Tổng Quan Ngành Công Nghệ Thông Tin Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nếu như, máy hơi nước đánh dấu sự ra đời của cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 1, năng lượng điện biểu trưng cho CMCN lần thứ 2 thì Công nghệ thông tin chính là “dây dẫn” để CMCN lần thứ 3 bùng nổ.
Với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số, từ những năm 1950 đến nay Công nghệ thông tin (CNTT) đã có những bước chuyển mình đáng kinh ngạc. Ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trên hầu khắp mọi lĩnh vực.
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Trong thập niên 90, chuyên ngành phổ biến trong ngành Công nghệ thông tin là Tin học, thì về sau đã phát triển theo hướng khoa học đặc thù hơn. Theo chuẩn ACM của Mỹ thì CNTT được chia làm 5 chuyên ngành chính, tạm dịch là: Khoa học máy tính; Công nghệ máy tính; Công nghệ phần mềm; Hệ thống thông tin; Ứng dụng CNTT.
Tại Việt Nam, CNTT được hiểu là “Tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” – Theo nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993.
So với bề dày lịch sử ngành CNTT thế giới thì CNTT ở Việt Nam còn khá non trẻ. Tuy nhiên, nó lại có tốc độ phát triển nhanh chóng cùng với nhiều đột phá.
Trong bài viết “20 năm phát triển vượt bậc của CNTT 2000 – 2020 và triển vọng đột phá tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình tăng trưởng Việt Nam” GS. Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng đoàn ĐBQH TP. HCM đã khẳng định:20 năm phát triển vượt bậc của công nghiệp công nghệ thông tin: Hội tụ công nghệ, trí tuệ người Việt, đầu tư nước ngoài và sự ra đời của ngành kinh tế lớn nhất, có mức tăng trưởng và năng suất lao động cao nhất Việt Nam. Cụ thể:
– Doanh thu vào năm 2019 là 120 tỉ USD, gấp 400 lần năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm.
– Số lao động là 1.030.000 người, gấp 20 lần năm 2000, chiếm 1,88% tổng số lao động Việt Nam.
– Năng suất lao động gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước.
– Đóng góp 14,3% vào GDP của Việt Nam, gấp 28 lần năm 2000 (0,5% GDP).
– Xuất khẩu giá trị 89,2 tỉ USD, chiếm 33,7% xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu 1 lao động tạo ra 1 năm gấp 18 lần bình quân cả nước.
Nhìn chung, xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin ở Việt Nam bám sát với các đổi mới trên thế giới. Độ tuổi trung bình của những người hoạt động trong ngành này thường dưới 35 tuổi. Với nguồn nhân lực trẻ năng động, sáng tạo chắc chắn ngành Công nghệ thông tin sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.
Chia sẻ bài viết nàyTừ khóa » Công Nghệ Thông Tin Tại Việt Nam
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin ở Việt Nam - Tình Hình Phát Triển?
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Là Gì? Xu Hướng Năm 2022 - Swinburne
-
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NGÀNH CNTT TẠI VIỆT NAM - DevWork
-
Ngành Công Nghệ Thông Tin Và Viễn Thông: Điểm Sáng Trong Mùa Dịch
-
10 SỰ THẬT VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - NIIT - ICT Hà Nội
-
Danh Sách Doanh Nghiệp Công Nghệ Thông Tin Tại Việt Nam - Wikipedia
-
Những Trường Đại Học đào Tạo Công Nghệ Thông Tin Tốt Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Các Công Ty Công Nghệ Thông Tin Hàng Đầu Việt Nam
-
Công Nghệ Thông Tin Việt Nam - Home | Facebook
-
Vinh Danh Top 10 Doanh Nghiệp Công Nghệ Thông Tin Việt Nam 2021
-
[PDF] Thực Trạng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Công Nghệ Thông Tin ở Việt ...
-
Top 10 Doanh Nghiệp CNTT Việt Nam 2021 - VnExpress Số Hóa
-
Top 10 Công Ty CNTT - Viễn Thông Tại Việt Nam: Ai Dẫn đầu? - 24H
-
Thị Trường Công Nghệ Thông Tin Viễn Thông: Những Xu Hướng Mới