Tổng Quan Các Loại Mặt Kính Dùng Cho Bếp Từ Hiện đại

1. Kính Schott Ceran

Kính Schott Ceran (viết tắt của từ Schott + Ceramic) là loại vật liệu có xuất xứ từ Đức, được sử dụng ở các dòng bếp cao cấp, kính được làm từ hỗn hợp gốm sứ thủy tinh đặc biệt không chứa kim loại nặng, các chất độc hại như asen hay antimon, có khả năng chịu nhiệt gấp 3 lần kính thông thường. Bề mặt kính cứng chống trầy xước, chồng sùi thậm chí có thể dùng dao cạo vệ sinh mặt bếp.

Về tính chất vật lý, mặt kính Schott Ceran đảm bảo truyền nhiệt định hướng gần như bằng 0 (chỉ nóng vùng nấu, có thể chạm tay vào vùng xung quanh), ổn định cơ học chịu lực cao (trọng lượng chịu được lên tới 15 kg), IR truyền qua tối ưu hóa hệ thống, chịu nhiệt tốt, dẫn nhiệt thấp lên đến 1000º C (nhiệt độ ổn định và độ bền cao có thể chạm tay vào vùng xung quanh), kháng sốc nhiệt  lên đến 800ºC (có thể thử với việc đổ nước đá lên mặt kính khi đang đun sôi trên 100 độ C).

Để nhận biết giữa mặt kính Schott Ceran và mặt kính liên doanh chúng ta lưu ý: mặt kính Schott Ceran chuẩn bao giờ cũng có tên hãng đóng ở góc trên cùng bên trái của bếp và khi nhìn nghiêng dưới ánh sáng sẽ thấy có những đường vân lăn tăn còn kính liên doanh lại sáng bóng.

2. Mặt kính Euro Kera (K+)

Mặt kính EuroKera có xuất xứ từ Pháp viết tắt (K+) được thành lập sản xuất từ năm 1990 và sở hữu bởi Saint-Gobain và Corning Inc. Mặt kính này được sản xuất chuyên dụng cho bếp từ, bếp điện kết hợp từ, bếp điện, lò nướng...vì là mặt kính sợi gốm Ceramic thủy tinh siêu bền, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt cao(có khả năng chịu sốc nhiệt lên tới hơn 7000C và chịu lực nén cao), tính năng truyền nhiệt định hướng của mặt kính giúp nhiệt sẽ tỏa đều và tập trung ở đáy nồi, không lan ra các vùng quanh bếp, không lo bị bỏng, điện giật, chịu được bất kỳ cú sốc nhiệt nào khi đổ nước lạnh vào mặt bếp khi đang sử dụng, chống trầy xước tốt, được mài vát cạnh hết sức tinh tế, đạt độ thẩm mĩ cao. Với công nghệ tráng men kỹ thuật tiêu chuẩn, bề mặt kính chống trầy xước, không bám bẩn, rất dễ lau chùi khi sử dụng,các đường vân mặt kính chống được các tia lửa điện rất tốt, không làm hại mắt khi sử dụng trong thời gian dài, và chất lượng đảm bảo.

Mặt kính Euro kera có tính năng sử dụng và tính chất tương tự mặt kính Schott Ceran của Đức nhưng lại có những ưu điểm vượt trội nhất định, đó là những mặt kính K+ có nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng hơn hẳn loại kính Chott Ceran của Đức chỉ đơn thuần một màu đen cổ điển, loại kính Ceramic EuroKera có khá nhiều dòng, loại màu để khách hàng lựa chọn như:

KeraBlack® Plus, KeraResin® với 4 màu sắc  Slate Grey, Silver, Champagne và Anthracite,KeraWhite® với màu trắng, trắng hồng, Crom,KeraVision®, KeraSpectrum®, KeraSlate™ Pyroceram® III Transparent Glass-Ceramic chuyên dùng cho lò nướng

Theo ghi nhận, Mặt kính Eurokera được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật từ năm 2000 dây truyền sản xuất Eurokera đạt chứng nhận ISO14000, kính Eurokera hoàn toàn có thể tái chế, hữu dụng trong quá trình nóng chảy làm giảm tiêu thụ năng lượng 80% phí thải từ năm 2010. Đây là sản phẩm mang đến độ an toàn cao trong nấu nướng, nấu ăn nhanh, tiết kiệm điện năng và thời gian khi sử dụng.

Cũng như SchottCeran, mặt kính EuroKera chỉ xuất hiện ở trên các dòng bếp tầm trung cho đến các dòng bếp cao cấp.

>> Xem thêm https://bepchinhhang.com/bep-tu-fagor-voi-thiet-ke-tinh-te-hien-dai-cung-nhung-tinh-nang-noi-bat-tt50.html

3. Kính Ceramic

Kính Ceramic là một loại sứ tinh thể đen bề mặt kính Ceramic là một chất liệu có độ cứng siêu cao, vượt thép không gỉ từ 3 - 4 lần nên thiết bị bếp từ có trang bị mặt kính Ceramic độ bền sẽ cao (chịu được tải từ 1000 đến 4000 Mpa). có khả năng chịu nhiệt hoàn hảo, không chỉ bền, khó bị xước trong quá trình chế biến, chất liệu kính này còn đem đến độ sáng bóng cho bếp,   về độ sạch của mặt bếp vì đây là chất liệu khó bị bám bẩn, dễ lau chùi.

Đây là chất liệu phổ biến nhất trong các loại kính để sử dụng làm bề mặt của bếp từ do khả năng chịu nhiệt tốt, dễ dàng vệ sinh và đặc biệt là giá thành rẻ. Tuy nhiên, kính Ceramic có một nhược điểm là giòn và dễ vỡ khi có tác động của ngoại lực, hoặc do sự thay đổi đột ngột về nền nhiệt. Khi sử dụng loại bếp này, bạn không nên đặt nồi có trọng lượng quá nặng trên 10kg, cùng với đó tránh để mặt bếp còn nóng tiếp xúc trực tiếp với nước hay vật lạnh vì rất dễ làm vỡ mặt bếp.

4. Mặt kính Crystallite

Mặt kính Crystallite (còn có tên pha lê) gần giống sứ nhưng đạt được độ sáng bóng cao hơn nên giá thành cũng đắt hơn. 

Crystallite cũng là một trong những loại kính được sử dụng làm bề mặt bếp của của các loại bếp từ, bếp hồng ngoại… Crystallite có hình dạng cấu tạo gần giống với Ceramic nhưng đạt độ sáng bóng vượt trội hơn, tạo nên tính thẩm mỹ cao hơn, sang trọng hơn cho căn bếp của bạn. Cũng vì đó mà giá thành của một chiếc bếp từ mặt kính Crystallite cũng sẽ cao hơn so với giá thành của một chiếc bếp từ mặt kính Ceramic.

Chất liệu cấu thành mặt bếp là một trong những yếu tố chính quyết định đến giá tiền của bếp. Mặt kính được làm từ chất liệu càng bền, càng đẹp thì giá cũng sẽ tăng theo. Hy vọng bài viết trên phần nào giúp ích cho bạn chúng ta có thể nắm được tên và đặc điểm các loại kính cơ bản nhất được sử dụng trong bếp từ, bếp kết hợp điện từ. Đến với LUXURYKITCHEN, khách hàng sẽ yên tâm khi chọn mua bếp từ, bếp điện từ và được hưởng những ưu đãi bất ngờ.

Từ khóa » Chất Liệu Crystallite