Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng 2 Tháng ...

Tháng Hai có kỳ nghỉ tết Nguyên đán với nhiều hoạt động khai xuân, lễ hội nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,5%); trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 0,5%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Hai năm 2022 ước đạt 421,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 338,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 12,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 999 tỷ đồng, giảm 1,3% và tăng 39,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% và giảm 0,7%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 0,7%).

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 707,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2021, cụ thể từng nhóm hàng như sau: Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước đạt 244,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng (34,5%) tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước; hàng may mặc ước đạt 35,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,0%, giảm 8,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 80,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, giảm 9,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3%, tăng 12,7%; phương tiện đi lại ước đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,4%, tăng 4,3%; xăng dầu các loại ước đạt 82,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7%, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bình Dương tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hà Nội tăng 9,3%; Đồng Nai tăng 9,1%; Hải Phòng tăng 8,9%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 7,6%; Khánh Hòa tăng 3,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,4%; Cần Thơ tăng 3,0%; Đà Nẵng giảm 21,9%.

  Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng năm nay ước đạt 82,3 nghìn tỷ đồng, giảm 1,8% so với 2 tháng đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6,4%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 75,7 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống 2 tháng đầu năm của một số địa phương biến động như sau: Bắc Ninh tăng 39,6%; Lâm Đồng tăng 34,5%; Khánh Hòa tăng 22,1%; Bình Định tăng 20,1%; Phú Yên tăng 17,5%; Hà Nội tăng 12,7%; Quảng Ninh tăng 7,5%; Bến Tre giảm 25,1%; Cà Mau giảm 26,4%; Sóc Trăng giảm 27,6%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 29,1%; Hậu Giang giảm 59,1%.

Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2022 đạt 2,0 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 giảm 65,2%) do chính sách mở cửa du lịch, xu hướng phát triển các tour du lịch tại quần thể nghỉ dưỡng khép kín dịp đầu năm. Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Khánh Hòa tăng 466,2%; Lạng Sơn tăng 16,3%; Cần Thơ tăng 4,8%; Hà Nội tăng 3,5%; Đà Nẵng giảm 2,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,6%.

Doanh thu dịch vụ khác 02 tháng đầu năm 2022 ước đạt 84,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo từng lĩnh vực dịch vụ: Dịch vụ y tế giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 3,5%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ giảm 3,3%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 19,2%; dịch vụ vui chơi giải trí giảm 12,1%; dịch vụ khác tăng 3,3%. So với cùng kỳ năm 2021 doanh thu dịch vụ khác của một số địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 38,7%; Đà Nẵng giảm 21,2%; Hà Giang giảm 10,0%; Thừa Thiên – Huế giảm 8,9%; Bình Phước giảm 7,5%; Vĩnh Phúc giảm 7,2%; Hải Phòng giảm 6,8%; Lào Cai giảm 6,7%; Quảng Ngãi giảm 3,0%; Tiền Giang giảm 2,3%; Hưng Yên giảm 1,2%; Kiên Giang giảm 0,9%. Ở chiều ngược lại, một số tỉnh vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương như: Lâm Đồng tăng 2,3%; Hà Nội tăng 2,6%; Cần Thơ tăng 2,7%; Bắc Giang tăng 3,9%; Lạng Sơn tăng 5,0%.

Từ khóa » Tổng Mức Bán Lẻ Hàng Hóa Và Doanh Thu Dịch Vụ Tiêu Dùng Của Cả Nước đông Nam Bộ