Tổng Quan Về Hệ Thống Chữa Cháy Khí Aerosol Là Gì?
Phân loại đặc điểm khí Aerosol
Aerosol cô đặc: Vật liệu dập lửa gồm các phần tử rắn được chia tách cực nhỏ, đường kính thông thường dưới 10 micrômét và chất khí, được tạo ra bởi quá trình đốt cháy hợp chất hình thành khí thuần nhất.
Aerosol phân tán: Vật liệu dập lửa gồm các phần tử hóa chấy chia tách cực nhỏ, có đường kính dưới 10 micrômét. Vật liệu này được nạp bên trong một bình chứa, và được nén dưới dạng khí trơ hoặc khí halocarbon.
Khi được kích hoạt, Aerosol chữa cháy trông giống như một đám sương mù dày đặc và khuếch tán ở dạng khí.
Nguyên lý dập lửa của khí Aerosol
Không giống như các chất chữa cháy cổ điển khác (CO2, Nitơ, FM200), aerosol dập tắt cháy bằng cách can thiệp về mặt hóa học vào những gốc tự do (oxy, hydrogen và hydroxide ion), tại khu vực có cháy, nó làm gián đoạn chuỗi phản ứng đang tiếp diễn ấy của sự cháy.
Hệ thống chữa cháy sol khí can thiệp vào chuỗi phản ứng hóa học của sự cháy, nhờ đó nó giữ nguyên vẹn mức oxy bình thường trong bầu không khí.
Những hạt aerosol li ti (K) sẽ tạo ra một mặt phẳng rộng lớn để bắt lấy những gốc hóa học của sự cháy, liên tục phá vỡ chuỗi phản ứng hóa học của sự cháy, nghĩa là nó làm cho sự cháy không còn điều kiện hóa học để tiếp tục cháy. Khi aerosol can thiệp về mặt hóa học vào gốc tự do của sự cháy như thế, tuy nó làm gián đoạn chuỗi phản ứng đang tiếp diễn ấy của sự cháy, nhưng nó không phá hủy oxy. Nghĩa là nó giữ nguyên vẹn mức oxy bình thường trong bầu không khí giúp hít thở bình thường.
Hiệu suất dập lửa của Aerosol
Hiệu suất dập tắt lửa của Aerosol phụ thuộc vào mật độ của các hạt Aerosol xung quanh khu vực đám cháy. Cũng như các hệ thống chữa cháy bằng khí khác, Aerosol xung quanh ngọn lửa được xả ra càng nhanh, càng nhiều thì hiệu quả dập tắt lửa càng tốt. Khả năng dập tắt lửa và thiết kế của hệ thống chữa cháy khí Aerosol thường được biểu thị bằng g/m³.
Do đó, hiệu quả của các hệ thống chữa cháy khí Aerosol thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố, chẳng hạn như vị trí của bình xịt khí với ngọn lửa, thể tích khu vực bảo vệ, lượng hạt Aerosol; ngoài ra nó cũng bị ảnh hưởng bởi các vật liệu dễ cháy xung quanh đám cháy, nguồn gốc đám cháy,…
Các thiết bị chính trong hệ thống chữa cháy khí Aerosol
Các thiết bị chính trong một hệ thống chữa cháy khí Aerosol bao gồm: máy phun khí; tủ trung tâm điều khiển; chuông, còi, đèn báo xả khí; đầu báo cháy (khói, nhiệt); nút ấn phun khí thủ công; nút ấn tạm dừng phun khí thủ công.
Nguyên lý kích hoạt hệ thống chữa cháy khí Aerosol
Giống như nhiều hệ thống chữa cháy khí khác, hệ thống chữa cháy khí Aerosol cũng có thể được kích hoạt bằng 2 cách: tự động và thủ công.
Kích hoạt tự động
Khi chỉ có một đầu báo cháy (nhiệt hoặc khói) truyền tín hiệu về tủ trung tâm điều khiển, tủ trung tâm sẽ phát tín hiệu cảnh báo cấp 1: chuông, còi báo cháy sẽ hoạt động để cảnh báo mọi người có sự cố cháy và để chuẩn bị thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Lúc này hệ thống bình chứa Aerosol chưa kích hoạt, khí chữa cháy chưa được xả ra.
Khi cả hai đầu báo cháy đều được kích hoạt và truyền tín hiệu đến tủ trung tâm điều khiển, tủ trung tâm sẽ phát tín hiệu cảnh báo cấp 2 và bắt đầu đếm ngược thời gian để xả khí chữa cháy. Thời gian đếm ngược này được gọi là thời gian trễ để người trong và gần khu vực hỏa hoạn di tản. Thời gian này có thể được cài đặt từ 0 đến 10 phút.
Sau khi thời gian trễ kết thúc, tủ điều khiển sẽ kích hoạt bộ Starter của bình chứa Aerosol, sau đó bộ Starter này sẽ kích hoạt (nếu Aerosol ở thể cô đặc, nó sẽ tạo ra quá trình đốt cháy) và sau đó các hạt Aerosol li ti qua lỗ phun, lan tỏa ra khắp nơi trong khu vực xung quanh để dập tắt đám cháy.
Nếu trong thời gian trễ mà mọi người chưa kịp di tản thì có thể ấn nút “ABORT” của khu vực đó để tạm thời dừng quá trình kích hoạt hệ thống chữa cháy. Khi buông nút “ABORT”, hệ thống sẽ kích hoạt sau thời gian trễ.
Kích hoạt thủ công
Để kích hoạt hệ thống thủ công, các bạn chỉ cần ấn nút kích hoạt phun khí thủ công được thiết kế trong tòa nhà. Lúc này, tủ trung tâm sẽ phát tín hiệu cảnh báo và ngay lập tức tiến trình phun khí chữa cháy vào khu vực cần bảo vệ.
Những lưu ý khi sử dụng hệ thống chữa cháy khí Aerosol Hochiki FirePro
Hệ thống chữa cháy khí Aerosol Hochiki có hiệu quả trong việc dập tắt các đám cháy khí gas, chất rắn, các chất có nguồn gốc từ hydrocarbon (khí tự nhiên, sản phẩm dầu, chất bôi trơn dễ cháy,…) cũng như chữa đám cháy liên quan đến thiết bị điện hoạt động với điện áp không quá 75.000 Volts.
Không được sử dụng hệ thống chữa cháy Aerosol để bảo vệ các khu vực, mối nguy hiểm hoặc không gian chứa chất lỏng dễ cháy, hơi hoặc bụi có thể tạo thành hỗn hợp không khí/ nhiên liệu nổ trừ khi chúng được kiểm tra và được các cơ quan thẩm quyền cho phép.
Không được sử dụng hệ thống chữa cháy khí Aerosol Hochiki FirePro Xtinguish để chữa các đám cháy:
- Đám cháy lớp D: D1- Kim loại nhẹ (nhôm, magie,…); D2- Kim loại kiềm (Kali, natrium, lithium,…); D3- Các hợp chất kim loại hữu cơ (metyl magiê clorua; metyl magiê iodua; nhôm triethyl,..).
- Hydrua kim loại (hydrua nhôm; lithium hydride,..)
- Các kim loại phản ứng như: liti, natri, kali, magie, titan, zirconi, urani và plutoni.
- Các hợp chất hóa học có chứa chất oxy hóa như natri clorat hoặc natri nitrat.
- Một số hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất có khả năng oxy hóa nhanh khi không có không khí như cellulose nitrate và thuốc súng.
- Hóa chất có khả năng trải qua quá trình phân hủy nhiệt tự động, chẳng hạn như một số peroxit hữu cơ và hydrazine.
Không được sử dụng hệ thống chữa cháy khí aerosol FirePro Xtinguish ở khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách an toàn tối thiểu được chỉ định trong hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bài viết liên quan:
Cách thức hoạt động bình chữa cháy Hochiki FirePro Xtinguish
Ưu điểm của hệ thống chữa cháy khí Aerosol
So với các hệ thống chữa cháy khí khác (CO2, Nitơ, FM200), hệ thống chữa cháy khí Aerosol có chi phí lắp đặt rẻ hơn; dễ dàng lắp đặt và an toàn hơn.
- Hệ thống chữa cháy khí Aerosol không cần bình chứa áp lực, không cần ống góp, đường ống dẫn khí, đầu phun. Điều đó đồng nghĩa là nó dễ dàng lắp đặt; làm giảm chi phí lắp đặt và bảo quản.
- Vì không cần sử dụng đến bình chứa khí nên hệ thống chữa cháy khí Aerosol cực kỳ an toàn và người sử dụng không cần lo lắng đến vấn đề áp lực bình.
- Aerosol trong các hệ thống chữa cháy là có dạng các hạt nhỏ liti không màu, không mùi, không ăn mòn cũng không dẫn điện nên hoàn toàn không gây hại cho thiết bị và vật dụng trong vùng chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy khí Aerosol có thể lắp đặt ngay tại bất cứ nơi nào cần thiết. Do đó, nó không bị ràng buộc bởi kích thước không gian cần bảo vệ.
Nhược điểm của hệ thống chữa cháy khí Aerosol
Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của mình, hệ thống chữa cháy khí Aerosol cũng có một số nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
- Không thử nghiệm được vì khi kích hoạt hệ thống sẽ phun hết khí trong 15s không thể ngừng được.
- Không hiệu quả bằng các hệ thống chữa cháy khí khác (FM200, Nitơ) nếu sử dụng trong phòng lớn.
- Không hiệu quả nếu sử dụng tại những khu vực thoáng khí.
- Chỉ sử dụng được 1 lần, sau khi chữa cháy phải thay bình mới mà không thể nạp khí để sử dụng cho những lần tiếp theo như các hệ thống chữa cháy khác.
Từ khóa » Các Sol Khí Là Gì
-
Sol Khí
-
Sol Khí Là Gì Cùng Giải Thích Nghĩa Sol Khí Dễ Cháy Là Gì
-
Hệ Thống Chữa Cháy Aerosol ( Sol Khí)
-
SOL KHÍ LÀ GÌ
-
Aerosol - Wiki Là Gì
-
Sol Khí Là Gì
-
Sol Khí Là Gì Cùng Giải Thích Nghĩa Sol Khí Dễ Cháy Là Gì - Poki Mobile
-
Bình Luận – Khuyến Nghị Mới Về Việc Sử Dụng Khẩu Trang Bằng Vải
-
Sol Khí Là Gì - Chuyên Gia Trung Quốc Cảnh Báo 2019
-
Báo Chí Dịch Aerosol Là "bụi Khí", BS Trương Hữu Khanh, điều Hành ...
-
Các Hạt Sol Khí Làm Mát Khí Hậu ít Hơn Chúng Ta Nghĩ - Tạp Chí Tia Sáng
-
Sol Khí Là Gì - Coronavirus Lây Qua Các Sol Khí