TỔNG QUAN VỀ CÁ NỤC
Có thể bạn quan tâm
1. Cá nục là cá gì? Sống ở đâu?
Cá nục là loại cá có kích thước nhỏ, chiều dài không quá 40cm. Thân mình hơi tròn với 4 vây phân bố đều ở cả trên lưng và dưới bụng (2 trên, 2 dưới)
Mùa sinh sản của giống cá này thường vào tháng 2 và tháng 5, riêng tại Việt Nam thì thường rơi vào tháng 7 khi mà có gió nóng thổi qua.
Mỗi lần sinh sản, một con cá nục cái sẽ đẻ được từ 25.000 – 150.000 trứng. Do vậy nguồn tài nguyên khai thác giống cá này tương đối dồi dào.
Sau những tháng sinh sản hoặc khi biển động thì chúng sẽ lặn xuống các tầng nước sâu hơn để tránh nguy hiểm và kiếm ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là tôm hoặc động vật phù du, không xương
Có một số bạn hay nhầm lẫn giữa việc gọi cá nục hay cá lục. Tên gọi thuần Việt chính xác nhất của loài này là cá nục và hiện tại chưa có loài nào có tên là cá lục.
Cá Nục có nhiều ở vùng biển Bắc Trung Bộ, trong đó cá nục thuôn dài- còn gọi là nục chuối rất dồi dào, nhiều thịt thường được người dân nơi đây mang đi làm mắm tạo ra nước mắm cá Nục đậm đà, thơm vị.
2. Cá nục có mấy loại?
Tới thời điểm hiện tại, người ta đã tìm ra 12 loại cá nục khác nhau trên toàn thế giới. Tại Việt Nam hiện tại có khoảng 3 loại được tìm thấy và phổ biến gồm: cá nục bông, nục sò và nục chuối.
>>>> CÁC MÓN ĂN NGON ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ CÁ NỤC
♦ Cá nục bông (nục tròn)
Cá nục bông (tên khác là nục tròn) là phân nhánh đang được ưa chuộng sử dụng nhất tại Việt Nam. Cá nục tròn được phân biệt và mô tả bởi ông Georges Cuvier vào năm 1829.
Sở dĩ gọi là cá nục tròn là bởi thân mình của cá có phần phình hơn, to hơn so với những loài nục còn lại ở Việt Nam. Kích thước chiều dài của cá trung bình khoảng 30 cm.
Phần lưng cá nục tròn sẽ có các đường vân xanh và phần bụng màu trắng. Và chính bởi những đặc điểm này nên nục bông rất hay bị nhầm lẫn với cá saba.
Cá nục bông
Để phân biệt cá saba với cá nục bông bạn chỉ cần để ý tới đường vân trên lưng chúng. Họa tiết xanh của nục bông thường là có hình tròn, còn cá saba sẽ là những đường thẳng. Ngoài ra màu sắc xanh của chấm tròn nên nục bông sẽ nhạt hơn đường vân thẳng của cá saba.
Thịt cá nục tròn rất chắc, thơm, bùi, ngọt và có phần giống cá ngừ. Ngoài ra cá có rất ít xương, chỉ một dải xương sống cùng dải xương nhỏ ở viền vây và bụng nên rất thuận tiện để gỡ bỏ khi ăn.
Nục bông thích hợp và ngon nhất khi chế biến các món kho, rán, nướng hoặc hấp. Đặc biệt nhất là món kho khế tạo vị hơi chua chua, hơi cay cay ăn rất vừa miệng và vào cơm.
>>>> CÁ NỤC VÀ NHỮNG LỢI ÍCH VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
♦ Cá nục sò (Nục sồ/ Nục gai)
Cá nục sò (nục sồ) hay còn gọi là nục gai. Nguồn gốc cái tên nục gai là bởi loài cá này sở hữu rất nhiều vây. Trên lưng sẽ có 2 dải vây, dải thứ nhất khá cứng còn dải thứ hai sẽ mềm hơn và trải dài hơn.
Đặc điểm tiếp theo để nhận biết giống cá nục sò là dải vảy màu ánh vàng chạy dọc cơ thể. Ngoài ra khi sờ vào đuôi sẽ thấy khá cứng và cũng màu hơi ánh vàng.
Về độ thơm ngon của thịt thì nục sồ không bì được với nục chuối hay nục bông. Thịt của nục sò sẽ hơi cứng và không béo, bùi như các dòng nục khác.
Cá nục sò
Tuy nhiên kích thước của chúng cũng không nhỏ như nục chuối nên vẫn thích hợp để kho, chiên hoặc hấp. Ngoài ra nục gai cũng thường là nguyên liệu chế biến thành cá nục đóng hộp, chả cá,…
lại là phân nhánh thường được dùng trong ngành công nghiệp chế biến đồ hộp. Do vậy nục sồ là phân nhánh luôn đạt sản lượng đánh bắt cao nhất tại Việt Nam.
Thịt loại cá này tương đối thơm ngon và chắc. Xương có thể lọc bỏ nhanh và dễ dàng nên sau khi thu hoạch thường dùng làm cá nục đóng hộp, nục đông lạnh, chả cá,…
>>> CÁ CƠM VÀ CÁ NỤC LÀM MẮM CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
♦ Cá nục chuối (nục suôn/ nục thuôn/ nục hoa)
Cá nục chuối còn có tên khác là nục suôn, nục thuôn hoặc nục hoa. Loài cá này phân bố ở khá nhiều vùng biển trên thế giới bao gồm: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, các vùng biển giáp ranh Việt Nam, Indo, Trung Quốc, Nhật, Philipine.
Tại Việt Nam cá nục suôn thường được khai thác chính ở huyện đảo Lý Sơn, Bình Sơn (Quảng Ngãi) và nhiều vùng biển Trung, Đông và Tây Nam Bộ
Cá nục thuôn thường sống ở độ sâu từ 20 – 120 mét quanh các rạn san hô. Chúng chủ yếu ăn các loài phù du bé hoặc các loài không xương nhỏ khác.
Nục chuối – loại cá thường được dùng để làm nước mắm
Gọi là cá nục chuối hay suôn là bởi cá có ngoại hình tương đối thon, dài ( 18 – 35 cm). Khoảng gần 30 đốt sống và khá ít xương. Phần da vảy gần vây có màu xanh xám, da vảy phần bụng là màu trắng.
Cá nục hoa thường được ngư dân khai thác đơn giản bằng cách kéo vó, kéo mành. Sau khi thu hoạch cá thường mang đi chế biến thành cá nục đóng hộp hoặc làm mắm.
>>> CÁ CƠM VÀ CÁ NỤC LÀM MẮM CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
>>>> ĐỊA CHỈ MUA NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG CÁ NỤC
♦ Cá nục đuôi đỏ (nục giời/ nục đỏ đuôi)
Cá nục đuôi đỏ (tên khác là nục giời, nục dời) được mô tả lần đầu vào năm 1855 bởi nhà ngư học Pieter Bleeker với thuật ngữ khoa học là Decapterus kurroides. Tên gọi cá dời đuôi đỏ là do phần đuôi của loài cá này có màu đỏ.
Tại Việt Nam, nục giời thường được khai thác tại một vài vùng biển miền Trung. Chúng sống quanh các rạn san hô ở độ sâu 150 – 300 mét.
Cá nục đuôi đỏ
Kích thước của cá dời đỏ đuôi đạt từ 30 – 45 cm. Thân mình tạo thành hình thoi tương đối giống với nục bông. Trên lưng và xung quanh thân mình khá nhiều vây. Toàn bộ vây có màu da cam và phần đuôi màu đỏ.
Thịt của cá dời khá ngon, thơm và bùi nên cũng rất được ưa chuộng trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam.
♦ Cá nục thu
Cá nục thu có tên khoa học là Decapterus macarellus hoặc Mackerel scad. Thực tế đây không phải là nhánh cá nục phổ biến tại Việt Nam do chúng thường sinh sống ở Tây Đại Tây Dương, cách khá xa Việt Nam nên không thuận tiện để đánh bắt.
Ngoài ra trên thế giới thì nục thu cũng thường sử dụng cho mục đích làm mồi (nghĩa là làm mồi để câu loài cá khác). Chỉ tại vài nơi như Nhật Bản thì làm món ăn nhẹ (Kusaya), Hawaii làm món ăn hàng ngày.
>>>> CÁC MÓN ĂN NGON ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ CÁ NỤC
Hình dáng của cá nục thu khá dài và thuôn, con dài nhất được ghi nhận khoảng 46 cm. Có thể nhận biết nục thu bằng một cái vây nhỏ ở giữa đuôi và vây lưng.
Ngoài ra màu sắc của vây thường là màu kim loại hoặc màu xanh lá cây. Đặc biệt dải vảy màu xanh trên lưng sẽ không có chấm hoặc đường thẳng. Ngoài ra đuôi nục thu màu đỏ hoặc vàng xanh.
3. Cá nục bao nhiêu Calo? Ăn cá nục có tốt không?
Với mỗi 100 gram cá nục sẽ cung cấp khoảng 110 kcal. Đây là mức calo tương đối thấp nên khá phù hợp với những người đang muốn ăn kiêng giảm cân.
Theo các chuyên gia, trong thành phần dinh dưỡng của cá nục chứa rất nhiều Omega 3, protein, Vitamin B1, B2, A, Kali, Sắt,… Do vậy Lê Gia lựa chọn cá nục ấp ủ 2 năm trong thùng gỗ Bời Lời để cho ra nhưng giọt nước mắm cá nục sánh vàng, đậm vị.
Cá nục trong bữa ăn hàng ngày
Do vậy ăn cá nục hàng tuần với lượng vừa phải sẽ gia tăng thể chất, bồi bổ sức khỏe và rất nhiều tác dụng có lợi khác.
>>>> CÁC MÓN ĂN NGON ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ CÁ NỤC
>>>> CÁCH LÀM CÁ NỤC KHO NGON ĐẶC BIỆT TẠI NHÀ
3.1 Ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm
Hợp chất Omega 3 có trong cá nục đã được chứng minh có khả năng hạn chế, ngăn ngừa chứng đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, cải thiện trí não và ngăn ngừa ung thư.
Cá nục kho
Ngoài ra ăn cá nục còn giúp bạn ngủ ngon hơn, hỗ trợ ngăn da tiết quá nhiều dầu, giữ cân bằng độ ẩm cho da và ngăn ngừa lão hóa.
3.2 Giảm nồng độ Cholesterol
Hàm lượng Cholesterol trong cá nục không nhiều, thậm chí chỉ bằng một nửa so với thịt bò, lợn hay gà. Do vậy thay thế cá nục cho các loại thịt khác trong 1 – 2 bữa/ tuần sẽ giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu, Ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Cá nục có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau
>>>> CÁC MÓN ĂN NGON ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ CÁ NỤC
3.3 Có lợi cho hệ tiêu hóa
Tuy cá nục biển không chứa nhiều protein như các loại thịt bò, heo,.. nhưng protein từ cá được chứng minh là dễ hấp thụ, dễ chuyển hóa hơn.
Do vậy dạ dày sẽ chỉ tốn rất ít thời gian, công sức để tiêu thụ. Từ đó hạn chế các biến chứng liên quan tới dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Cá nục nấu canh chua
3.4 Ít chất béo phù hợp để ăn kiêng
Trong dinh dưỡng của cá nục chứa rất ít chất béo, ngoài ra đây còn là chất béo bão hòa. Do vậy dù bạn có nạp rất nhiều cá nục vào cơ thể cũng vẫn không sợ bị béo, thừa cân hay máu nhiễm mỡ.
3.5 Ăn cá nục tốt cho bà bầu và thai nhi
Bà bầu ăn cá nục có sao không? Phụ nữ mang thai khi ăn cá nục sẽ không gặp vấn đề gì nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.
Cá nục kho tiêu
Trái lại hàm lượng Omega 3 sẽ giúp em bé trong bụng phát triển tốt hơn, cơ cấu não bộ sẽ được thúc đẩy phát triển nhanh hơn, chặt chẽ hơn. Từ đó em bé khi chào đời sẽ có tỷ lệ phát triển tốt cao hơn những đứa trẻ khác.
Nguồn bài: Tin Động Vật
Từ khóa » Cá Nục Loại To
-
Các Loại Cá Nục
-
Cá Nục Là Cá Gì ? Cá Nục - Món ăn Dinh Dưỡng "không Thể Bỏ Qua"
-
Giá Cá Nục Bao Nhiêu Tiền 1kg Hiện Nay 2022 - NgonAZ
-
Cách Chọn Cá Nục Tươi Ngon Không Hóa Chất
-
Mẹo Chọn Cá Nục Và Các Loại Cá Biển Tươi Ngon - Hải Sản Khánh Hòa
-
Cá Nục Là Cá Gì? Giá Sỉ Các Loại Cá Nục 07/22
-
Cá Nục Là Cá Gì? Làm Món Gì Ngon? Giá Bao Nhiêu Tiền 1 Kg? Mua ở ...
-
Cá Nục Mùa Nào Ngon, Béo Nhất? Mùa Cá Nục Vào Tháng Mấy?
-
Khô Cá Nục Không đầu, Cá Nục Loại To Ngon,đặc Sản Miền Tây - Shopee
-
Cá Nục - Hải Sản Tươi Sống
-
Báo Giá Cá Nục Các Loại Năm 2022
-
1kg CÁ NỤC 1 NẮNG Loại To Y Hình | Shopee Việt Nam
-
Đặc điểm Và Những Lợi ích Từ Thịt Cá Nục Cho Sức Khỏe Con Người