Tổng Quan Về Bức Tranh Dân Số Thế Giới đến Năm 2021

TÌM KIẾM Tạp chí Quản lý nhà nước Trang chủ Chuyên mục Dân số và Phát triển FacebookEmailIn
(Quanlynhanuoc.vn) – Vào đầu tháng 8 hằng năm, Cục Tham chiếu dân số Hoa Kỳ (PRB) công bố báo cáo về tình trạng dân số thế giới. Báo cáo sẽ cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng quan về tình trạng dân số toàn thế giới, cả về quy mô, cơ cấu hay những biến động về tỷ suất sinh, chết, di dân cũng như tuổi thọ trung bình của dân số tại mỗi quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ việc tiếp cận bản công bố tình trạng dân số thế giới 20211 (ngày 17/8/2021) và các tài liệu liên quan, tác giả sẽ khái quát một số nét cơ bản nhất về bức tranh dân số thế giới hiện tại.
Ảnh minh họa (interntet).
Về quy mô dân số

Tổng dân số trên thế giới tính đến tháng 7/2021 là 7.837 triệu người, trong đó, châu Á chiếm tỷ trọng dân số cao nhất, với gần 60% dân số thế giới.

Bảng 1. Quy mô dân số thế giới và các châu lục
Đơn vị: triệu người
Khu vực Quy mô dân số
Thế giới 7.837
Châu Phi 1.373
Châu Mỹ 1.027
Châu Á 4.651
Châu Âu 744
Châu Đại Dương 43
*Nguồn: World population data sheet 2021. www.prb.org.

Theo số liệu báo cáo trên, tính đến thời điểm giữa năm 2021, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1.412 triệu  người. Dự báo đến năm 2050 có khoảng 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô dân số giảm, bao gồm Trung Quốc, Thái Lan và Ukraine. Khu vực được dự báo là dân số sẽ sụt giảm nhanh chóng vào năm 2050 là Đông Âu. Trong khi đó, khu vực chiếm phần đông dân số vẫn là châu Á và châu Phi.

Về mức sinh

Chủ đề báo cáo về tình trạng dân số thế giới năm 2021 tập trung vào mức sinh toàn cầu, bởi vậy, có khá nhiều chỉ tiêu mức sinh được phân tích. Trước hết, thông qua tổng tỷ suất sinh (TFR) cho thấy, mức sinh dân số thế giới có sự biến động lớn theo thời gian và giữa các khu vực.

Tính đến hết năm 2020, tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 3,2 con/01 phụ nữ năm 1990 xuống còn 2,3 con/01 phụ nữ2. Tuy nhiên, con số này cũng dao động từ 4,7 con/01 phụ nữ ở vùng cận sa mạc Saharan châu Phi và xuống tới 1,3 con/phụ nữ ở khu vực Đông Á hay Nam Âu. Đồng thời, mức sinh và mức thu nhập vẫn có tỷ lệ nghịch. Đó là những quốc gia có thu nhập thấp nhất thì có mức sinh cao nhất và ngược lại, những quốc gia có thu nhập cao nhất thì mức sinh thấp nhất.

Bảng 2. So sánh mức sinh của dân số thế giới theo nhóm nước
Nhóm nước

(Theo mức thu nhập)

Mức sinh (TFR)
Năm 1990 Năm 2020
Thu nhập cao 1,8 1,5
Thu nhập trung bình 3,4 2,2
Thu nhập thấp 6,4 4,7
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.

Cụ thể, báo cáo đã chỉ ra một số quốc gia có mức sinh cao nhất trên thế giới là Niger có TFR cao nhất là 7,0 và tiếp theo là Somalia với 6,9 và Chad với 6,4. Các quốc gia có mức sinh thấp nhất như Hàn Quốc với TFR là 0,8; Đài Loan là 1,0 và Ukraine là 1,1.

Điều đáng nói, dù các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực giảm tình trạng làm mẹ ở tuổi vị thành niên nhưng vẫn còn khoảng 15% số trẻ sinh ra ở khu vực châu Phi là của những bà mẹ ở độ tuổi từ 15 – 19. Con số này ở châu Mỹ là 12%, châu Đại Dương là 6%, châu Á 5% và châu Âu là 3%.

Tổ chức Save the Children dẫn số liệu của Chính phủ Nam Phi cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai và sinh con tại Gauteng (tỉnh đông dân nhất Nam Phi) tăng ít nhất 60% kể từ khi đại dịch Covid – 19 xảy ra, trong đó, hơn 930 em phải làm mẹ khi chưa đủ 14 tuổi. Hơn 23.000 thiếu niên dưới 18 tuổi tại tỉnh Gauteng sinh con trong thời gian từ tháng 4/2020 – 3/2021, so với con số 14.577 thiếu nữ dưới 19 tuổi sinh con trong cùng kỳ năm trước3.

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo dữ liệu dân số năm 2021, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự thay đổi tỷ lệ số ca sinh của những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên theo thời gian. Kết quả cũng phản ánh phù hợp với xu hướng kết hôn muộn và độ trễ sinh con của phụ nữ ngày nay, nhất là ở các nước phát triển, có thu nhập cao. (xem Bảng 3).

Bảng 3. Tỷ lệ ca sinh của các bà mẹ từ 35 tuổi trở lên
Đơn vị: %
Nhóm nước Tỷ lệ ca sinh
1990 2020
Toàn thế giới 11 14
Các nước phát triển hơn 9 23
Các nước kém phát triển 11 13
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.

Từ năm 1990 – 2020, tỷ lệ sinh ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên đã tăng ở châu Âu (từ 8% lên 24%), châu Đại Dương (từ 13% lên 23%), châu Mỹ (từ 11% lên 16%) và châu Á (từ 9% đến 12%). Trái lại, con số này gần như thay đổi rất ít ở châu Phi, từ 17% xuống 16%.

Bên cạnh đó, mức sinh cũng đang có chiều hướng giảm ở nhiều quốc gia. Mỹ và Ca-na-đa nằm trong số các quốc gia có mức sinh dưới mức sinh thay thế.

Về mức chết

Báo cáo cũng chỉ ra, có sự ảnh hưởng của Covid – 19 nên mức chết thô (được tính dựa trên số người chết trên 1000 người dân) năm 2020 đã gia tăng hơn so với năm 20194. Cụ thể là, ở Nga đã tăng từ 12/1000 trong năm 2019 lên 15/1000 trong năm 2020. Ở I – ta – li -a, con số đó là 11 và 13 và Mỹ là 9 và10.

Mức chết của trẻ sơ sinh dao động lớn theo các khu vực. Ở châu Phi có mức chết trẻ sơ sinh cao nhất thế giới với 47 trẻ sơ sinh chết trên 1.000 ca sinh ra sống. Con số này lần lượt là 26 ở châu Á, 16 ở châu Đại Dương, 12 ở châu Mỹ và ở châu Âu là thấp nhất với 4/1.000 ca sinh sống.

Chỉ số chết của trẻ sơ sinh phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở các quốc gia đó, nhất là thể hiện mức độ chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Các con số cụ thể được đề cập ở Bảng 4.

Bảng 4. Mức chết của trẻ sơ sinh năm 2021 theo nhóm nước
Đơn vị: Số trẻ sinh ra chết trên 1.000 ca sinh sống
Nhóm nước

(Theo mức thu nhập)

 

Mức chết của trẻ sơ sinh

Toàn thế giới 31
Thu nhập cao 4
Thu nhập trung bình 29
– Trung bình cao 11
– Trung bình thấp 35
Thu nhập thấp 51
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.
Cơ cấu tuổi dân số

Già hóa dân số là xu hướng chung trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, xét từ góc độ cơ cấu tuổi của dân số ở các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng có những khác biệt đáng kể. Tỷ lệ trẻ em (từ 15 tuổi trở xuống) ở vùng Đông, Trung và Tây phi là khá cao, chiếm tới hơn 40% tổng dân số thế giới. Còn khu vực có dân số già nhất trên thế giới là Nam Âu và Tây Âu với 21% dân số từ 65 tuổi trở lên, trong khi khu vực cận Sahara châu Phi có tỷ trọng nhỏ nhất là 3%. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên là 17% gần bằng tỷ lệ người dưới 15 tuổi 18%.

Chú thích: 1. Cục Tham chiếu dân số Hoa Kỳ. Tổng hợp dữ liệu dân số năm 2021. https://www.prb.org, ngày 17/8/2021 2. Tổng tỷ suất sinh (TFR) là số con đã sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ (15 – 49 tuổi), nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ sinh đẻ trải qua tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như quan sát được trong thời kỳ nghiên cứu. 3. Channels Television, Teen Pregnancies Surge In South Africa Amid Covid -19 Pandemic, https://www.channelstv.com, truy cập ngày 24/8/2021 4. Liselle Yorke, Impact of Covid -19 Pandemic on Global Birth and Death Rates Unclear, With Many Countries Lacking Reliable Data, https://www.prb.org.
TS. Tạ Thị Hương Học viện Hành chính Quốc gia

BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM

Giải pháp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người cao tuổi trước xu thế già hóa dân số ở thành phố Hải...

Xu hướng phát triển dân số thế giới hiện nay

Khuyến nghị một số chính sách thích ứng với vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam 

Tiêu điểm

Đổi mới tư duy, phương thức lập pháp, xoá bỏ điểm...

18/11/2024 (Quanlynhanuoc.vn) - Với tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, với tư duy mới, tầm nhìn mới, chúng ta tin tưởng Đảng và Nhà nước sớm tạo dựng nền thể chế bao trùm, xóa bỏ điểm nghẽn của điểm nghẽn về thể chế cho phát triển, thực hiện khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tư tưởng của V.I.Lênin về kiểm tra, kỷ luật đảng và xây dựng đội...

07/11/2024

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh...

04/11/2024

Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ...

20/10/2024

Hà Nội – Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, vì hòa bình

10/10/2024

Chỉ mục

Giới thiệu Tạp chí in

Tạp chí in

Tạp chí QLNN số 345 (10/2024)

25/10/2024Tạp chí in

Tạp chí QLNN số 344 (9/2024)

25/09/2024Tạp chí in

Tạp chí QLNN số 343 (8/2024)

23/08/2024 Tổng mục lục Tạp chí in

Các số Tạp chí

Tạp chí QLNN số 345 (10/2024)

25/10/2024

Tạp chí QLNN số 344 (9/2024)

25/09/2024

Tạp chí QLNN số 343 (8/2024)

23/08/2024

Tạp chí QLNN số 342 (7/2024)

31/07/2024

Tạp chí QLNN số 341 (6/2024)

19/06/2024

Journal of State Management

Giới thiệu sách

Giới thiệu sách

Cuốn sách: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

23/10/2024Giới thiệu sách

Cuốn sách: Quản trị quốc gia, hiện đại, hiệu quả – Cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

16/10/2024Giới thiệu sách

Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Giai đoạn mới, yêu cầu mới

16/10/2024

Media

https://youtu.be/fnmYhfpgAoE

Thông tin tuyển sinh

LINK

Thông tin tuyên truyền

Cơ quan chủ quản: Học viện Hành chính Quốc gia Tổng Biên tập: TS. Nguyễn Quang Vinh Phó Tổng biên tập: TS. Tạ Quang Tuấn, TS. Nguyễn Toàn Thắng Giấy phép hoạt động Báo chí số 319/GP-BTTTT, ngày 21/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Toà soạn: 73 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024 38359289 - 024 38359958 – 024 37735790 – 024 37735764 Email: quanlynhanuoc@napa.vn

Từ khóa » Dân Số Các Nước Thế Giới 2021