Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa 7 Tháng Bắt Kịp Tốc độ Tăng Trước đại Dịch
Có thể bạn quan tâm
Thông tin trên được Bộ Công Thương đưa ra tại Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 7 tháng năm 2022.
Thị trường hàng hóa tháng 7 không có biến động lớn, đây là tháng cao điểm của mùa hè nên nhu cầu đối với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tăng cao. Nguồn cung các mặt hàng, nhất là các hàng hóa thiết yếu luôn được bảo đảm. Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng có xu hướng giảm do ảnh hưởng của giá thế giới và tác động của việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn.
Giá một số mặt hàng nông nghiệp như thịt lợn, thức ăn chăn nuôi tiếp tục có xu hướng tăng so với tháng trước, giá thịt lợn ở mức cao có nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu dùng của người dân. Các mặt hàng thiết yếu khác, cung cầu, giá cả không có biến động bất thường.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2022, lưu thông hàng hóa trên thị trường không còn chịu tác động quá lớn của dịch bệnh COVID-19. Khi dịch bệnh dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân dần hồi phục, nhu cầu hàng hóa bắt đầu tăng.
Tuy nhiên, thị trường hàng hóa trong nước cũng chịu tác động của thị trường thế giới nhưng nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp.
Giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng như xăng dầu tăng khá cao. Để bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính sử dụng hiệu quả công cụ Quỹ bình ổn giá để hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước so với mức tăng của giá thế giới.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 đạt 485.984 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 19,5% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương).
Trong đó, nhóm có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước là du lịch lữ hành (tăng 3451% so với tháng 7/2021), dịch vụ lưu trú ăn uống (tăng 135%), dịch vụ khác (tăng 108%) do đang vào cao điểm du lịch, nhu cầu tăng mạnh khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát, học sinh nghỉ hè. Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 29,4%.
Tính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt quy mô cao, đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm trước giảm 0,3% do ảnh hưởng của dịch COVID-19).
Trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt (tăng 13,7% với sự gia tăng của các nhóm vật phẩm văn hóa, giáo dục, lương thực, thực phẩm tăng 13,8-21,4%), nhóm du lịch lữ hành và dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng trưởng mạnh sau thời gian giảm vì dịch bệnh COVID-19 (với mức tăng từ 37 - 166%), dịch vụ khác tăng 13,9%. Các nhóm còn lại tăng từ 3,7-9,7%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 7 tháng đầu năm vẫn tăng 11,9%.
Xem thêm video đang được quan tâm
Việt Nam Báo Động: Số Ca Mắc Covid-19 Tăng Vọt, Nhiều Người Tái Nhiễm Do Biến Chủng Phụ Mới
Từ khóa » Tống Ca Dương Và Trần Tô đan
-
Hóa Ra Thời Gian đều Ghi Nhớ: Mối Tình Ngọt Ngào Giữa ác Ma Và Bạn ...
-
"Hóa Ra Thời Gian đều Ghi Nhớ": Phim Ngôn Tình đặc Sắc Xua đi Nỗi ...
-
Dàn Diễn Viên Trai Xinh Gái đẹp Trong Phim HOÁ RA THỜI GIAN ĐỀU ...
-
THÔNG TIN LÝ CA DƯƠNG NAM CHÍNH《 HOÁ RA THỜI GIAN ...
-
Danh Sách Diễn Viên Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tống Dật - Mỹ Nhân Cổ Trang Mới Của Màn ảnh Hoa Ngữ - Giải Trí - Zing
-
Top 13 Phim Hóa Ra Thời Gian Đều Ghi Nhớ - Ôn Thi HSG
-
Tuyên Quang, Ngày 18 Tháng 7 Năm 2022 - Thư Viện Pháp Luật
-
Chỉ Thị 09/CT-UBND 2022 Tăng Cường Công Tác Thống Kê Nhà Nước ...
-
THỜI SỰ - Truyền Hình Lâm Đồng
-
Dán Thẻ Thu Phí Không Dừng ở đâu? Mất Bao Nhiêu Tiền?