Tống Mỹ Linh Sống đến 106 Tuổi Mà Răng Vẫn Chắc, Da Vẫn Hồng Hào

Với sự tiến bộ không ngừng của thẩm mỹ, phụ nữ ngày nay có rất nhiều phương pháp để làm đẹp. Thế nhưng 100 năm trước dù không có sự hỗ trợ của thẩm mỹ, bà Tống Mỹ Linh vẫn có những bí quyết riêng để sống thọ đến 106 tuổi mà khuôn mặt vẫn còn căng bóng, hàm răng đều tăm tắp cho đến lúc mất.

Bà Tống Mỹ Linh vốn dĩ không phải người có sức khỏe tốt, bà từng trải qua 2 lần phẫu thuật vì ung thư vú nhưng nhờ những bí quyết sống khoa học, bà vẫn giữ sức khỏe tốt và có tuổi thọ cao. Trong số đó, thực phẩm chính là yếu tố quyết định rất lớn đến tuổi thọ của bà.

Tống Mỹ Linh sống đến 106 tuổi mà răng vẫn chắc, da vẫn hồng hào: Bí quyết nằm ở bát cháo rẻ bèo mà bà ăn mỗi sáng - Ảnh 1.

Bà Tống Mỹ Linh cùng chồng

Tống Mỹ Linh thường ăn rau chân vịt và uống trà xanh để tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ngọt. Bà hạn chế ăn đồ dầu mỡ vì nó sẽ làm tổn thương gan và làm tăng mỡ máu, không có lợi cho sức khỏe hệ tim mạch.

Trong những năm cuối đời, bữa sáng của Tống Mỹ Linh thường xuyên có 1 món cháo rất đặc biệt đó là: Cháo yến mạch nấu cùng sữa đậu nành. Bát cháo này ngọt dịu trong miệng, có tác dụng dưỡng ẩm, nhuận tràng, làm đẹp da.

Tống Mỹ Linh sống đến 106 tuổi mà răng vẫn chắc, da vẫn hồng hào: Bí quyết nằm ở bát cháo rẻ bèo mà bà ăn mỗi sáng - Ảnh 2.

Tại sao cháo yến mạch là món ăn sáng quen thuộc của Tống Mỹ Linh những năm cuối đời?

Những năm cuối đời, Tống Mỹ Linh thường thích ăn những món nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với thể chất của người già, chính vì thế bà thường ăn cháo yến mạch nấu cùng với sữa đậu nành. Trong 10 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hàng đầu do tạp chí Time bình chọn, bột yến mạch được xếp ở vị trí thứ 5.

Cháo yến mạch là "sát thủ" của mọi bệnh tật đối với tuổi già. Lợi ích khi ăn cháo yến mạch mỗi ngày đó là:

1. Hạ lipid máu và hạ huyết áp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, một bệnh nhân tăng lipid máu nếu tiêu thụ 3 - 4g chất xơ hòa tan β-glucan từ yến mạch mỗi ngày có thể giảm 8% cholesterol xấu, và giảm 10% nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Yến mạch cũng rất giàu axit linoleic và giàu saponin, có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong huyết thanh, giúp giảm lipid và huyết áp.

Tống Mỹ Linh sống đến 106 tuổi mà răng vẫn chắc, da vẫn hồng hào: Bí quyết nằm ở bát cháo rẻ bèo mà bà ăn mỗi sáng - Ảnh 3.

Khi nấu chung với đậu nành sẽ càng tốt, bởi protein đậu nành không chứa cholesterol, chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp do đó rất an toàn để sử dụng

2. Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Chất xơ hoàn tan β-glucan trong yến mạch có thể làm chậm lại quá trình hấp thụ carbohydrate và ngăn chặn sự thay đổi của lượng đường trong máu và insulin. Do đó có hiệu quả làm chậm tốc độ tăng đường huyết sau ăn, đồng thời có tác dụng ức chế và ngăn ngừa bệnh tiểu đường .

3. Làm đẹp da hiệu quả

Trong bột yến mạch chứa dưỡng chất saponin có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết và giảm độ nhờn cho da.

Trong khi đó, đậu nành có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, E, PP, B12 nuôi dưỡng tái tạo, ức chế sắc tố melanin, loại bỏ thâm, sạm. Đặc biệt, dưỡng chất isoflavone trong đậu nành còn giúp dưỡng trắng da, ngăn ngừa lão hóa.

Tống Mỹ Linh sống đến 106 tuổi mà răng vẫn chắc, da vẫn hồng hào: Bí quyết nằm ở bát cháo rẻ bèo mà bà ăn mỗi sáng - Ảnh 4.

4. Ngăn ngừa chứng táo bón

Người cao tuổi khi bị táo bón dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. Beta-glucan trong yến mạch không chỉ có thể thúc đẩy men vi sinh, duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột mà còn ngăn ngừa tiêu chảy hoặc táo bón.

Ngoài ra, yến mạch cũng rất giàu khoáng chất (canxi, phốt pho, sắt, kẽm, mangan,…) và vitamin (B1, B2, B6, E, axit folic,…), không chỉ có thể ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi, mà còn cải thiện lưu thông máu và tăng mức độ serotonin trong cơ thể con người, do đó làm cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn.

Tống Mỹ Linh sống đến 106 tuổi mà răng vẫn chắc, da vẫn hồng hào: Bí quyết nằm ở bát cháo rẻ bèo mà bà ăn mỗi sáng - Ảnh 5.

Lưu ý:

- Cháo yến mạch không nên nấu quá lâu: Nhiều người cảm thấy rằng bột yến mạch cứng, vì vậy sẽ mất nhiều thời gian để nấu hơn. Việc nấu này có thể khiến yến mạch mềm hơn nhưng lại phá hủy đi nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.

- Nên nấu yến mạch với nước trước rồi sau đó mới cho sữa đậu nành vào để không làm mất dinh dưỡng. Sau khi cháo yến mạch sôi, bạn cho thêm 200ml sữa đậu nành vào đun khoảng 1 phút hoặc là đến khi sữa sôi lại là có thể tắt bếp.

https://afamily.vn/tong-my-linh-song-den-106-tuoi-ma-rang-van-chac-da-van-hong-hao-bi-quyet-nam-o-bat-chao-re-beo-ma-ba-an-moi-sang-20220108175434561.chn

Từ khóa » Tống Mỹ Linh Sống đến 106 Tuổi