Tổng Quan Về đập Tam Hiệp, Công Trình đầy Tham Vọng Của Trung ...

Three-Gorges-Dam-city-province-Yangtze-River

Đập Tam Hiệp, công trình đầy tham vọng của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Đập Tam Hiệp dài 2.335m (7.660 feet) với chiều cao tối đa 185m (607 feet). Để hoàn thành được dự án khổng lồ này, các nhà chức trách đã phải sử dụng tới 28 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép.

Sản xuất thủy điện hạn chế bắt đầu vào năm 2003 và tăng dần khi các máy phát tua bin bổ sung được đưa vào hoạt động trong những năm sau đó. Đến năm 2012, đạp Tam Hiệp có tất cả 32 tổ máy phát điện tua bin đang hoạt động. Những đơn vị này, cùng với 2 máy phát điện bổ sung, đã giúp con đập này có khả năng tạo ra 22.500 megawatt điện, biến nó thành đập thủy điện năng suất cao nhất thế giới.

Con đập này cũng được sử dụng để bảo vệ hàng triệu người khỏi lũ lụt định kỳ vốn đang gây ra tai họa cho lưu vực sông Dương Tử, mặc dù mức độ hiệu quả của nó trong vấn đề này vẫn được tranh luận đến bây giờ.

Lần đầu tiên được thảo luận vào những năm 1920 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ý tưởng về đập Tam Hiệp đã có thêm động lực mới vào năm 1953 khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông ra lệnh nghiên cứu các phương án khả thi để xây dựng dự án tại một số địa điểm.

Kế hoạch chi tiết cho dự án khổng lồ này được bắt đầu vào năm 1955. Những người đề xuất khẳng định rằng đập Tam Hiệp sẽ kiểm soát lũ lụt dọc theo sông Dương Tử, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội địa và cung cấp năng lượng rất cần thiết cho miền trung Trung Quốc.

Những chỉ trích về dự án Tam Hiệp bắt đầu ngay khi kế hoạch được đề xuất và tiếp tục thông qua việc xây dựng. Các vấn đề chính bao gồm nguy cơ vỡ đập; việc di dời khoảng 1,3 triệu người (các nhà phê bình khẳng định con số này thực sự là 1,9 triệu người) đang sống ở hơn 1.500 thành phố, thị trấn và làng mạc dọc theo con sông; phá hủy cảnh quan thiên nhiên và vô số địa điểm kiến ​​trúc và khảo cổ.

Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc cũng có những lo ngại về việc chất thải của con người và các hoạt động sản xuất công nghiệp từ các thành phố sẽ làm ô nhiễm hồ chứa và thậm chí lượng nước khổng lồ trong hồ chứa cũng có thể gây ra động đất và lở đất.

Một số kỹ sư Trung Quốc và nước ngoài đã nhận định rằng xây dựng các con đập nhỏ hơn với chi phí rẻ hơn và ít có vấn đề hơn, trên các nhánh sông Dương Tử cũng sẽ tạo ra công suất tương đương cũng như khả năng kiểm soát lũ lụt của đập Tam Hiệp. Thậm chí, việc xây dựng những con đập nhỏ hơn, sẽ cho phép chính phủ đáp ứng các ưu tiên chính của họ mà không hề gặp rủi ro.

Vì những vấn đề này, việc xây dựng dự án đập Tam Hiệp đã bị trì hoãn gần 40 năm khi chính phủ Trung Quốc đấu tranh để đưa ra quyết định thực hiện với các kế hoạch cho dự án. Năm 1992, Thủ tướng Li Peng cuối cùng đã thuyết phục được Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn quyết định xây dựng con đập, mặc dù gần một phần ba các thành viên đã bỏ phiếu chống lại dự án, một điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước này. Sau đó, Chủ tịch Jiang Zemin đã không đi cùng Thủ tướng Li đến dự lễ khánh thành con đập.

Ngoài ra, ngay cả Ngân hàng Thế giới cũng đã từ chối tạm ứng các quỹ cho Trung Quốc trong việc hỗ trợ các kế hoạch xây dựng dự án, với lý do chính liên quan đến các vấn đề môi trường và các rủi ro tiềm tàng.

Mãi tới năm 1994, đập Tam Hiệp mới bắt đầu được xây dựng, cơ bản hoàn thành vào năm 2006 và vận hành đầy đủ chức năng vào năm 2012.

Theo dự kiến ban đầu, dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án này có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, sau khi công trình này được hoàn thành, Tân Hoa Xã cho biết nếu bao gồm cả việc tái định cư 1,3 triệu người xung quanh khu vực phải di dời thì chi phí xây đập lên đến mức 37,23 tỷ USD.

Mặc dù đây là một con số khổng lồ nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về số tiền mà trung quốc thực sự đã chi ra để xây dựng siêu đập lớn nhất hành tinh.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng dự án này đã tiêu tốn một khoản tiền nhiều hơn bất kỳ dự án nào trong lịch sử. Nhiều người còn cho rằng, chi phí ước tính cho dự án đập Tam Hiệp có thể lên đến khoảng 75 tỷ USD hoặc cao hơn.

Thậm chí con số ước tính này còn chưa bao gồm các khoản tham nhũng, hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn hại gây ra cho môi trường.

Đập Tam Hiệp bắt đầu có lãi từ năm 2003 khi lô thiết bị phát điện đầu tiên được đưa vào sản xuất. Tính đến năm 2018, năng lượng hàng năm do Nhà máy thủy điện Tam Hiệp sản xuất đã vượt quá 100 tỷ kWh và sản lượng năng lượng điện tích lũy đã đạt 1,2 nghìn tỷ kWh, từ đó thu nhập tích lũy lên tới 44 tỷ USD.

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp đã mang lại thu nhập hơn 7,3 tỷ USD mỗi năm, trong đó lợi nhuận ròng đạt 2,9 tỷ USD và điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm. Trong năm 2018, thu nhập của nó là 7,5 tỷ USD và lợi nhuận ròng là 3,3 tỷ USD. Có người nói đùa rằng đập Tam Hiệp đã là một máy in tiền của Trung Quốc. Ngoài ra, rất nhiều lợi ích đã được tạo ra từ du lịch trong khu vực đập.

Bài liên quan Thủy điện hơn 300 tỷ Đăk Psi 6 ồ ạt xây dựng khi chưa phép: Chính quyền xử phạt, chủ đầu tư phớt lờThủy điện hơn 300 tỷ Đăk Psi 6 ồ ạt xây dựng khi chưa phép: Chính quyền xử phạt, chủ đầu tư phớt lờ 'Khẩu vị' thuỷ điện của chủ mới Vinaconex P&C'Khẩu vị' thuỷ điện của chủ mới Vinaconex P&C Thuỷ điện Nậm La bất ngờ mua lại lô trái phiếu 'cắt cổ'Thuỷ điện Nậm La bất ngờ mua lại lô trái phiếu 'cắt cổ' Tập đoàn Cao su dự kiến thoái hơn 1.000 tỷ đồng từ 5 công ty thủy điệnTập đoàn Cao su dự kiến thoái hơn 1.000 tỷ đồng từ 5 công ty thủy điện

Từ khóa » Thông Số đập Tam Hiệp