Tổng Quan Về đường Huyết - Bệnh Viện FV
Có thể bạn quan tâm
- TIẾNG VIỆT
- ENGLISH
Joint Commission InternationalCon Dấu Vàng Chất Lượng ®
Tiểu đường là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu cao hơn mức bình thường. Việc duy trì đường huyết trong giới hạn mục tiêu có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các vấn đề về sức khỏe do tiểu đường gây ra. Hầu hết các bước cần thiết để kiểm soát tiểu đường là những việc bạn có thể tự thực hiện được:
- Ăn uống có kế hoạch;
- Hoạt động thể chất;
- Sử dụng thuốc;
- Cố gắngđạt đường huyết mục tiêu thường xuyên;
- Theo dõi các chỉ số đường huyết dựa vào kết quả kiểm tra đường huyết hàng ngày và xét nghiệm
Các triệu chứng của tiểu đường là gì?
Các triệu chứng thường gặp của tiểu đường chưa được chẩn đoán là:
- Uống nhiều (khát nước một cách bất thường)
- Tiểu nhiều (lượng nước tiểu tăng quá mức)
- Ăn nhiều (ăn quá mức bình thường)
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Mờ mắt
- Chậm lành vết thương
- Ngứa vùng sinh dục
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Khô miệng
- Đau chân.
Các triệu chứng của tiểu đường phát triển nhanh như thế nào?
Việc hiểu và nhận biết các triệu chứng của tiểu đường là rất cần thiết. Việc phát hiện tiểu đường ở giai đoạn sớm có thể giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự hình thành các biến chứng nghiêm trọng.
Tiểu đường tuýp 1
Ở tiểu đường tuýp 1, các dấu hiệu và triệu chứng có thể hình thành rất nhanh, và có thể phát triển đáng kể trong khoảng thời gian vài tuần hoặc thậm chí vài ngày – đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Ở trẻ em và thanh thiếu niên, các dấu hiệu như tiểu nhiều, khát nhiều, mệt mỏi và giảm cân đột ngột có xu hướng trở thành các triệu chứng đáng chú ý nhất.
Tiền sử gia đình có tiểu đường tuýp 1 có thể làm tăng nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 1.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 có xu hướng phát triển chậm hơn, thường trong khoảng thời gian vài tháng hoặc vài năm và cũng có thể hình thành từ tình trạng tiền tiểu đường.
Các triệu chứng có thể xuất hiện rất chậm, điều này làm cho việc nhận biết các dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Việc bệnh nhân sống cùng bệnh tiểu đường tuýp 2 trong nhiều năm nhưng không biết về tình trạng của mình không phải là trường hợp hiếm thấy. Đôi khi, các trường hợp tiểu đường chưa chẩn đoán này chỉ có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Các đường huyết mục tiêu cho người bị tiểu đường là gì?
Dưới đây là các chỉ số mục tiêu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) dành cho người lớn không mang thai. Hãy trao đổi với nhân viên y tế về đường huyết mục tiêu của bạn.
Đường huyết mục tiêu của ADA | Kết quả thường lệ | Mục tiêu |
Trước khi ăn: 70 đến 130 mg/dL | ______ đến______ | ______ đến______ |
2 giờ sau khi bắt đầu ăn: dưới 180 mg/dL | dưới______ | dưới______ |
Làm thế nào để theo dõi nồng độ đường huyết?
Việc kiểm tra đường huyết sẽ cho biết bạn có đạt đường huyết mục tiêu của mình hay không. Có 2 cách để kiểm tra:
- Sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết của bạn tại thời điểm đo;
- Xét nghiệm HbA1c ít nhất hai lần một năm.
Làm thế nào để sử dụng máy đo đường huyết?
Nhiều người sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày. Hãy trao đổi với nhân viên y tế về thời điểm và số lần kiểm tra đường huyết của bạn. Nhân viên y tế có thể cung cấp sổ theo dõi để bạn ghi lại các chỉ số đường huyết của mình. Bạn có thể lựa chọn thức ăn, hoạt động thể chất, và các loại thuốc dựa vào chỉ số đường huyết này.
Kết quả đường huyết sẽ cho biết kế hoạch kiểm soát tiểu đường của bạn có hiệu quả hay không. Bạn có thể nhìn vào sổ theo dõi và kiểm tra xem các kết quả có lặp lại tương tự hay không, từ đó giúp bạn và nhân viên y tế có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm soát tiểu đường để đạt chỉ số mục tiêu.
Xét nghiệm HbA1c là gì?
Xét nghiệm HbA1c, còn được gọi là xét nghiệm haemoglobin A1c hoặc glycated haemoglobin, là một xét nghiệm máu quan trọng giúp cung cấp thông tin chính xác về việc kiểm soát tiểu đường của bạn có hiệu quả hay không.
HbA1c xảy ra khi haemoglobin, là protein vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu, gắn kết với glucose trong máu. Sự gắn kết với glucose được gọi là quá trình đường hóa (glycation).
Nồng độ đường huyết càng cao, thì số lượng tế bào hồng cầu bị đường hóa càng nhiều, và từ đó, nồng độ HbA1c sẽ tăng cao. Lưu ý rằng các tế bào hồng cầu sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 3 tháng, vì vậy chỉ số HbA1c thường phản ánh nồng độ đường huyết trong 8-12 tuần trước đó.
Chỉ số HbA1c dưới 6% là bình thường; từ 6% đến 6.4% là “tiền tiểu đường”, và từ 6.5% trở lên là tiểu đường tuýp 2.
Nên xét nghiệm Hb1Ac ít nhất 2 lần một năm, nếu chỉ số này vẫn quá cao, bạn có thể cần thay đổi kế hoạch kiểm soát tiểu đường.
Theo nghiên cứu của Thụy Điển được trình bày trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu vào tháng 9 năm 2012, những người bị tiểu đường khi có HbA1c giảm xuống 1% thì có thể giảm 50% nguy cơ tử vong trong vòng 5 năm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu tăng đường huyết thường xuyên?
Tăng đường huyết xảy ra khi cơ thể có quá ít insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả.
Các nguyên nhân khác gây tăng đường huyết bao gồm:
- Bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có nhiều thức ăn hoặc nhiều tinh bột (carbs) hơn bình thường
- Ít hoạt động thể chất
- Không dùng đủ thuốctiểu đường
- Tác dụng phụ của các loại thuốc khác
- Nhiễm trùng hay mắc bệnh khác
- Thay đổi nồng độ hormone, như trong thời kỳ kinh nguyệt
- Căng thẳng.
Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết (thường gọi là đường huyết thấp), xảy ra khi nồng độ đường huyết giảm dưới 4 mmol/L (70mg/dL).
Trong khi nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng tiểu đường sẽ gây ra vấn đề khi nồng độ đường huyết cao, tuy nhiên ở một số người bị tiểu đường khi dùng thuốc có thể làm cho đường huyết hạ quá thấp và điều này có thể gây nguy hiểm.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết sẽ giúp bạn điều trị tình trạng này nhanh chóng – nhằm đưa nồng độ đường huyết trở về giới hạn bình thường.
Ngoài ra, việc nhờ bạn bè và gia đình nhận biết giúp các dấu hiệu hạ đường huyết trong trường hợp bạn không thể nhận ra các triệu chứng cũng được khuyến cáo.
Các triệu chứng của hạ đường huyết là gì?
Các dấu hiệu hạ đường huyết điển hình bao gồm:
- Mệt và yếu đột ngột
- Khó tập trung
- Thay đổi cảm xúc quá mức
- Chóng mặt
- Vã mồ hôi.
Các triệu chứng hạ đường huyết cũng có thể bao gồm:
- Tái nhợt
- Đói
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường
- Mờ mắt
- Lơ mơ
- Co giật
- Mất ý thức
- Và trong trường hợp nghiêm trọng là hôn mê.
Hầu hết mọi người đều có vài dấu hiệu cảnh báo trước khi khởi phát tình trạng hạ đường huyết. Tuy nhiên, một số trường hợp tiểu đường có thể không có hoặc có rất ít các dấu hiệu cảnh báo trước khi khởi phát tình trạng hạ đường huyết đột ngột hoặc nghiêm trọng.
Ai là người có nguy cơ hạ đường huyết?
Dù tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra cho bất kỳ ai, nhưng hạ đường huyết nguy hiểm có thể xảy ra cho những người dùng các loại thuốc sau:
- Insulin
- Sulphopnylureas (như glibenclamide, gliclazide, glipizide, glimepiride, tolbutamide)
- Prandial glucose regulators (như repaglinide, nateglinide).
Điều quan trọng là bạn phải biết thuốc tiểu đường của mình có nguy cơ gây hạ đường huyết hay không. Nếu bạn không chắc chắn về điều này, hãy đọc tờ thông tin hướng dẫn bệnh nhân đi kèm với mỗi loại thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ của bạn.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết là gì?
Dù thuốc là yếu tố chính liên quan đến tình trạng hạ đường huyết ở những người bị tiểu đường, nhưng các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Các yếu tố liên quan đến nguy cơ cao gây hạ đường huyết bao gồm:
- Liều thuốc quá cao (insulin hoặc các loại thuốc gây hạ đường huyết)
- Ăn muộn
- Tập thể dục
- Uống rượu bia.
Bạn có thể thực hiện các bước để giảm nguy cơ của các yếu tố gây hạ đường huyết.
Hạ đường huyết nguy hiểm như thế nào?
Các triệu chứng hạ đường huyết có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng.
Hạ đường huyết nhẹ thường có thể tự điều trị hoặc được xem là bình thường ở mức độ nào đó cho người đang dùng insulin. Tình trạng này không liên quan đến các vấn đề về sức khỏe lâu dài trừ khi chúng xảy ra rất thường xuyên hoặc xảy ra trong một khoảng thời gian dài.
Tuy nhiên, tình trạng hạ đường huyết nặng sẽ cần người khác điều trị và có thể phải gọi cấp cứu. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm ngay lập tức nếu không được điều trị tức thì. Hạ đường huyết nặng có khả năng gây hôn mê và tử vong tuy trường hợp này hiếm gặp.
Làm thế nào để điều trị hạ đường huyết?
Hạ đường huyết có thể nhanh chóng trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị. Vì vậy, điều quan trọng là ngay khi bạn phát hiện hoặc xác nhận bị hạ đường huyết, hãy tiến hành điều trị ngay lập tức.
Để điều trị hạ đường huyết, bạn cần khoảng 15 đến 20 gram carbohydrate tác dụng nhanh. Carbohydrate tác dụng nhanh là thực phẩm dễ dàng chuyển hóa thành đường trong cơ thể, như kẹo, nước trái cây, nước ngọt thông thường – không phải loại dành cho người ăn kiêng, hoặc viên glucose. Thực phẩm chứa chất béo hoặc chất đạm không phải là thứ giúp điều trị tốt cho tình trạng hạ đường huyết, vì chất béo và chất đạm có thể làm chậm sự hấp thu đường trong cơ thể.
Viên glucose là một phương pháp điều trị lý tưởng vì chúng tác dụng rất nhanh và giúp đẩy lùi tình trạng hạ đường huyết nhanh chóng. Ngoài ra, chúng còn giúp đánh giá lượng đường mà bạn đang sử dụng tương đối dễ dàng.
Đôi khi, việc đánh giá lượng đường mà bạn đang sử dụng trong các loại thức uống có đường sẽ hơi khó khăn nhưng chúng vẫn là nguồn cung cấp đường rất tốt trong trường hợp khẩn cấp.
15-20g đường có thể tìm thấy trong:
- 160mL nước coca cola hoặc nước chanh có đường
- 200mL (hộp giấy nhỏ) nước ép trái cây
- 1 muỗng canh đường hoặc mật ong
- 5 đến 7 viên kẹo cứng.
Kiểm tra lại đường huyết của bạn sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn còn dưới 70 mg/dL, hãy ăn một loại carbohydrate khác. Lặp lại việc này cho đến khi đường huyết đạt ít nhất là 70 mg/dL.
Khi nồng độ đường huyết đã trở lại mức bình thường, điều quan trọng là bạn phải ăn một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính để giúp ổn định lượng đường huyết. Điều này còn giúp cơ thể bổ sung lượng glycogen dự trữ có thể đã cạn kiệt trong quá trình hạ đường huyết.
Nếu các triệu chứng của bạn nặng hơn, làm bạn không còn khả năng bổ sung đường qua đường miệng, bạn có thể cần phải tiêm glucagon hoặc truyền glucose qua đường tĩnh mạch. Không đưa thức ăn hoặc thức uống cho người rối loạn ý thức, vì họ có thể hít các chất này vào phổi.
Bạn nên làm gì khi hạ đường huyết thường xuyên?
Nếu tình trạng hạ đường huyết xảy ra thường xuyên, bạn cần thay đổi chế độ ăn, hoạt động thể chất, hoặc thuốc tiểu đường. Hãy theo dõi các thời điểm bạn bị hạ đường huyết. Lưu ý những nguyên nhân có khả năng xảy ra, như hoạt động thể chất ngoài ý muốn. Sau đó trao đổi lại với bác sĩ của bạn.
Nếu bạn có nguy cơ hạ đường huyết nặng, hãy trao đổi với bác sĩ để xem bạn có thích hợp dùng bộ dụng cụ glucagon tại nhà hay không. Thông thường, những người bị tiểu đường đang điều trị bằng insulin nên chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ glucagon để dùng trong trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp. Gia đình và bạn bè cần biết nơi để bộ dụng cụ này và được hướng dẫn cách sử dụng trước khi xảy ra trường hợp khẩn cấp.
Thông tin này chỉ dành cho mục đích cung cấp thông tin và không dùng để thay thế cho việc thăm khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.
BẠN CẦN BIẾT
- Tìm Hiểu Nguy Cơ Để Phòng Ngừa Nhồi Máu Cơ Tim
- Chăm sóc cho bệnh tiểu đường tuýp 2
- Những Khuyến Cáo Dinh Dưỡng Dành Cho Bệnh Nhân Covid-19
- Dinh Dưỡng Cho Tiểu Đường Thai Kỳ
- Kiểm Soát Cuộc Sống - 7 Bước Để Có Cuộc Sống Tốt Đẹp Hơn
Đặt hẹn Khám Bệnh Đăng ký
Vui lòng điền vào thông tin bên dưới Nam Nữ Khác Quốc Tịch Afghanistan Albania Algeria American Samoa Andorra Angola Anguilla Antarctica Antigua and Barbuda Argentina Armenia Aruba Australia Austria Azerbaijan Bahamas Bahrain Bangladesh Barbados Belarus Belgium Belize Benin Bermuda Bhutan Bolivia Bosnia and Herzegowina Botswana Bouvet Island Brazil British Indian Ocean Territory Brunei Darussalam Bulgaria Burkina Faso Burundi Cambodia Cameroon Canada Cape Verde Cayman Islands Central African Republic Chad Chile China Christmas Island Cocos (Keeling) Islands Colombia Comoros Congo Congo, the Democratic Republic of the Cook Islands Costa Rica Cote d'Ivoire Croatia (Hrvatska) Cuba Cyprus Czech Republic Denmark Djibouti Dominica Dominican Republic East Timor Ecuador Egypt El Salvador Equatorial Guinea Eritrea Estonia Ethiopia Falkland Islands (Malvinas) Faroe Islands Fiji Finland France France Metropolitan French Guiana French Polynesia French Southern Territories Gabon Gambia Georgia Germany Ghana Gibraltar Greece Greenland Grenada Guadeloupe Guam Guatemala Guinea Guinea-Bissau Guyana Haiti Heard and Mc Donald Islands Holy See (Vatican City State) Honduras Hong Kong Hungary Iceland India Indonesia Iran (Islamic Republic of) Iraq Ireland Israel Italy Jamaica Japan Jordan Kazakhstan Kenya Kiribati Korea, Democratic People's Republic of Korea, Republic of Kuwait Kyrgyzstan Lao, People's Democratic Republic Latvia Lebanon Lesotho Liberia Libyan Arab Jamahiriya Liechtenstein Lithuania Luxembourg Macau Macedonia, The Former Yugoslav Republic of Madagascar Malawi Malaysia Maldives Mali Malta Marshall Islands Martinique Mauritania Mauritius Mayotte Mexico Micronesia, Federated States of Moldova, Republic of Monaco Mongolia Montserrat Morocco Mozambique Myanmar Namibia Nauru Nepal Netherlands Netherlands Antilles New Caledonia New Zealand Nicaragua Niger Nigeria Niue Norfolk Island Northern Mariana Islands Norway Oman Pakistan Palau Panama Papua New Guinea Paraguay Peru Philippines Pitcairn Poland Portugal Puerto Rico Qatar Reunion Romania Russian Federation Rwanda Saint Kitts and Nevis Saint Lucia Saint Vincent and the Grenadines Samoa San Marino Sao Tome and Principe Saudi Arabia Senegal Seychelles Sierra Leone Singapore Slovakia (Slovak Republic) Slovenia Solomon Islands Somalia South Africa South Georgia and the South Sandwich Islands Spain Sri Lanka St. Helena St. Pierre and Miquelon Sudan Suriname Svalbard and Jan Mayen Islands Swaziland Sweden Switzerland Syrian Arab Republic Taiwan, Province of China Tajikistan Tanzania, United Republic of Thailand Togo Tokelau Tonga Trinidad and Tobago Tunisia Turkey Turkmenistan Turks and Caicos Islands Tuvalu Uganda Ukraine United Arab Emirates United Kingdom United States United States Minor Outlying Islands Uruguay Uzbekistan Vanuatu Venezuela Vietnam Virgin Islands (British) Virgin Islands (U.S.) Wallis and Futuna Islands Western Sahara Yemen Yugoslavia Zambia ZimbabweTư vấn khách hàng: (028) 6291 1167
Mr. Huy Sale Manager: 0903 917 955
×HỎI ĐÁP
Tên Họ Số Điện Thoại Thư điện tử Vui Lòng Đặt Câu Hỏi Của Bạn Gửi Hủy BỏKính Gửi ,
Cảm ơn bạn đã liên hệ với Bệnh viện FV.
Chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn và đã chuyển đến bộ phận có liên quan. Nhân viên phụ trách sẽ trả lời riêng với bạn trong vòng hai ngày làm việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ phòng Dịch vụ Bệnh nhân theo số điện thoại (84 – 28) 54 11 33 33, ext: 7700 hoặc 1353, từ 8g00 sáng đến 5g00 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu; và 8g00 đến 12g00 ngày thứ Bảy.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chọn Bệnh viện FV là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình!
Trân trọng,
Phòng Dịch vụ Bệnh nhân – Bệnh viện FV
Xin vui lòng không trả lời vì thư này được gửi tự động từ hệ thống trực tuyến
Error:Đăng ký không thành công. Vui lòng thử lại sau vài phút
×GỬI PHẢN HỒI CỦA BẠN
Tên Họ Số Điện Thoại Thư điện tử Vui Lòng Gửi Phản Hồi Của Bạn Gửi Hủy BỏKính Gửi ,
Cám ơn thông tin phản hồi của bạn. Chúng tôi đánh giá cao ý kiến phản hồi này vì qua đó, chúng tôi có thề cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.Chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng hai ngày làm việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Phòng Dịch vụ Bệnh nhân theo số điện thoại (84 – 28) 54 11 33 33, ext: 7700 hoặc 1353, từ 8g00 sáng đến 5g00 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu; và 8g00 đến 12g00 ngày thứ Bảy.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chọn Bệnh viện FV là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình!
Trân trọng,
Phòng Dịch vụ Bệnh nhân – Bệnh viện FV
Xin vui lòng không trả lời vì thư này được gửi tự động từ hệ thống trực tuyến
Error:Đăng ký không thành công. Vui lòng thử lại sau vài phút
×Đặt hẹn Khám Bệnh
Tôi sẽ chọn bác sĩ FV sắp xếp Bác sĩ Chuyên khoa: Vui lòng chọnFV gợi ý chuyên khoaChuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống ACCDịch vụ COVID-19 Khoa điều trị COVID-19Các Chuyên Khoa Nội Khoa Gây Mê Hồi Sức Khoa Tim Mạch và Tim Mạch Can Thiệp Khoa Tâm lý Lâm Sàng Khoa Da Liễu Khoa Dinh Dưỡng Trung tâm Điều trị & Chăm sóc Da bằng Laser FV Chuyên Khoa Tiêu Hóa & Gan Mật Khoa Nội Đa Khoa Trung Tâm Điều Trị Ung Thư Hy Vọng Khoa Truyền Nhiễm Khoa Nội Khoa Nhi và Nhi sơ sinh Trung tâm Điều trị Đau Y Học Thể Thao Khoa Y Học Cổ TruyềnCác Dịch Vụ Hỗ Trợ Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh Khoa Xét Nghiệm & Ngân Hàng Máu Khoa Y Học Hạt Nhân Khoa Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức NăngCác chuyên Khoa Ngoại Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình Viện Thẩm mỹ FV Lifestyle Khoa Ngoại Tổng Quát Ngoại Thần Kinh Và Can Thiệp Nội Mạch Thần Kinh Khoa Sản Phụ khoa Trung tâm điều trị bệnh lý tuyến vú Khoa Mắt và Phẫu thuật khúc xạ Khoa Nha & Phẫu Thuật Hàm Mặt Khoa Tai Mũi Họng Khoa Phẫu Thuật Mạch Máu & Lồng Ngực Khoa Tiết Niệu & Nam Khoa Bác sĩ: Vui lòng chọn ×Đặt hẹn Khám Bệnh
Vui lòng chọn loại cuộc hẹn Khám bệnh trực tiếp Khám bệnh từ xa (Khám bệnh từ xa là gì?)Từ khóa » Gan điều Hòa đường Huyết Như Thế Nào
-
Glucagon Và Insulin Kiểm Soát đường Huyết Ra Sao?
-
Vai Trò Của Hormon Glucagon điều Chỉnh Nồng độ đường (Glucose ...
-
Cơ Chế điều Hòa đường Huyết Của Insulin Và Glucagon - Hello Bacsi
-
Trình Bày Chức Năng Của Gan Trong điều Hòa Lượng đường Trong Máu
-
Hạ đường Huyết - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Hỏi đáp: Lượng đường Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Vai Trò Của Chức Năng Gan Trong Cơ Thể Con Người
-
Điều Hòa Glucose Máu
-
Hoocmôn Insulin Và Glucagon Hoạt động Như Thế Nào?
-
Nguyên Nhân Gây Hạ đường Huyết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đái Tháo đường: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Định Lượng Glucose Trong Máu Bao Nhiêu Là Bình Thường?
-
Glucagon - Dược Thư
-
Chức Năng Của Gan | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương