TỔNG QUAN & HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT CÂU ĐÀI | Phần 1

TỔNG QUAN & HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT CÂU ĐÀI | Phần 1

Kỹ thuật câu tay kiểu Đài Loan là cách câu tay hoàn toàn mới điển hình trong “Cách câu chì treo” (hay “Cách câu chì lơ lửng”), du nhập từ Đài Loan vào Trung Quốc những năm cuối thập niên 80, đó là kỹ thuật chuyên dành cho câu tay trong các ao hồ, từ đó được mệnh danh là “Câu Đài”. Với sự áp dụng và không ngừng đổi mới, câu Đài đã phát triển rất nhanh chóng và ngày nay câu Đài còn có tên mới là “Kỹ thuật câu cạnh tranh” (hay “Kỹ thuật câu thi”).

Cách câu này khi mới du nhập vào Trung Quốc, đã đánh bại hoàn toàn cách câu truyền thống và tạo nên một trào lưu câu tay mạnh mẽ tại Trung Quốc với tốc độ lên cá nhanh gấp 3 – 5 lần cách câu truyền thống, thêm vào đó là loại mồi câu có tính sương mù hóa đã thu hút cá tới đông như quân Hung Nô. Trãi qua hơn chục năm phát triển, với tài trí người Trung Quốc, câu Đài đã không ngừng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Kỹ thuật câu tay của người Trung Quốc ngày nay đã hơn hẳn và bỏ xa các cần thủ Đài Loan.

Câu Đài có nhiều khác biệt và ưu điểm so với cách câu truyền thống.

  1. Câu Đài sử dụng những phụ kiện nhỏ như lưỡi, phao, chì, dây, mồi với cần câu ngắn khoảng từ 3.6m – 4.5m và rất nhạy.
  2. Dây linh trong cách câu truyền thống rất ngắn, chì nằm ngang đáy hồ rất là lụt. Dây linh trong câu Đài dài và có thể điều chỉnh được, chì và lưỡi câu treo thẳng đứng. Thanh quấn chì và hạt chặn chì có thể di chuyển lên xuống, dây linh dài từ 8cm – 40cm và tùy tình hình cá mà áp dụng. Có thể câu lửng, câu đáy với nhiều mức độ nhạy và lụt khác nhau, phạm vi áp dụng rất rộng rãi.
  3. Về phương diện kỹ thuật, câu Đài thực hiện 2 lần sự cân bằng của bộ thẻo câu. Lần thứ nhất là sự cân bằng giữa sức nổi của phao, trọng lượng của chì và lưỡi câu. Lần thứ hai là sử dụng trọng lượng của mồi câu để phá vỡ trạng thái cân bằng đó, sau đó tìm đáy và xác lập lại một trạng thái cân bằng mới, bằng cách phối hợp điều chỉnh phao mà khiến cho 2 lưỡi câu ở trạng thái cá dễ dàng ăn mồi. Khi cá ăn mồi thì tín hiệu lập tức được truyền đến phao, đó là một cách câu rất là nhạy.
  4. Phao sử dụng trong câu Đài rất nhạy, có đặc điểm là dài, đọt và thân nhỏ, có tác dụng phóng đại tín hiệu của cá khi ăn mồi. Cách chỉnh phao cơ bản là chỉnh 4 câu 2, và nhiều cách chỉnh phao khác như là chỉnh nhạy và lụt, câu nhạy và lụt. Kỹ thuật chỉnh phao trong câu Đài rất phức tạp. Trong một bộ thẻo câu Đài, nếu lấy phao làm điểm mốc thì phần trên của phao gọi là dây gió, phần dưới gọi là dây nước. Nếu lấy chì làm mốc thì đoạn dây trên gọi là dây chính (dây chủ, dây trục, dây mẫu), đoạn dưới gọi là dây linh (dây con, dây nhánh, dây não). Trong lúc câu, đọt cần câu và dây gió phải được nhấn chìm xuống nước, lấy phao làm trọng điểm, cùng với đoạn dây nước và dây linh thẳng đứng, tạo nên một khu vực câu vô cùng nhạy cảm, khi lưỡi câu động đậy thì tín hiệu lập tức được truyền đến phao. Đây là đặc điểm nổi bật nhất trong câu Đài.
  5. Mồi câu trong câu Đài là mồi câu chuyên dụng, có nhiều màu sắc và có tính sương mù hóa, có tác dụng quan trọng trong việc tạo ổ câu và thu hút cá. – Những trang thiết bị khác trong câu Đài như là thùng câu cá, thao đựng mồi, dù che nắng, vợt cá, được thiết kế khoa học và được nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn bảo vệ mội trường. Cách câu chì treo trong câu Đài là cách câu dính cá nhanh nhất và hiệu quả câu cá rất cao. Đây là điều tất yếu và là kết quả hiển nhiên của cuộc nghiên cứu khoa học

Tuy nhiên, bất cứ sự vật nào đều có tính chất hai mặt của nó.

  1. Nhìn theo gốc độ về phương diện ứng dụng mà nói, kỹ thuật câu Đài được cải thiện chuyên dành để câu trong các ao hồ. Với dây câu nhỏ, lưỡi nhỏ, cần nhỏ, tại nơi đáy hồ bằng phẳng với độ sâu từ 1 – 1.5m, câu cá chép và cá diếc rất hiệu quả, nhưng cách câu này không phù hợp câu trong thiên nhiên và câu cá lớn, cũng không thích hợp để câu những loại cá săn mồi hung dữ và càng không thể nào áp dụng trong câu biển. Câu Đài chịu không được sóng to gió lớn và tại những nơi có đáy hồ không bằng phẳng, câu Đài mất đi tính nhạy cảm của nó. Hơn nữa, cách chỉnh phao trong câu Đài rất phức tạp, không phải ai cũng học được và rất tốn thời gian. Với phao nhỏ và mảnh thì rất là khó quan sát đối với người mắt kém và người lớn tuổi. Câu Đài rất khoa học, nhưng phải cải cách áp dụng kết hợp với ưu điểm của cách câu truyền thống Trung Quốc có từ hàng ngàn năm nay.
  2. Kỹ thuật câu Đài của Trung Quốc còn non trẻ, so với cách câu quốc tế thì chưa xứng hợp. Kỹ thuật câu thi nội địa mang đậm bản sắc Trung Hoa, với hồ câu nhân tạo và bằng phẳng, thi đấu, huấn luyện đều giống nhau, hồ câu thi với tiêu chuẩn hình vuông, độ sâu từ 1.5 – 2.0m, sử dụng cần ngắn, đọt nhỏ, lưỡi nhỏ, dây nhỏ, dùng mồi vo và mồi kéo để câu cá diếc là chính. Trong cuộc thi đấu quốc tế, đều sử dụng cách câu chì treo lơ lửng. Địa điểm câu thi tại hồ câu tự nhiên, mặt bằng câu rộng rãi, cần câu dài không quá 14.5m, sử dụng vợt cá lớn, cá câu được không ngắn hơn 50cm, không được làm tổn thương cá. Số lượng mồi câu và mồi xả đều được quy định rõ ràng, chú trọng đến văn minh và bảo vệ môi trường. Người thắng cuộc là người chinh phục tự nhiên bằng chính tài năng của mình.

CÁCH CHỈNH PHAO CĂN BẢN – CHỈNH 4 CÂU 2

Cách làm một bộ thẻo câu Đài

Dụng cụ gồm: dây câu (dây chính và dây nhánh), lưỡi câu (thường sử dụng lưỡi không ngạnh), phao, hạt chặn, thanh quấn chì, chì lá, nút cắm phao, vòng cao su hay khoen số 8.

Một bộ thẻo câu Đài thông thường được làm như hình dưới đây:

Cau Dai 1

Thứ tự liên kết như sau: lấy đoạn dây chính dài hơn thân cần khoảng 20cm, xỏ 2 hạt chặn phao, nút cắm phao, xỏ thêm 2 hạt chặn phao, 1 hạt chặn chì, thanh quấn chì, thêm 1 hạt chặn chì, khoen số 8 hay vòng cao su, và nối dây nhánh vào. Tiếp theo, cuốn chì lá vào thanh quấn chì, gắn phao vào nút cắm phao, làm 1 mối nối để liên kết với cần câu.

Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để làm một bộ thẻo câu, như là chỉ cần 2 hạt chặn để chặn phao, không sử dụng hạt chặn chì dưới, sử dụng thanh quấn chì có lò so…

Cách chỉnh phao

Cách chỉnh phao căn bản – “chỉnh 4 câu 2” như hình bên:

Cau Dai 2

Diễn giải:

  • Chỉnh 4: Khi chỉ có lưỡi câu (không gắn mồi câu) thêm bớt chì lá sao cho phao nhô lên mặt nước 4 nấc phao và phải đảm bảo lưỡi câu lơ lửng không chạm đáy.
  • Câu 2: Khi đã gắn mồi câu (trọng lượng mồi câu lớn hơn 2 nấc phao) thì phao sẽ chìm dưới mặt nước. Tìm đáy bằng cách kéo phao lên sao cho phao nổi lên mặt nước 2 nấc phao, lúc này mồi câu đã tới đáy. Khi hết mồi câu thì phao sẽ nổi lên 4 nấc phao.Một số điều cần lưu ý
  • 2 hạt chặn chì nên lớn hơn hạt chặn phao và nó có tác dụng di chuyển thanh quấn chì lên xuống, thông qua đó để tăng hay giảm độ nhạy của bộ thẻo câu.
  • 2 hạt chặn phao ngoài cùng để đánh dấu điểm câu nhạy nhất và kém nhạy nhất (lụt nhất).
  • Vòng cao su có tác dụng giảm sốc khi ta giật cần đột ngột.
  • Dây linh thông thường nhỏ hơn dây chính từ 0.02 mm trở lên, một số trường hợp thì dây linh nên lớn hơn dây chính.
  • 2 hạt chặn chì luôn luôn nằm sát và giữ chặt thanh quấn chì.
  • Mồi câu phải mềm và tan nhanh trong nước.
  • Chỉnh phao ngay tại địa điểm câu và chỉ câu tại địa điểm đó thôi.
  • Dây gió (đoạn dây từ phao đến đọt cần câu) phải dìm xuống nước để đường câu thành 1 đường thẳng.
  • Khi chỉnh phao thì cũng phải nhấn đoạn dây gió chìm xuống nước để chỉnh phao được chính xác.

Một số cách thắt nút để làm 1 bộ thẻo câu:

Cách nối dây nhánh và dây chính: giữa dây chính – vòng cao su – và thẻo câu

Cau Dai 3

Cách nối bộ thẻo câu vào cần câu

Cau Dai 4

Cau Dai 5

Một số dụng cụ trong câu Đài

Cau Dai 6
Các dụng cụ dùng trong Câu Đài

Bộ thẻo câu hợp lý

Đối với một số cá ăn nhát, dây câu lớn nhỏ, chì lớn nhỏ, sẩy cá trong ổ câu, lưỡi câu lớn nhỏ, tiếng ồn… sẽ khiến cá rời khỏi ổ câu, để thu hút cá vào lại ổ câu lại mất khá nhiều thời gian. Cho nên, biết được tình hình cá tại điểm câu, phối hợp hợp lý một bộ thẻo câu là yếu tố quan trọng để câu được nhiều cá.

Thông số phối hợp làm một bộ thẻo câu (chỉ để tham khảo)

Cau Dai 7

Dưới đây là bảng quy đổi giữa số – đường kính (mm) – tải trọng (kg và lb) của dây nylon

Cau Dai 8

Còn tiếp……

Bài viết của tác giả: LƯƠNG CHẤN HOA

Từ khóa » Trục Câu đài 5.0