Tổng Quan Kinh Nghiệm Nuôi Cá Đầu Bò Sinh Sản Dễ Nuôi | Pet Mart

Nếu bạn muốn học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm về việc nuôi cá Đầu Bò thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Pet Mart sẽ giúp bạn có thêm những thông tin vô cùng bổ ích và thú vị về giống cá cảnh này. Đây là một loài cá trong họ cá rô phi (Cichlid). Chúng có nguồn gốc từ Burundi, châu Phi và được nuôi phổ biến trên khắp thế giới. Cá Đầu Bò ăn gì? Chăm sóc cá Đầu Bò sinh sản cần lưu ý những gì? Cá Đầu Bò giá bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

MỤC LỤC ẩn 1. Đặc điểm của cá Đầu Bò Burundi 2. Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò với thức ăn bổ dưỡng 3. Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò với mật độ phù hợp 4. Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò sinh sản 5. Ghép đôi và chăm sóc cá Đầu Bò sinh sản 6. Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò giai đoạn ấp trứng 7. Trứng nở và chia bể cho Cá Đầu Bò 8. Cá Đầu Bò giá bao nhiêu?

Đặc điểm của cá Đầu Bò Burundi

Cá Đầu Bò còn được biết đến với cái tên tiếng Anh là Frontosa cichlids. Cơ thể của chúng có hình bầu dục, gầy, phần đầu to và thuôn gọn lại về phía đuôi. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lớp vảy tròn nhỏ, xếp xen kẽ tạo thành một bộ giáp giúp bảo vệ cơ thể như nhiều loài khác trong họ cá rô.

Điểm ấn tượng đầu tiên của chúng là phần đầu to, gù trông giống đầu của cá La Hán. Có một sọc dài từ đầu u qua vùng mặt và kéo dài xuống phần má. Phần vây dài có các sọc đen trắng rõ nét.

Tùy vào từng khu vực sinh sống mà chúng có số sọc và màu sắc khác nhau. Cá trưởng thành thường có kích thước từ 12 – 35cm. Trong đó, con đực thường sẽ lớn hơn con cái và phần đầu của nó cũng to hơn nhiều. Cũng tùy vào cách người chơi chăm sóc cá Đầu Bò.

Là giống cá sống ở vùng nước ngọt, chúng có tuổi thọ khá cao so với nhiều loài cá cảnh khác. Nếu chăm sóc cá Đầu Bò tốt có thể sống tới hơn 25 năm trong vòng đời của mình.

Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò với thức ăn bổ dưỡng

Cá Đầu Bò là giống cá ăn tạp. Thức ăn cho cá chia làm 2 loại: thức ăn tươi và thức ăn khô. Theo các bác sĩ thú y, nên kết hợp hai loại thức ăn để có hiệu quả tốt nhất. Thành phần thức ăn khô nhiều hơn thức ăn tươi.

Thức ăn tươi là các loại cá nhỏ, tôm, côn trùng, động vật nhuyễn thể, giáp xác… Trong đó trùng Artemia là thức ăn phổ biến nhất do thành phần dinh dưỡng phong phú và dễ tìm. Các loại sò, hến, sâu bột có thể cho ăn một lượng nhỏ. Thức ăn tươi dễ mang theo mầm bệnh nếu không được xử lý sạch sẽ.

Thức ăn khô cho cá có rất nhiều chủng loại, phổ biến là dạng viên và dạng lá mỏng. Bạn nên dựa vào kích thước và tình trạng của cá để lựa chọn loại thức ăn. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thức ăn chuyên dụng dành cho cá tầng đáy.

Thức ăn dạng khô có thành phần dinh dưỡng hợp lý, dễ tiêu hóa nhưng rất dễ làm nước bị biến chất. Sau khi cho cá ăn phải vớt hết thức ăn thừa và chất thải để tránh làm đục nước.

Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò với mật độ phù hợp

Cá ưa sống ở nhiệt độ 23 – 28°C, độ pH = 8, môi trường kiềm yếu. Cá trưởng thành có chiều dài hơn 30cm, do đó bể nuôi cá cần có chiều dài 1,5m trở lên. Nên trang bị máy lọc thác nước để giúp tạo sự tuần hoàn nước, hỗ trợ cá trao đổi chất tốt hơn.

Giống cá này có tính cách hiền lành, ít cạnh tranh. Nhưng nên nuôi cùng các loại cá có kích thước tương đương. Mật độ cá không được quá cao, số lượng đực nhiều hơn cái. Nếu muốn nuôi cá sinh sản thì nên chọn con cái nhỏ hơn con đực, vì cá cái trưởng thành sớm hơn cá đực.

Có thể trang trí bể cá bằng nham thạch và rải nền bằng cát. Độ dày của lớp nền khoảng 10cm, có tác dụng kích thích vi khuẩn kỵ khí sinh sôi nảy nở. Tăng khả năng phân giải các chất thải và thức ăn thừa.

Nếu bạn đang quan tâm: cá Đầu Bò size nhỏ, giá bán cá Đầu Bò Burundi, kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò, Đầu Bò moba, cá Đầu Bò giá bao nhiêu, cá Đầu Bò xanh có thể tìm hiểu thêm các nguồn tài liệu khác trên petmart.vn.

Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò sinh sản

Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò sinh sản khi chọn cá giống, cố gắng tránh chọn cá cùng một mẻ. Chủ yếu do hai nguyên nhân:

Thứ nhất, cá cùng độ tuổi dễ thân cận nhưng mọi người đều biết cá đực trưởng thành muộn hơn cá cái rất nhiều. Nếu chọn cá cùng một mẻ, cá đực còn chưa trưởng thành hoặc vừa mới trưởng thành, khả năng sinh sản kém. Vậy tốt nhất nên dùng cá đực lớn hơn cá cái một tuổi trở lên để phối giống. Như vậy việc chăm sóc cá Đầu Bò sẽ dễ dàng hơn, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Thứ hai, cá Đầu Bò cùng lứa có thể đều được gây từ cùng một vựa cá. Chúng đều có “họ hàng” với nhau. Không chỉ khó phối giống, chất lượng cá bột cũng giảm đi nhiều. Cá Đầu Bò giá bao nhiêu khi sinh sản thì tùy vào nơi bán. Tình trạng con giống.

Ghép đôi và chăm sóc cá Đầu Bò sinh sản

Sau khi chọn được cá giống là có thể phối giống ngay. Nếu hai cá thể “vừa mắt nhau” thì sẽ đuổi theo nhau và không ngừng xoay vòng. Rất nhanh cá bố và mẹ sẽ tiến hành giao phối. Cá mẹ thả trứng, cá bố thụ tinh.

Sau đó cá cái sẽ ngậm trứng trong miệng. Đây đều là những quy trình quen thuộc với những người chơi cá và chăm sóc cá Đầu Bò chuyên nghiệp. Đáng chú ý là nếu phát hiện phối giống thành công nhưng không thấy cá thả trứng, có thể liên tục thay 1/6 khối lượng nước để kích thích cá mẹ rụng trứng.

Kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò giai đoạn ấp trứng

Bây giờ đến bước quan trọng nhất của cá Đầu Bò sinh sản là ấp trứng. Sau khi cá mẹ ngậm trứng trong miệng, cần ngừng cho ăn và cách ly để ngăn chặn sự tấn công của cá khác. Chú ý chăm sóc cá Đầu Bò cẩn thận

Đối với một vài cá Đầu Bò sinh sản, chưa đủ thuần thục sẽ thường xảy ra hiện tượng nuốt trứng. Có thể do các nguyên nhân như hoảng sợ hoặc đói. Tỉ lệ cá nở thấp, thậm chí hoàn toàn thất bại.

Trong trường hợp này, kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò hợp lý nhất được chia sẻ là ấp nhân tạo. Người chơi cá có thể mua máy ấp trứng chuyên dụng trên thị trường. Sau đó khi cá ngậm trứng khoảng một tuần thì ấp. Đem trứng đặt trong máy ấp là được.

Thời gian ấp trứng và số lượng trứng nở tỉ lệ nghịch với nhau. Trứng ấp càng sớm thì cá nở càng nhiều. Mà thời gian ấp trứng cùng tỉ lệ sống sót tỉ lệ thuận với nhau. Trứng ấp càng muộn, tỉ lệ sống sót càng cao.

Trứng nở và chia bể cho Cá Đầu Bò

Nhìn chung sau khi đưa vào lồng ấp, sau khoảng 2 – 3 tuần trứng sẽ nở. Sau vài ngày đầu, trứng sẽ từ từ biến thành màu vàng và mọc ra đuôi nhỏ. Nếu không thấy mọc đuôi mà trứng biến trắng tức là trái trứng đó chưa được thụ tinh. Nghĩa là trứng hỏng, cần mau chóng vớt ra ngoài tránh làm ô nhiễm nước.

Sau khi cá nở và hấp thu hết lòng đỏ trứng là có thể vớt khỏi lồng ấp. Cần chuyển sang bể cách ly. Có thể cho cá ăn một chút thức ăn bột Atermia hoặc giun đỏ. Nhớ kỹ không được trực tiếp thả cá về bể cá mẹ. Nếu trong quá trình chăm sóc cá Đầu Bò mẹ không nhận cá con được ấp bằng lồng. Nó sẽ ăn luôn cá nhỏ.

Cá Đầu Bò giá bao nhiêu?

Cá Đầu Bò giá bao nhiêu cũng còn tùy vào từng địa chỉ bán. Được bán với nhiều giá khác nhau. Cá Đầu Bò giá bao nhiêu còn tùy thuộc vào loài, kích thước con giống, màu sắc hoa văn cũng như độ tuổi của nó.

Tuy nhiên, cá Đầu Bò giá bao nhiêu đi chăng nữa thì trung bình chúng thường được bán với giá từ 200.000 – 600.000 VNĐ/con. Cũng có những con cá Đầu Bò được bán với giá 1.000.000 VNĐ/con.

Hiện nay, cá được bán khá nhiều ở các cửa hàng cá cảnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tại Hà Nội, TP.HCM bạn có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng kinh doanh cá cảnh lớn uy tín. Muốn biết cá Đầu Bò giá bao nhiêu thì có thể liên hệ trực tiếp các cửa hàng.

Trên đây là một số thông tin và kinh nghiệm nuôi cá Đầu Bò, cá Đầu Bò giá bao nhiêu để không bị mua đắt. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về giống cả cảnh độc đáo và thú vị này nhé.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Từ khóa » Cá đầu Bò Blue Zaire