Soạn văn 9: Tổng kết về ngữ pháp

.......................................................................

Ngoài Tổng kết về ngữ pháp – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Từ khóa » Câu Thơ Mùa Xuân Ta Xin Hát Theo Cấu Tạo Ngữ Pháp Thuộc Kiểu Câu Gì