Tổng Quan Về Esp8266 #2, Lấy địa Chỉ IP Của WiFi - Lamchucongnghe
Có thể bạn quan tâm
- Qua bài giới thiệu đầu tiên về ESP8266, các bạn cũng đã biết cách cài đặt board ESP8266 và sử dụng một số ví dụ cơ bản rồi đúng không. Hôm nay, mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu sâu các trạng thái làm việc cũng như bảo mật và cách cài đặt các chế độ làm việc của ESP8266 nhé. Không dài dòng nữa, bắt đầu ngay thôi !
Phần cứng | |
---|---|
ESP8266 NodeMCU v1.0 | x1 |
Phần mềm | |
Arduino IDE |
- Module Wifi Esp8266 của chúng ta có hai trạng thái làm việc chính, đó là Station ( Điểm truy cập mạng ) và Access Point ( Điểm phát mạng cục bộ ).
- Khi bạn dùng điện thoại của mình để lướt Newfeed trên Facebook này, hoặc xem video trên Youtube đi, bạn cần phải có kết nối mạng internet đúng không. Vì tiếc 4G nên bạn truy cập vào wifi có tên là “Con Chim Non” và sử dụng mạng đó, thì điện thoại của bạn đang là một thiết bị truy cập mạng, hay đang hoạt động ở chế độ Station.
- Ví dụ thế này, bạn đang dùng con điện thoại iPhone 3GS sản xuất từ thời trước công nguyên để chat messenger thì bất chợt, đứa bạn thân của bạn, một đứa đang dùng iPhone XS Max có nhờ bạn phát wifi di động cho nó dùng vì nó đang tiếc tiền đăng kí 4G đi. Bạn rất hào phóng phát wifi từ con iPhone 3GS ghẻ cho nó dùng, thì hiện tại chiếc điện thoại 3GS của bạn đang là một điểm phát WiFi cho người khác sử dụng, hay nói cách khác, nó đang hoạt động với chế độ Access-Point.
- Có 3 phương thức bảo mật chính cho Esp8266
- WEP
+ WEP (Wired Equivalent Privacy) là một gỉai thuật bảo mật cho mạng không dây chuẩn IEEE 802.11. Ban đầu, các nhà sản xuất chỉ sản xuất các thiết bị WiFI với chuẩn bảo mật 64 bit. Sau này có các cải tiến hơn với các chuẩn bảo mật 128 bit và 256 bit. Bảo mật WEP sau đó xuất hiện nhiều lổ hổng. Các khóa WEP ngày nay có thể bị crack trong một vài phút các bằng phần mềm hoàn toàn miễn phí trên mạng. Vào năm 2004, với sự phát triển của các chuẩn bảo mật mới như WPA, WPÀ2, IEEE tuyên bố các chuẩn WEP trong bảo mật WiFi sẽ không còn được hỗ trợ.
- WPA
+ WPA (Wi-Fi Protected Access) là giao thức và chuẩn bảo mật WiFi phát triển bởi Liên hiệp Wifi (Wifi Alliance). WPA được phát triển để thay thế cho chuẩn WEP trước đó có nhiều lỗ hổng bảo mật.
+ Phiên bản phổ biến nhất của WPA là WPA-PSK (Pre-Shared Key). Các kí tự được sử dụng bởi WPA là loại 256 bit, nên tính bảo mật sẽ cao hơn rất nhiều so với mã hóa 64 bit và 128 bit có trong hệ thống WEP. Trong WPA có hỗ trợ TKIP (Temporal Key Integrity Protocol). TKIP sử dụng các gỉai thuật để đảm bảo an toàn cho các gói tin truyền trong WIFI để tránh bị đánh cắp. Tuy nhiên TKIP sau này cũng bộc lộ một số lổ hổng bảo mật và bị thay thế bởi AES (Advanced Encryption Standard). Giao thức AES được dùng trong cả WPA và WPA 2.
WPA 2
+WPA 2 ( WiFi Protected Access II ) là giao thức và chuẩn bảo mật thay thế cho WPA từ năm 2006 và được xem là chuẩn bảo mật an toàn nhất đến thời điểm này. Ngoài việc sử dụng giao thức AES,thì WPA 2 còn sử dụng thêm giao thức mã hóa CCMP (CTR mode with CBC-MAC Protocol). Giao thức CCMP là một giao thức truyền dữ liệu và kiểm soát tính truyền dữ liệu thống nhất để bảo đảm cả tính bảo mật và nguyên vẹn của dữ liệu được truyền đi. Cho đến nay thì giao thức bảo mật WPA2 dùng AES là giao thức bảo mật Wifi tốt nhất.
Thiết lập chế độ làm việc cho esp8266WiFi Station
#include <ESP8266WiFi.h> const char* ssid = "Mwar Lab"; const char* password = "hoianhhieu"; void setup() { Serial.begin(9600); WiFi.begin(ssid,password); while (WiFi.status() != WL_CONNECTED) { delay(500); Serial.print("."); } Serial.println(); Serial.print("Connected, IP Address: "); Serial.println(WiFi.localIP()); Serial.print("MAC Address: "); Serial.println(WiFi.BSSIDstr()); Serial.print("RSSI: "); Serial.print(WiFi.RSSI()); Serial.println(" dB"); Serial.print("Gateway: "); Serial.println(WiFi.gatewayIP()); } void loop() { }Một số hàm về WiFi Station các bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Acess Point
#include <ESP8266WiFi.h> void setup() { Serial.begin(9600); /* * WiFi.softAP(ssid, password, channel, hidden) * ssid : Chuỗi lí tự chưa SSID mạng (tối đa 63 kí tự) * password : Chuỗi ký tự tùy chọn với mật khẩu. Đối với mạng WPA2-PSK, nó phải có ít nhất 8 ký tự. * Nếu không có mật khẩu, thì đây sẽ là mạng WiFi mở. * channel : Tham số tùy chọn để thiết lập kênh Wi-Fi, từ 1 đến 13. Kênh mặc định = 1 * hidden : Tham số tùy chọn, thiết lập là true để ẩn SSID */ //WiFi.softAP("MTE Acess Point"); WiFi.softAP("MTE Acess Point","********",6,false); Serial.print("Soft-AP IP address = "); // Địa chỉ IP của acess point Serial.println(WiFi.softAPIP()); Serial.print("MAC address: "); // Địa chỉ MAC của esp Serial.println(WiFi.softAPmacAddress()); } void loop() { Serial.print("Số thiết bị kết nối: "); Serial.println(WiFi.softAPgetStationNum()); delay(2000); }Một số hàm về Acess Point các bạn có thể tham khảo thêm tại đây
Video
https://www.youtube.com/watch?v=f6F9hasiS9U
Từ khóa » Esp8266 Kết Nối Wifi
-
Cài đặt Kết Nối Wifi Cho ESP8266 - Viblo
-
WiFi Station - Lập Trình ESP8266 Arduino
-
Kết Nối Internet → Chế độ WiFi Station - Công Nghệ Cho Mọi Người
-
Phần 1: Cài đặt ESP8266 Làm Một Socket Client Kết Nối ...
-
CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT MODULE WIFI ESP8266
-
ESP8266 – Các Chế độ Cấu Hình WiFi - Unicloud Blogs
-
Kết Nối ESP8266 Của Bạn Với Bất Kỳ Mạng Wi-Fi Khả Dụng Nào
-
ESP8266: Thư Viện WiFi Manager - Quản Lý Kết Nối Wifi
-
Cách Kết Nối Wifi Esp8266 Khi Phát Chế độ ẩn (wifi Access Point ...
-
Hướng Dẫn Kết Nối ESP8266 Qua Internet- Ngôi Nhà IoT - YouTube
-
Code Cài đặt Kết Nối Wifi Cho Esp8266 Mà Không Dùng ... - YouTube
-
Kết Nối Nhiều Kít Wifi Esp8266 Qua Wifi Dùng Websocket - YouTube
-
Hướng Dẫn Test Module Wifi ESP8266 Với Máy Tính (phần 1) - MLAB
-
ESP8266 Làm Web Server - Lập Trình Arduino Kết Nối Wifi - OhStem