Tổng Quan Thị Trường Nội Thất Gỗ 2021 & Dự Báo 6 Tháng đầu Năm ...

>> Xem ngay: Tổng Quan Ngành Gỗ Và Thị Trường Đồ Nội Thất Năm 2022 - Dự Báo Cho Năm 2023

Năm 2021 vừa qua là một năm đầy biến động, có giai đoạn mà các cơ sở sản xuất đồ gỗ thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí là đóng cửa, người lao động bỏ việc về quê.

Tổng quan ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ

Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, trị giá xuất khẩu của nhóm ngành này đạt 14,81 tỷ USD – tăng 19,7% – tương ứng với giá trị 2,44 tỷ USD so với năm 2020. Trong số các nhóm hàng đạt trên 10 tỷ USD nếu so sánh với năm 2019 thì ngành gỗ và sản phẩm từ gỗ mức tăng khá tốt với giá trị đạt 4,16 tỷ USD – tương ứng tăng 39%.

noi-that-moho-tri-gia-xuat-khau-go-san-pham-tu-go

Trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ theo tháng năm 2020 và 2021

Báo cáo chỉ số sản xuất công nghiệp IIP trong năm 2021 từ Tổng cục thống kê (GSO) cho thấy ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện đã tăng 2.7 điểm so với 2020. Trong khi đó ngành nội thất tăng chỉ nhẹ 0.6 điểm so với cùng kỳ.

Năm 2021, mặc dù là ngành chịu ảnh hưởng nhiều từ dịch bệnh Covid-19 nhưng giá trị xuất khẩu trung bình mỗi tháng trong năm 2021 đạt 1,23 tỷ USD/tháng, cao hơn so với mức 1,03 tỷ USD/tháng của năm 2020 và 888 triệu USD/tháng của năm 2019.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường chính, cụ thể:

  • Hoa Kỳ đạt 8,8 tỷ USD, tăng mạnh 22,4%. Tại thị trường này, kim ngạch gỗ nguyên liệu đạt 526,7 triệu, tăng 34,4%; sản phẩm gỗ đạt 8,12 tỷ USD, tăng 19,9%, (đồ nội thất 7,77 tỷ USD, tăng 19,9 %, trong đó sản phẩm đồ nội thất nhà bếp 614,8 triệu USD, giảm 2%, sản phẩm gỗ xây dựng 261,9 triệu USD, tăng 27,7 %, sản phẩm gỗ khác 85,9 triệu USD, giảm 2,7%)
  • Trung Quốc đạt 1,5 tỷ USD, tăng 24,7%;
  • Nhật Bản đạt 1,44 tỷ USD, tăng 11%

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: “Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ sẽ tiếp tục hợp tác với cơ quan chứ năng nhằm giảm thiểu rủi ro trong nguồn cung gỗ nhập khẩu, gian lận thương mại, kiến nghị cơ quan chức năng thực hiện rà soát kỹ nguồn đầu tư FDI có tính rủi ro cao”

Nhận định về triển vọng thị trường năm 2022, Tổng cục Lâm nghiêp cho rằng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm khoảng 8% thị phần thương mại ngành gỗ và lâm sản trên thế giới, nên các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều cơ hội mở rộng và phát triển. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, nhiều đơn hàng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ dịch chuyển sang các thị trường khác.

Mục tiêu Tổng cục Lâm nghiệp đề ra cho năm 2022: Phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 16,5 tỷ USD trở lên, tăng 5,7 % so với 2021. Cụ thể: sản phẩm gỗ 11,47 tỷ USD, tăng 5,7%; gỗ các loại 3,84 tỷ USD, tăng 5,5 %; lâm sản ngoài gỗ là 1,19 tỷ USD, tăng 7,7%. Các thị trường: Hoa Kỳ đạt 9,7 tỷ USD, tăng 6,8%; Nhật bản 1,5 tỷ USD, tăng 2,1%; Trung Quốc 1,6 tỷ USD, tăng 7,4%; 1,1 tỷ USD, tăng 4,5 %; Hàn Quốc 0,9 tỷ USD, tăng 1,8 %; các thị trường còn lại 1,7 tỷ USD, tăng 4,1%

Riêng về ngành nội thất văn phòng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất văn phòng của Việt Nam chỉ tính riêng trong tháng 12/2021 đạt con số 40 triệu USD, qua đó nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt mức 440,4 triệu USD – tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Về thị trường, hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực đối với mặt hàng đồ nội thất văn phòng của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 với giá trị đạt 238 triệu USD – tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất văn phòng tới Mỹ chiếm 59,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là thị trường Nhật Bản đạt 66,3 triệu USD – giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2020; Trung Quốc đạt 26,2 triệu USD, tăng 2,2%; EU đạt 15,7 triệu USD, tăng 51,7%...

Theo Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL), giá trị thị trường nội thất văn phòng thế giới trong năm 2021 đã tăng lên với giá trị khoảng 50 tỷ USD, bất chấp những tác động tiêu cực dịch Covid-19. Thị trường nội thất văn phòng của châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương đang hồi phục rõ rệt hơn, trong khi tốc độ hồi phục tại thị trường Mỹ chậm hơn.

Dự báo thị trường nội thất 6 tháng đầu năm 2022

Ở thị trường quốc tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ nội thất thế giới đã bắt đầu tăng giá bán sản phẩm từ 8% đến 10% do gặp các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng. Các thương hiệu đồ gỗ nội thất đình đám thế giới như IKEA (Thụy Điển), Piet Hein Eek (Hà Lan) và Axor (Italy) đã bắt đầu tăng giá bán sản phẩm do khủng hoảng thiếu nguyên vật liệu, giá nhân công cao và chi phí vận chuyển tăng quá mức.

Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ đồ nội thất văn phòng trên thị trường thế giới ngày càng tăng, trong đó Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan và Anh là những thị trường nhập khẩu hàng đầu. Theo CSIL cũng dự báo nhu cầu đồ nội thất văn phòng trên thế giới vào năm 2022 sẽ tăng trưởng khả quan. Dự báo về tiêu thụ đồ nội thất văn phòng tiếp tục khả quan trong 2022, ghế văn phòng là sản phẩm được đẩy mạnh trong năm đại dịch, do xu hướng làm việc tại nhà tăng nhanh trên thị trường thế giới.

Sản phẩm đồ nội thất văn phòng không phải là thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên với xu thế hội nhập sâu rộng và cơ hội mua máy móc công nghệ hiện đại với mức thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định đã được ký kết, sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất mặt hàng này của Việt Nam tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường. Mặt khác, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất văn phòng trên thị trường thế giới rất lớn và được dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2022. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới.

Nguồn: GSO, Tổng cục hải quan.

>> Xem ngay: Tổng Quan Ngành Gỗ Và Thị Trường Đồ Nội Thất Năm 2022 - Dự Báo Cho Năm 2023

Vài nét về thương hiệu nội thất MOHO

Nội thất MOHO là thương hiệu nội thất bán lẻ đến từ Savimex đã có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nội thất xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,.... Lần đầu tiên thương hiệu nội thất đạt chuẩn xuất khẩu quốc tế được phân phối trong thị trường trong nước với các sản phẩm như sofa,bàn sofa, giường ngủ, tủ đầu giường, bộ bàn ăn, tủ quần áo, bàn trang điểm, tủ giày...

Nội thất MOHO ra đời mang đến một ngưỡng tiêu chuẩn mới về chất lượng các sản phẩm nội thất Việt Nam và mong muốn mang đến những sản phẩm nội thất không chỉ có kết cấu vững chắc, sử dụng bền bỉ, mẫu mã đẹp và tiện đụng mà MOHO hướng đến sản phẩm nội thất an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Xem thêm:

  • Gỗ tràm làm gì? Lý do nên mua giường ngủ gỗ tràm
  • Những lưu ý khi bố trí không gian phòng khách
  • Mẫu tủ kệ thông minh trang trí phòng khách
  • Cách lựa chọn Sofa phù hợp cho tổ ấm
  • Những mẫu giường ngủ gỗ tự nhiên tại Nội Thất MOHO

-------

Giá trị vượt trội:

✔ Thân thiện môi trường: Đạt chứng nhận bảo vệ và phát triển Rừng – FSC

✔ An toàn sức khỏe: Đạt chứng nhận giảm phát thải Formaldehyde – CARB P2

✔ Chất lượng quốc tế: Dây chuyền sản xuất hiện đại với đội ngũ thợ tay nghề cao

-------

Dịch vụ chuyên nghiệp:

✔ Freeship TP. HCM, Hà Nội, Biên Hòa và một số khu vực tại Bình Dương

✔ Miễn phí 1 đổi 1 - Bảo hành 2 năm - Bảo trì trọn đời

-------

MOHO - Modern Life & Home

• Website: https://moho.com.vn/

• Email: cskh@moho.com.vn

• Hotline: 097 114 1140

• Showroom: 162 HT17, P. Hiệp Thành, Q. 12, TP. HCM

• Experience Store: S05.03-S18 phân khu The Rainbow | Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức

• Experience Store 2: S3.03-Sh15 phân khu Sapphire | Vinhomes Smart City, Hà Nội

Hình ảnh bài viếtHình ảnh bài viết

Từ khóa » Thị Trường Nội Thất Gỗ Công Nghiệp