Tổng Phân Tích Nước Tiểu Bao Gồm Những Xét Nghiệm Gì? - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
- Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
- Phương pháp xét nghiệm nước tiểu?
- Quy trình lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu
- Các chỉ số và cách đọc kết quả trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
- Lưu ý khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
- Xét nghiệm nước tiểu ở đâu?
- Chi phí xét nghiệm nước tiểu là bao nhiêu?
Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm đầu tay để đánh giá bệnh nhân có bất thường hệ niệu. Xét nghiệm này gồm 3 phần: quan sát đại thể, kiểm tra thông số bằng que nhúng và khảo sát cặn lắng. Cùng Bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu các thông số và ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu trong bài viết sau.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Bình thường thận sẽ lọc và đào thải các chất độc, cặn bã ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Từ đó sẽ làm cân bằng nội môi, điện giải trong cơ thể. Khi đánh giá những thay đổi bất thường trong nước tiểu sẽ phản ánh được những rối loạn chuyển hóa của cơ thể.
Tổng phân tích nước tiểu hay đơn giản là xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để phát hiện các rối loạn trong cơ thể. Chẳng hạn như nhiễm trùng tiểu, theo dõi và điều trị một số bệnh lý liên quan đến bệnh thận, tiết niệu, thai kỳ. Các phòng xét nghiệm tại Việt Nam thường làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
Tổng phân tích nước tiểu có thể được xem là xét nghiệm thường quy để tầm soát, chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh lý. Bạn được chỉ định xét nghiệm nước tiểu khi:
Có triệu chứng bất thường hệ thận, tiết niệu. Chẳng hạn như đau bụng, đau hông lưng, rối loạn đi tiểu: tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt,…1
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Thông thường khi thử thai, khám thai thường quy, các thai phụ sẽ được bác sĩ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này.2
Để đánh giá tổng trạng trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật nào.2
Tầm soát, khám sức khỏe định kỳ.2
Tổng phân tích nước tiểu cũng là xét nghiệm được chỉ định trong gói chăm sóc sức khỏe sinh sản nam. Vì cơ quan thận tiết niệu có liên quan đến chức năng sinh sản ở nam giới.
Bác sĩ của bạn cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu họ nghi ngờ rằng bạn có một số bệnh lý, chẳng hạn như:1
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh thận.
- Bệnh gan.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp phân tích nước tiểu để kiểm tra tiến trình của bệnh lý hoặc phương pháp điều trị bệnh lý đó.1
Phát hiện các chất gây nghiện qua xét nghiệm nước tiểu. Khi một người trải qua kiểm tra ma túy, xét nghiệm phân tích nước tiểu sẽ phát hiện sự hiện diện của một số loại thuốc hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng.3
Phương pháp xét nghiệm nước tiểu?
Các phương pháp kiểm tra nước tiểu bao gồm:
Kiểm tra kính hiển vi1
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ xem xét những giọt nước tiểu của bạn dưới kính hiển vi. Từ đó, những bất thường về sức khỏe sẽ được tìm thấy, như:
- Bất thường trong các tế bào máu đỏ hoặc máu trắng. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, bệnh thận, ung thư bàng quang hoặc rối loạn máu.
- Tinh thể có thể chỉ ra sỏi thận.
- Vi khuẩn hoặc nấm men truyền nhiễm.
- Tế bào biểu mô có thể chỉ ra một khối u.
Kiểm tra que thăm1 2 4
Đối với thử nghiệm bằng que thăm, bác sĩ sẽ chèn một que nhựa đã qua xử lý hóa học vào mẫu thử nước tiểu. Tùy vào các loại chất có trong mẫu thử mà que sẽ thay đổi màu sắc. Điều này có thể giúp bác sĩ kiểm tra:
- Đây là kết quả của quá trình chết tế bào hồng cầu. Chất này thường được đào thải qua gan. Vì thế, nếu bilirubin có trong nước tiểu nghĩa là gan của bạn không hoạt động bình thường.
- Máu trong nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh về nhiễm trùng.
- Chất đạm. Đây có thể là một dấu hiệu thận của bạn không hoạt động bình thường. Thận lọc các chất thải ra khỏi máu của bạn.
- Nồng độ hoặc trọng lượng riêng
- Thay đổi nồng độ pH hoặc độ axit. Nếu axit bất thường, bạn có thể bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
- Đường. Hàm lượng đường cao là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
- Tế bào bạch cầu. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm ở thận hoặc bất kỳ nơi nào khác dọc theo đường tiết niệu.
- Nitrit có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Kiểm tra trực quan1 2
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra mẫu để tìm các bất thường, chẳng hạn như:
- Mẫu thử có nhiều mây. Điều này cho thấy có sự nhiễm trùng.
- Mùi nước tiểu bất thường.
- Màu sắc nước tiểu. Nếu mẫu có màu nâu đỏ hoặc hơi nâu thì trong nước tiểu có thể có máu. Nếu nước tiểu có màu đục thì bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng.
- Mẫu nước tiểu có bọt có thể là dấu hiệu của bệnh thận.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu
Lấy nước tiểu giữa dòng
Quy trình tiến hành như sau:4
- Vệ sinh tay sạch sẽ.
- Làm sạch lỗ tiểu.
- Bắt đầu đi tiểu một ít vào nhà vệ sinh.
- Chuyển cốc đựng mẫu thử vào dòng nước tiểu của bạn.
- Đi tiểu từ 30 đến 60 ml vào cốc đựng mẫu thử.
- Tiếp tục tiểu cho xong vào nhà vệ sinh.
- Cung cấp mẫu cho phía xét nghiệm nước tiểu theo chỉ dẫn.
- Nếu bạn không thể giao mẫu nước tiểu cho đơn vị xét nghiệm trong vòng 60 phút sau khi lấy thì hãy bảo quản mẫu.
Lấy nước tiểu sau 24h
Quy trình như sau:5
- Chuẩn bị thùng chứa mẫu nước tiểu. Thông thường, đơn vị xét nghiệm sẽ cung cấp cho bạn.
- Bỏ nước tiểu trong lần đi tiểu đầu tiên.
- Thu thập nước tiểu trong 24 giờ tiếp theo, kể cả mẫu nước tiểu đầu tiên vào sáng ngày hôm sau vào thùng chứa.
- Đưa mẫu nước tiểu đến cơ sở xét nghiệm.
Ngoài 2 cách lấy nước tiểu nêu trên, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đưa một ống thông tiểu mỏng qua lỗ đường tiết niệu và vào bàng quang để lấy mẫu nước tiểu.
Các chỉ số và cách đọc kết quả trong xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Các phòng xét nghiệm hiện nay đa số thực hiện xét nghiệm nước tiểu 10 thông số. Mỗi thông số có những ý nghĩa khác nhau. 10 thông số trong tổng phân tích nước tiểu là:6
- Độ pH nước tiểu.
- Tỷ trọng.
- Nitrit.
- Bạch cầu.
- Hồng cầu.
- Protein.
- Glucose.
- Ceton.
- Bilirubin.
- Urobilinogen.
Độ pH nước tiểu
pH nước tiểu mới bài xuất thường có tính axit yếu khoảng 5.8 – 6.2. Khoảng giá trị này dao động từ 4.5 đến 7.5 tùy vào chế độ ăn, tình trạng luyện tập, chuyển hóa của cơ thể và các thuốc đang sử dụng. Xác định pH nước tiểu giúp theo dõi và điều trị bệnh lý nhiễm trùng niệu và sỏi thận.
Nước tiểu kiềm (pH > 7.5) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng nhóm vi khuẩn gây phân giải ure. Nước tiểu axit (pH < 4.5) có thể do nguyên nhân sỏi urat thận.
Tỷ trọng nước tiểu
Tỷ trọng của một dung dịch là tỷ lệ giữa trọng lượng riêng của dung dịch đó với trọng lượng riêng của nước cất. Vì trong nước tiểu có các tế bào, tinh thể và hợp chất hòa tan khác. Nên tỷ trọng nước tiểu bình thường trong khoảng 1.010 – 1.025.
Tỷ trọng nước tiểu phản ánh khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Tỷ trọng nước tiểu sẽ tăng trong trường hợp:
- Uống ít nước.
- Cơ thể mất nước: đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy cấp, nôn ói…
- Sốc, suy tim, hẹp động mạch thận,… làm giảm lưu lượng máu đến thận.
- Bệnh tiểu đường nặng.
Tỷ trọng nước tiểu giảm trong các trường hợp:
- Nạp vào cơ thể quá nhiều nước: uống nhiều, truyền dịch liên tục…
- Suy thận, viêm cầu thận,…
Nitrit
Nước tiểu bình thường không chứa nitrit. Một số loại vi khuẩn có thể khử nitrat thành nitrit. Vì vậy thông số này dùng để phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Kết quả dương tính rất có ý nghĩa và chứng tỏ nhiễm khuẩn niệu. Nhưng một kết quả âm tính cũng chưa loại trừ được không phải nhiễm khuẩn niệu.
Bạch cầu
Bình thường không có bạch cầu trong nước tiểu. Giá trị cho phép là 10 – 25 tế bào trên 1 đơn vị thể tích. Bạch cầu dương tính gợi ý có tình trạng viêm do nhiễm trùng nhưng không khẳng định. Vì trong quá trình chống lại vi khuẩn xâm nhập, một số bạch cầu chết và thải qua nước tiểu.
Các bác sĩ có thể kết hợp thêm với chỉ số nitrit để đánh giá có tình trạng nhiễm trùng hay không.
Hồng cầu
Bình thường không có hồng cầu trong nước tiểu. Chỉ số cho phép là 0.015 – 0.612 mg/dL hoặc 5 – 10 tế bào/UL. Có hồng cầu trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng từ đường tiết niệu, sỏi thận hoặc xuất huyết từ bàng quang, u bướu…
Cần lưu ý là không lấy mẫu nước tiểu ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt vì có thể khiến hồng cầu dương tính giả.
Protein
Trong điều kiện sinh lý, tổng lượng protein trong nước tiểu không vượt quá 200mg/24g. Lượng protein này không phát hiện được bằng phương pháp que nhúng thông thường. Nên bình thường xem như không có protein trong nước tiểu.
Thông số protein trong nước tiểu giúp đánh giá, chẩn đoán, theo dõi các bệnh thận. Chẳng hạn như hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp. Cũng như chẩn đoán và theo dõi các bệnh có biểu hiện tổn thương cầu thận. Như tiền sản giật, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Glucose
Tổng phân tích nước tiểu chỉ phát hiện glucose mà không phát hiện các loại đường khác. Bình thường xem như không có glucose trong nước tiểu. Hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai.
Bình thường glucose khi qua ống thận sẽ được tái hấp thu 90% vào máu và không ra ngoài nước tiểu. Nhưng khi nồng độ glucose máu quá cao (chẳng hạn ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát). Glucose không được tái hấp thu hết và xuất hiện trong nước tiểu.
Xét nghiệm glucose trong nước tiểu giúp theo dõi hiệu quả điều trị trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra cũng giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý thận.
Ceton
Có ba dạng ceton trong cơ thể là:
- β-hyroxybutyric acid.
- Acetic acid.
- Aceton.
Tổng phân tích nước tiểu phát hiện được 2 loại sau bằng máy phân tích nước tiểu. Bình thường không có ceton trong nước tiểu. Chỉ số cho phép là 2.5 – 5 mg/dL (0.25 – 0.5 mmol/L).
Bilirubin và urobilinogen
Bình thường không có trong nước tiểu với xét nghiệm que thử.
Sự hiện diện của bilirubin trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật. Urobilinogen được đào thải theo phân, chỉ một lượng nhỏ trong nước tiểu. Vì vậy, urobilinogen có trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh gan (viêm gan, xơ gan) làm dòng chảy dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
ASC (Soi cặn nước tiểu)
Ở một vài đơn vị, ASC cũng là một thông số trong bài xét nghiệm nước tiểu. Soi cặn nước tiểu là một phương pháp đánh giá các bệnh lý về thận, phát hiện ra sỏi đường tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm thận.
Chỉ số ASC bình thường khi ở mức: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.
Lưu ý khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Người thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường có những thắc mắc như: Xét nghiệm nước tiểu có phải nhịn ăn không? Xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ kinh nguyệt có được không?,… Những lưu ý sau đây sẽ giải đáp các vấn đề này.
Để xét nghiệm nước tiểu phản ánh kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:1 7
- Uống đủ nước để có thể lấy đủ mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể khiến kết quả không chính xác.
- Bạn không cần phải nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống để làm xét nghiệm.
- Thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích nước tiểu; chẳng hạn như Metronidazole, thuốc nhuận tràng, vitamin C…
- Nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt phải thông báo cho bác sĩ biết trước khi lấy mẫu nước tiểu. Máu kinh nguyệt cũng như dịch tiết âm đạo có thể ảnh hưởng đến một số kết quả xét nghiệm phân tích nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu ở đâu?
Hiện nay các bệnh viện từ tuyến quận, huyện đến thành phố trên cả nước đều có thể thực hiện các xét nghiệm này. Bạn đọc nên đến những đơn vị xét nghiệm uy tín. Có thể đánh giá sự uy tín của đơn vị xét nghiệm dự trên các yếu tố sau:
- Đơn vị có giấy phép của cơ quan y tế, có nhiều năm kinh nghiệm.
- Đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm.
- Trang bị đầy đủ máy móc và công nghệ hiện đại để có được kết quả chính xác nhất.
Một số cơ sở xét nghiệm nước tiểu trên cả nước
Cơ sở xét nghiệm nước tiểu tại miền Bắc:
- Bệnh viện Việt Đức: 40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC nhiều cơ sở.
Cơ sở xét nghiệm nước tiểu tại TP.HCM:
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới: 764 Võ Văn Kiệt, P1, Quận 5, TP.HCM.
- Bệnh viện Đại học Y Dược: 217 Hồng Bàng, Q5, TP.HCM.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP.HCM.
- Phòng khám đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn: 4A Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Cơ sở xét nghiệm nước tiểu tại miền Trung:
- Bệnh viện Đa khoa Cửa đông: 143 Nguyễn Phong Sắc, Hưng Dũng, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: Đường 30 Tháng 4, Khu dân cư số 4 Nguyễn Tri Phương, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Chi phí xét nghiệm nước tiểu là bao nhiêu?
Mỗi đơn vị xét nghiệm khác nhau sẽ có giá xét nghiệm nước tiểu khác nhau. YouMed đã tổng hợp bảng giá của các dịch vụ xét nghiệm nước tiểu tại một số đơn vị. Bạn đọc có thể tham khảo trong bảng sau, lưu ý, giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thời điểm.
Tên cơ sở | Giá tham khảo |
Bệnh viện Bạch Mai | Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu (bằng máy tự động): 43.000 VNĐ |
Phòng khám Đa khoa MEDLATEC |
|
Bệnh viện Đại học Y dược | Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)
|
Bệnh viện Chợ Rẫy |
|
Bệnh viện Đa khoa Cửa đông | Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động): 27.400 VNĐ |
Trên đây là bài viết xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được tổng quan về xét nghiệm này. Đồng thời cũng hiểu được ý nghĩa của các thông số trên. Tuy nhiên, để đọc và phân tích kết quả thì cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở uy tin thực hiện xét nghiệm để được thông báo và tư vấn về kết quả một cách chính xác nhất.
Từ khóa » Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số Là Gì
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa Của 10 Chỉ Số Xét Nghiệm Nước Tiểu | Medlatec
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu 10 Thông Số Là Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU
-
Máy Xét Nghiệm 10 Thông Số Hoá Sinh Nước Tiểu
-
Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Nước Tiểu | Vinmec
-
Ý Nghĩa Của 10 Thông Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
Xét Nghiệm Nước Tiểu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Phân Tích Các Thông Số Nước Tiểu
-
Các Chỉ Số Và ý Nghĩa Của Xét Nghiệm Nước Tiểu - Docosan
-
Tổng Phân Tích Nước Tiểu 10 Chỉ Số - Xét Nghiệm Dr.Labo
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Nước Tiểu
-
Hiểu Kết Quả Xét Nghiệm Nước Tiểu Như Thế Nào? - Diag
-
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU - ĐIỀU CẦN BIẾT
-
TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU (Bằng Máy Tự động) - Health Việt Nam