Tổng Quan Kiến Thức Về Mạch điện 3 Pha
Có thể bạn quan tâm
Điện 3 pha là khái niệm đã khá quen thuộc với nhiều người, thế nhưng hệ thống điện 3 pha gồm bao nhiêu dây, động cơ cấu tạo ra sao, công suất truyền tải điện năng như nào thì không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết này Trần Phú sẽ cung cấp đầy đủ những kiến thức tổng quan về mạch điện 3 pha.
Đặc điểm của mạch điện 3 pha
Hỏi về điện 3 pha bao gồm nguồn điện nào? Thì câu trả lời là nguồn điện ba pha, đường dây truyền tải và các phụ tải ba pha, thường được sử dụng trong công nghiệp. Ví dụ như:
- Động cơ điện 3 pha có cấu tạo đơn giản và đặc tính tốt hơn động cơ 1 pha
- Truyền tải điện năng bằng mạch điện 3 pha tiết kiệm được dây dẫn hơn so với truyền tải điện năng bằng mạch điện 1 pha
- Không có điểm chết và các pha cân bằng nhau, giúp cho thiết bị điện làm việc hiệu quả, tránh tình trạng cháy nổ do lệch pha.
- Các động cơ được thiết kế để sử dụng dòng điện 3 pha cũng đơn giản và có đặc tính, hiệu năng tốt hơn so với động cơ điện một pha.
Cách nối điện 3 pha
Có 2 cách nối điện 3 pha đó là nối hình sao và cách nối hình tam giác
Cách nối hình sao: Ta nối ba điểm cuối của pha với nhau tạo thành điểm trung tính
Sơ đồ nối điện 3 pha
Cách nối hình tam giác: Ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia
Sơ đồ mạch điện 3 pha
Phân loại mạch điện 3 pha
Mạch điện 3 pha gồm nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch điện 3 pha đối xứng. Nếu không thỏa mãn điều kiện đã nêu gọi là mạch 3 pha không đối xứng
Mạch điện 3 pha không liên hệ ít dùng vì cần đến 6 dây dẫn.
Lý thuyết cơ bản về mạch điện xoay chiều 3 pha
Có 3 thành phần chính trong mạch điện 3 pha bao gồm: Nguồn điện 3 pha, dây dẫn điện 3 pha và tải 3 pha.
Nguồn điện 3 pha
Muốn tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha, đầu tiên cần phải có máy phát điện 3 pha.
Cấu tạo của nguồn điện 3 pha bao gồm 2 bộ phận chính là Roto và Stato
Roto (phần động) là 1 nam châm điện có thể xoay quanh trục cố định để tạo ra từ trường biến thiên
Stato (phần tĩnh) bao gồm 3 cuộn dây kí hiệu là AX, BY, CZ. Trong đó A, B, C là các điểm đầu cuộn dây, X, Y, Z là các điểm cuối cuộn dây. Các cuộn dây có kích thước và số vòng quấn bằng nhau, được đặt cố định trên vòng tròn bao quanh Roto và lệch nhau một góc 2π/3
Sơ đồ cấu tạo máy phát điện 3 pha
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 3 pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi hoạt động, nam châm quay với vận tốc không đổi sẽ sinh ra điện áp ở 2 đầu của cuộn dây. Điện áp này sẽ làm xuất hiện dòng điện xoay chiều. 3 cuộn dây sẽ tạo nên 3 dòng điện xoay chiều có cùng cường độ và hiệu điện thế nhưng khác pha, vì vậy chúng sẽ bổ sung cho nhau trong các phiên làm việc của tải 3 pha. Vì thế được gọi là dòng điện xoay chiều 3 pha.
Dây dẫn 3 pha
Dây dẫn 3 pha được sử dụng để truyền tải điện từ nguồn điện 3 pha đến tải 3 pha. Nguồn điện 3 pha phát ra 3 dòng điện xoay chiều vì vậy cần phải có dây dẫn phù hợp. Hiện nay phổ biến loại dây dẫn 3 pha có từ 3 đến 4 dây.
Tải 3 pha
Trong mạch điện xoay chiều 3 pha, tải 3 pha thường sẽ là các động cơ điện 3 pha
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Hotline: 0898.41.41.41
Email: contact@tranphu.vn
Website: www.tranphucable.com.vn
Từ khóa » Các Loại Mạng điện 3 Pha
-
Mạng điện Hạ áp Nối đất TT, IT, TN-C-S Và Chống Sét - Thy An
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Dòng điện 3 Pha - Thiết Bị Hiển Thị
-
Điện 3 Pha Là Gì? Tìm Hiểu Về điện 3 Pha - Thuận Nhật
-
Hệ Thống Cung Cấp điện (TN-C, TN-S, TN-CS, TT, CNTT)
-
Mạng điện Trung Tính, Tiếp địa Trong Hệ Thống điện - Bảo An Automation
-
Điện 3 Pha Là Gì
-
Mạng điện Trung Tính, Tiếp địa Trong Hệ Thống điện - Hưng Việt M.E
-
[PDF] CHƯƠNG IV : MẠCH ĐIỆN BA PHA
-
Mạng điện TT (trung Tính Nối đất) - Thiết Bị điện Công Nghiệp
-
[PDF] PHÂN TÍCH AN TOÀN CÁC MẠNG ĐIỆN
-
Điện 3 Pha Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm
-
Tìm Hiểu Về Mạng điện 1 Pha – 2 Pha – 3 Pha
-
Sơ đồ Mạch điện 3 Pha Hình Sao Và Tam Giác Mới Nhất