Tổng Quan địa Lý Việt Nam - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tổng quan địa lý Việt Nam
01/09/2008 01:00:00 PM Màu chữ Cỡ chữ Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng núi cao có tính chất khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 270 C, rất thích hợp với khách du lịch. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình ở từng nơi có khác nhau, Hà Nội 230 C, thành phố Hồ Chí Minh 260 C, Huế 250 C. Khí hậu Việt Nam có hai mùa rõ rệt, mùa khô rét (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), mùa mưa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ thay đổi theo mùa rõ rệt nhất ở các tỉnh phía Bắc, dao động nhiệt độ giữa các mùa chênh nhau 120 C. Ở các tỉnh phía Nam, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa khoảng 30 C. Ở các tỉnh phía bắc, khí hậu thay đổi bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Địa hình: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi. Bốn vùng núi chính là Vùng núi Ðông Bắc (còn gọi là Việt Bắc), kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như các động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Cạn), núi Yên Tử, vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Ðỉnh núi Tây Côn Lĩnh cao nhất vùng Ðông Bắc: 2.431m. Vùng núi Tây Bắc, kéo dài từ biên giới phía Bắc (giáp Trung Quốc) tới miền Tây tỉnh Thanh Hoá. Ðây là vùng núi cao hùng vĩ, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1500m so với mặt biển, nơi nghỉ mát lý tưởng, nơi tập trung đông các tộc người H’Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó... Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Ðiện Biên Phủ và đỉnh núi Phan - Xi - Păng, cao 3143m Vùng núi Trường Sơn Bắc, từ miền Tây tỉnh Thanh Hoá đến vùng núi Quảng Nam - Ðà Nẵng, có động Phong Nha (Quảng Bình) kỳ thú và những đường đèo nổi tiếng như đèo Ngang, đèo Hải Vân... Ðặc biệt có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai. Vùng núi Trường Sơn Nam, nằm ở phía Tây các tỉnh Nam Trung bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía Tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Ðà Lạt, nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19. Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.. Ðồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc bộ) rộng khoảng 15.000km2 được bồi tụ bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cư trú của người Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước. Ðồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam bộ) rộng khoảng 36.000km2, là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Ðây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó hệ thống giao thông thủy khá thuận lợi. Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là Cửu Long) ở miền Nam. Việt Nam có 3260 km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam bạn sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo thành vẻ đẹp kỳ thú như vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như Hải Phòng, Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,... Giữa vùng biển Việt Nam có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Rừng và đất rừng chiếm một diện tích lớn trên lãnh thổ Việt Nam. Các khu rừng quốc gia được nhà nước bảo vệ và có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững. Những khu rừng quí đó lại được thiên nhiên "chia" cho nhiều địa phương trên cả nước: rừng Ba Vì (Hà Tây), rừng Cát Bà (Hải Phòng), rừng Cúc Phương (Ninh Bình), rừng Bạch Mã (Huế), rừng Cát Tiên (Ðồng Nai), rừng Côn Ðảo, rừng ngập nước (Cà Mau) v.v.. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản quí như: thiếc, kẽm, bạc, vàng, angtimoan, đá quí, than đá. ở thềm lục địa của Việt Nam có nhiều dầu mỏ, khí đốt. Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú: suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) v.v.. Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Dân số trung bình năm 2004 của tỉnh Cà Mau là 1.200.000 người. Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.
(24/10/2019) -
Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
(24/10/2019) -
Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.210 km2, bằng 13,1% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Tỉnh Cà Mau có 6 huyện và một thành phố (gồm thành phố Cà Mau, các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển). Ngày 17-11-2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ - CP về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Như vậy, hiện nay tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.
(24/10/2019) -
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông với bờ biển dài 104 kmvà phía tây giáp vịnh Thái Lan với bờ biển dài 145 km.
(24/10/2019) -
Cái văn hóa đậm chất phóng khoáng của người dân Nam Bộ được hiển hiện một cách tự nhiên. Người dân ở xóm Mũi từ bao đời nay vẫn sinh hoạt ngay dưới mái nhà của mình - mái nhà dưới tán rừng đước mênh mông không có cửa.
(24/10/2019) -
Khí hậu tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình 26.50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên độ nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C.
(01/09/2008) -
Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, được tách ra từ tỉnh Minh Hải tháng 01 năm 1997. Vị trí lãnh thổ: điểm cực Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển), điểm cực Bắc 90 33’ vĩ Bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới Bình), điểm cực Đông 1050 24’ kinh Đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực Tây 1040 43’ kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển). Hình dạng tỉnh Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63 km), phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu (75 km), phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254 km.
(01/09/2008) - 1. Điều kiện tự nhiên và xã hội - Cà Mau là tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, nằm về phía cực Nam của Việt Nam, hình dạng giống chữ V, như một bán đảo có 3 mặt giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. (01/09/2008)
-
Trang đầu 1 Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp tết Dương lịch 2025.
- Chủ tich UBND tỉnh vừa ký Quyết định công nhận xã Khánh Bình Tây, Huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các văn bản liên quan.
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ phong trào “Tết vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin” xuân Ất Tỵ năm 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đảng, nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội được nghỉ tết Dương lịch 01 ngày (01/01/2025).
- Treo cờ Tổ quốc tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình từ 06 giờ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 01/01/2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa, tạo lập dữ liệu đất đai.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Khí Hậu Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào Vì Sao
-
Việt Nam Nằm Trong đới Khí Hậu Nào? Việt ... - Camranh
-
Khí Hậu Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào? - Bảo Lộc
-
Việt Nam Nằm ở đới Khí Hậu Nào? Đặc điểm Khí Hậu Việt Nam?
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào? Nêu đặc điểm Khí Hậu Việt Nam.
-
Đặc điểm Khí Hậu Việt Nam - Luật Hoàng Phi
-
Việt Nam Nằm Trong Vùng Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào
-
Việt Nam Nằm Trong đới Khí Hậu Nào? Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu ...
-
Khí Hậu Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào ? Nêu Đặc Điểm Của ...
-
Việt Nam Nằm Trong Kiểu Khí Hậu
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào? Nêu đặc điểm Của Kiểu Khí Hậu đó?
-
Việt Nam Thuộc Kiểu Khí Hậu Nào?Việt Nam Thuộc Kiểu Khí ...