Tổng Quan Về Bệnh Hắc Lào: Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách điều Trị ...
Có thể bạn quan tâm
Hắc lào là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng ấm, mưa nhiều. Các yếu tố trên tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nấm sợi gây bệnh phát triển và sinh sôi. Hắc lào khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu; các tổn thương trên da gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh tự ti, e ngại. Để xử lý hắc lào hiệu quả, việc hiểu rõ về bệnh là điều cần thiết. Qua bài viết sau, hãy cũng Dizigone tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh hắc lào, giúp bạn biết chăm sóc da và điều trị bệnh hiệu quả.
Mục lục
- I. Hắc lào là gì? Dấu hiệu của bệnh hắc lào
- II. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
- 1. Nguyên nhân trực tiếp
- 2. Điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ bị bệnh hắc lào
- III. Các vị trí tổn thương của bệnh hắc lào và triệu chứng điển hình
- 1. Hắc lào ở bàn chân
- 2. Hắc lào ở bẹn
- 3. Hắc lào ở vùng mặt
- 4. Hắc lào ở thân mình
- 5. Hắc lào trên râu
- IV. Hắc lào có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả
- 1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- 2. Dùng chung đồ với người bệnh
- 3. Lây truyền bệnh từ động vật
- 4. Lây bệnh từ môi trường
- V. Chẩn đoán xác định bệnh hắc lào
- VI. Phân biệt hắc lào với một số bệnh thường gặp khác
- 1. Hắc lào và bệnh chàm
- 2. Hắc lào và vẩy nến
- VII. Cách điều trị hắc lào dứt điểm, không tái phát
- 1. Xác định và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển
- 2. Áp dụng các giải pháp kháng nấm tại chỗ
- 3. Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân
I. Hắc lào là gì? Dấu hiệu của bệnh hắc lào
Hắc lào là bệnh nhiễm trùng da do nấm sợi (dermatophytosis). Đặc trưng của hắc lào là những tổn thương có hình tròn như đồng tiền, nên còn gọi là bệnh lác đồng tiền.
Tổn thương do hắc lào có thể gặp bất cứ vị trí nào trên da, nhưng thường gặp nhất là ở vùng kín (háng, bẹn), quanh thắt lưng, mông hoặc vùng có nếp gấp lớn khác. Ngoài ra, hắc lào còn có thể lan tới các bộ phận như: da đầu, bàn chân, móng tay…
Triệu chứng hắc lào sẽ khác nhau tùy theo vị trí bệnh, Nhìn chung, hắc lào trên da sẽ có các dấu hiệu là:
- Xuất hiện các đám nhỏ hình tròn hoặc bầu dục sau đó lan rộng thành mảng lớn, đa cung.
- Vùng da bị nấm có màu đỏ hoặc nâu, dễ tróc vảy.
- Có cảm giác ngứa nhất là khi ra mồ hôi.
- Nổi mụn nước, mụn mủ vàng vì gãi mạnh gây nhiễm khuẩn.
Nếu bị hắc lào ở móng tay, người bệnh sẽ thấy móng có biểu hiện dày hơn, đổi màu hay nứt gãy. Trường hợp hắc lào trên da đầu, nấm sợi sẽ khiến tóc gãy rụng, da đầu xuất hiện mảng gàu trắng gây ngứa ngáy nhiều, phát triển các mảng hói.
II. Nguyên nhân gây bệnh hắc lào
1. Nguyên nhân trực tiếp
Hắc lào do những loại vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây ra:
- Trichophyton: Gây nấm trên da, tóc, móng.
- Epidermophyton: Gây nấm ở da và móng.
- Microsporum: Gây nấm ở da và tóc.
Các loại nấm trên có thể tồn tại dưới dạng bào tử trong đất ở thời gian dài. Khi tiếp xúc với đất chứa bào tử nấm này, con người và động vật dễ trở thành đối tượng bị nhiễm nấm.
2. Điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ bị bệnh hắc lào
- Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Không tắm rửa thay quần áo thường xuyên. Người hay mặc quần áo còn ẩm chưa khô hẳn, ít thay chăn ga gối đệm.
- Tác động từ môi trường sống: Do môi trường ô nhiễm ẩm ướt nhiều khói bụi, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, không khí ô nhiễm.
- Sức đề kháng kém: bệnh nhân suy giảm miễn dịch do HIV. Hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch, rối loạn nội tiết; dùng kháng sinh lâu ngày.
- Bệnh lý về da: Da thường xuyên bị khô nứt do rối loạn cấu tạo lớp keratin.
- Khi hậu nóng bức: Nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sợi phát triển, lây lan.
III. Các vị trí tổn thương của bệnh hắc lào và triệu chứng điển hình
1. Hắc lào ở bàn chân
Có 4 hình thái hắc lào thường gặp ở bàn chân:
- Bong vảy: Lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều, ngứa ít.
- Viêm kẽ: Thường ở kẽ ngón 3-4 bàn chân. Tổn thương đỏ, nứt, chảy nước gây đau và ngứa.
- Tổ đỉa: Mụn nước nằm sâu dưới da, khó vỡ. Khi mụn vỡ sẽ để lại bề mặt lỗ chỗ gây đau và ngứa.
- Viêm móng: Móng có những đám trắng, đường trắng xuất hiện từ bờ tự do hoặc bờ bên. Sau đó móng dày dần, có màu vàng bẩn và dễ mủn.
2. Hắc lào ở bẹn
Tổn thương là những chấm đỏ, có vảy nhỏ dần lan ra thành mảng lớn. Bề mặt đỏ, trên bờ có nhiều mụn nước và vảy da. Các mảng liên kết thành mảng lớn, ở giữa nhạt màu. Bệnh gây ngứa và khó chịu.
3. Hắc lào ở vùng mặt
Vùng da nhiễm nấm rát đỏ, bờ hơi nổi cao đôi khi không rõ, bong vảy và ngứa.
>>> Xem bài viết: Cách xử lý hắc lào ở mặt an toàn, không để lại sẹo
4. Hắc lào ở thân mình
Tổn thương là mụn nước thành đám hình tròn hoặc hình nhiều cung. Vùng da tổn thương dễ lành ở giữa. Bệnh dễ lan rộng và gây ngứa.
5. Hắc lào trên râu
Thường gặp ở nông dân tiếp xúc với súc vật.
Có 2 hình thái:
- Dạng nông: Sợi râu gãy và bong vảy. Một số trường hợp râu vẫn còn nhưng khô.
- Dạng sâu: Bệnh tiến triển chậm. Biểu hiện là các u nhỏ liên kết với nhau tạo mảng thâm nhiễm ăn sâu xuống hình thành các áp xe. Da viêm tấy, râu rụng, mủ chảy qua lỗ chân râu.
IV. Hắc lào có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả
Hắc lào rất dễ lây lan. Các nguồn lan truyền bệnh và cách phòng tránh là:
1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Khi tiếp xúc trực tiếp với người bị hắc lào sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Do bào tử nấm có khả năng sống kéo dài. Vì vậy tránh tiếp xúc với người bệnh là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
2. Dùng chung đồ với người bệnh
Dùng chung đồ sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Vì thế không dùng chung đồ đạc, quần áo, vật dụng cá nhân, khăn tắm, ga trải giường với người bị hắc lào.
3. Lây truyền bệnh từ động vật
Động vật như chó mèo dễ trở thành vật chủ của nấm kí sinh. Để phòng tránh lây truyền nấm từ động vật, cần lưu ý:
- Sau khi chơi với vật nuôi nên rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt vi nấm lan truyền từ vật nuôi.
- Nếu nghi ngờ thú cưng bị hắc lào nên đưa đến bác sỹ thú y để tránh lây truyền bệnh từ động vật.
- Hút bụi và dọn vệ sinh tại những nơi vật nuôi thường lui tới để loại bỏ được lông hoặc vảy da bị nhiễm trùng.
- Có thể khử trùng nơi vật nuôi ở bằng các chất khử trùng thông thường như thuốc tẩy clo pha loãng hoặc các chất tẩy rửa mạnh để tiêu diệt vi nấm gây bệnh. Nhưng không được tự ý pha trộn các chất tẩy rửa vì có thể gây ra phản ứng nguy hiểm và sinh ra khí độc hại.
4. Lây bệnh từ môi trường
Môi trường xung quanh ẩm ướt và không đảm bảo vệ sinh dễ trở thành nơi trú ẩn của nấm hắc lào. Để phòng tránh bệnh chúng ta nên:
- Đảm bảo làn da luôn sạch sẽ và khô ráo để ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của nấm.
- Khi sử dụng nhà tắm công cộng hoặc phòng thay đồ, nên sử dụng dép vì đây là môi trường ẩm ướt tồn tại nhiều vi nấm hắc lào. Đi dép làm hạn chế tiếp xúc giữa làn da và vi nấm, phòng bệnh hiệu quả.
- Thay tất và đồ lót mỗi ngày một lần, cắt móng chân móng tay thường xuyên để giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Sử dụng các loại đồ lót, quần áo cotton thoáng khí làm giảm sự ma sát với vùng da bị tổn thương khi bị bệnh.
Ngoài ra cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng như bổ sung nhiều rau quả, vitamin, chất dinh dưỡng; kiêng ăn đồ biển vì dễ gây dị ứng; kiêng ăn đồ nếp vì dễ mưng mủ; hạn chế rau muống và thịt bò vì làm tổn thương da lâu lành.
>>> Xem bài viết: Hắc lào có lây không?
V. Chẩn đoán xác định bệnh hắc lào
Hắc lào thường được chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng ở các tổn thương da. Để xác định bệnh chính xác hơn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Soi tươi tìm sợi nấm: Lấy mẫu da hoặc dịch tiết từ tổn thương da để gửi tới phòng thí nghiệm. Các sợi nấm chia đốt được phát hiện dưới kính hiển vi.
- Soi dưới dung môi KOH: Cạo một phần tổ chức da bị nhiễm nấm để lên phiến kính rồi nhỏ lên đó một giọt kali hydroxyd (KOH). KOH phá vỡ các tế bào da bình thường và giúp các tế bào nấm sợi nhìn thấy rõ hơn dưới kinh hiển vi.
- Nuôi cấy khuẩn lạc: Lấy mẫu nấm trên da người bệnh nuôi cấy trong môi trường thích hợp để xác định đúng chủng gây bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, nhưng cần nhiều thời gian hơn 2 phương pháp trên.
VI. Phân biệt hắc lào với một số bệnh thường gặp khác
1. Hắc lào và bệnh chàm
Hắc lào dễ bị nhầm với bệnh chàm/ viêm da cơ địa. Dạng chàm khô – chàm thể tạng cũng gây những tổn thương hình tròn dạng đồng xu giống như hắc lào.
Hai bệnh này có thể phân biệt qua một số triệu chứng lâm sàng:
- Bệnh chàm khô: Thường đi kèm với triệu chứng khô da toàn thân. Vùng da tổn thương có màu sắc đa dạng, hay gặp nhất là màu đỏ, nhưng cũng dễ gặp màu nâu, hồng hay vàng. Tổn thương ngứa nhiều hoặc ít, đôi khi có cảm giác bỏng rát. Diện tích da bị chàm thường rộng hơn hắc lào.
- Hắc lào: Trên da có thể nổi mụn mủ – điều không thường thấy ở bệnh chàm khô. Tổn thương dạng đồng xu có gờ sắc cạnh nổi rõ.
Đôi khi, 2 bệnh này sẽ không thể phân biệt được bằng mắt thường mà cần phải xét nghiệm soi da để xác định. Trên vùng da bị hắc lào sẽ thấy các sợi nấm chia đốt. Trong khi đó, bệnh chàm có nguyên nhân là cơ địa dị ứng nên sẽ không tồn tại mầm bệnh nấm trên mẫu kiểm nghiệm.
>>> Xem bài viết: Đánh bại chàm khô nhanh chóng chỉ bằng 3 nguyên tắc vàng
2. Hắc lào và vẩy nến
Vẩy nến cũng là một bệnh do cơ địa dị ứng với những triệu chứng lâm sàng khá giống hắc lào. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ, có thể thấy bệnh có những đặc trưng riêng như:
- Vùng da vảy nến có màu hồng, bên trên xuất hiện vảy trắng dày lên, bong tróc.
- Mảng tổn thương có kích thước lớn
- Thường xuất hiện ở cá vùng da đặc trưng: khuỷu tay, đầu gối, thắt lưng.
- Tổn thương đồng đều, không có hiện tượng mọc dày bên ngoài và lõm ở bên trong.
VII. Cách điều trị hắc lào dứt điểm, không tái phát
Hắc lào không thể tự khỏi mà phải được điều trị bằng các giải pháp kháng nấm, tùy theo vị trí nhiễm nấm và mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Nguyên tắc điều trị hắc lào cơ bản bao gồm:
- Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm sợi
- Sử dụng các giải pháp kháng nấm đường bôi tại chỗ hay đường dùng toàn thân.
Do nấm sợi khó tiêu diệt nên một đợt điều trị hắc lào thường kéo dài 1-3 tháng tùy mức độ bệnh. Sau khi khỏi bệnh, chăm sóc, vệ sinh da cẩn thận là cách duy nhất để ngăn ngừa hắc lào tái lại.
1. Xác định và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển
Nấm sợi phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ cao, môi trường nóng ẩm. Những biện pháp cần thực hiện để loại bỏ điều kiện sống thuận lợi của nấm, kiểm soát bệnh lây lan là:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Tắm rửa kỹ 1-2 lần/ngày, tránh để mồ hôi, bụi bẩn tích tụ quá lâu trên da.
- Tránh mặc quần áo ẩm ướt; là quần áo thường xuyên hoặc phơi khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là đồ lót.
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây như: chó, mèo, thú cưng, đất bẩn, người đang bị hắc lào…
- Thay giặt chăn màn, ga gối thường xuyên, vệ sinh nhà sửa sạch sẽ để diệt nấm sợi bám dính trên đồ vật.
2. Áp dụng các giải pháp kháng nấm tại chỗ
2.1. Các kem bôi hoạt chất kháng nấm cổ điển
Thuốc chống nấm bôi ngoài da là giải pháp diệt nấm khá hiệu quả và dễ áp dụng. Các thuốc chống nấm bôi ngoài da thường tác động theo cơ chế là ức chế sinh tổng hợp màng tế bào nấm, khiến nấm bị bất hoạt và bị tiêu diệt.
Các thuốc chống nấm bôi ngoài da thường dùng là:
- Ciclopiroxolamin 1%
- Ketoconazol 2%
- Terbinafin 1%
- Clotrimazol 1%
Cấu trúc màng tế bào nấm khó xâm nhập nên các thuốc bôi ngoài da này cũng cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Ngoài ra, thực trạng đáng báo động hiện nay là nhiều chủng nấm đã đột biến cấu trúc và có khả năng đề kháng mạnh với các hoạt chất kháng nấm “cổ điển” nói trên. Chính vì vậy, nhiều thuốc bôi nấm da thông dụng đã không còn phát huy được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ giúp cải thiện nấm ngứa một thời gian rồi lại tái phát như cũ.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều sản phẩm kem bôi kết hợp hoạt chất kháng nấm và corticoid đã được sử dụng trong điều trị nấm hắc lào để đẩy lùi nhanh triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bản thân corticoid không có tác dụng diệt nấm sợi, chỉ giúp chống viêm, giảm ngứa và giảm triệu chứng tức thời. Dùng các thuốc này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ như yếu da, mỏng da; khi ngừng lại có khả năng tái phát nặng hơn ban đầu.
Do đó, việc sử dụng các hoạt chất kháng nấm “cổ điển” hay kết hợp thêm corticoid hiện nay đã không còn là lựa chọn tối ưu với nhiều người bệnh nấm da – hắc lào.
2.2. Giải pháp kháng nấm thế hệ mới: DIZIGONE FUGINEX
Dizigone Fuginex được nghiên cứu và ra đời từ nhu cầu cấp thiết của người bệnh hắc lào về một giải pháp kháng nấm NHANH – MẠNH – AN TOÀN. Hai sản phẩm hiệp đồng tác dụng để tạo nên một bộ đôi chăm sóc da và đẩy lùi nấm ngứa toàn diện:
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone: Chứa HOCl – hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp tiêu diệt 99.9% mầm bệnh chỉ trong vòng 30s (Đã được kiểm chứng tại Bộ Khoa học Công nghệ). Dung dịch Dizigone giúp làm sạch da, ngăn ngừa viêm nhiễm, loại bỏ vảy sừng và giúp hoạt chất kháng nấm thấm sâu để phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn.
- Kem Dizigone Fuginex: Kết hợp bộ đôi hoạt chất kháng nấm thế hệ mới là Piroctone Olamine & Climbazole giúp nhanh chóng tiêu diệt hoàn toàn nấm sợi gây hắc lào/ lác đồng tiền. Ngoài ra, kem Fuginex còn bổ sung các thành phần làm dịu da, giảm kích ứng; thúc đẩy da phục hồi, tái tạo nhanh và ngăn ngừa thâm sạm.
Bộ đôi đẩy lùi hắc lào Dizigone Fuginex giúp làm sạch tận gốc chân nấm và tái tạo lại làn da mềm mịn, đều màu. Sản phẩm đã được kiểm chứng hiệu quả qua thực tế sử dụng của hàng ngàn khách hàng.
Hiệu quả trên hắc lào của Dizigone Fuginex
Xem thêm về phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone xử lý hắc lào qua Shopee:
>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT 2021] 9+ thuốc bôi hắc lào hiệu quả nhất
3. Sử dụng thuốc chống nấm toàn thân
Khi tổn thương do nấm gây ra lan rộng toàn thân hoặc không thấy cải thiện sau khoảng 2 tuần điều trị bằng liệu pháp bôi ngoài da, người bệnh nên đi khám để được chỉ định dùng thuốc theo đường uống hoặc tiêm.
Thuốc chống nấm đường uống có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây đọc với gan nên cần kiểm tra chức năng gan trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, cần tuân thủ tuyệt đối theo liều dùng và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để tránh tác dụng phụ toàn thân.
Các thuốc chống nấm đường uống thường dùng:
- Griseofulvin viên 500mg: trẻ em dùng liều 10- 20mg/kg/ngày. Ngƣời lớn 1-2 viên/ngày, thời gian điều trị 4-6 tuần.
- Terbinafin 250mg/viên/ngày x 10-14 ngày, uống trước bữa ăn. Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 16 tháng, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
- Itraconazol 100mg/viên x 2 viên/ngày x 3-4 tuần, uống sau bữa ăn
>>> Xem bài viết: [CẬP NHẬT 2023] Thuốc uống trị lác đồng tiền hiệu quả nhất
Kết luận: Hắc lào là bệnh ngoài da do nấm sợi thường gặp, có khả năng lây lan và gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Hắc lào không nguy hiểm nhưng khó xử lý dứt điểm, dễ tái lại nếu không chăm sóc, xử lý đúng cách. Tùy theo mức độ bệnh, hắc lào sẽ được điều trị bằng các sản phẩm kháng nấm bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Bộ sản phẩm Dizigone là một trong những lựa chọn để xử lý hắc lào mà bạn đọc có thể tham khảo. Để đươc tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh hắc lào, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: Hướng dẫn điều trị bệnh da do nấm sợi – Bộ Y tế.
Từ khóa » Các Loại Bệnh Hắc Lào
-
Bệnh Hắc Lào: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Triệu Chứng điển Hình Của Nấm Da Hắc Lào Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Bệnh Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Nấm Da (hắc Lào) Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng?
-
Bệnh Hắc Lào – Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Bệnh Hắc Lào Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng?
-
Nguyên Nhân Bị Hắc Lào đọc Sớm để Có Biện Pháp Phòng Tránh
-
Bệnh Hắc Lào: Nhận Biết Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều ...
-
Hắc Lào Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chẩn Đoán, Điều Trị
-
Bệnh Hắc Lào (lác đồng Tiền): Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
TOP 11 Loại Thuốc Trị Hắc Lào Tốt Nhất Hiện Nay - Dứt Điểm Bệnh
-
Hắc Lào Giai đoạn đầu: Dấu Hiệu Và điều Trị
-
Tổng Hợp Các Loại Thuốc Trị Hắc Lào ở Háng Tại Nhà Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Bệnh Hắc Lào Có Lây Không? | BvNTP