TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Lịch Sử Phát ...

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ 1.1.1. Thời kỳ tiền COSO [1Profile image of Trương Minh TânTrương Minh Tân

Bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp, do yêu cầu phát triển, các Công ty cần có vốn và từ đó nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm tra thông tin về sử dụng vốn trở nên cấp thiết. Hình thức ban đầu của kiểm soát nội bộ là kiểm toán tiền và thuật ngữ kiểm soát nội bộ bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này. Đến năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), theo đó kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên. Năm 1936, trong một công bố, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA-American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa kiểm soát nội bộ "… là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách". Sau công bố này, việc nghiên cứu và đánh giá về kiểm soát nội bộ ngày càng được chú trọng trong cuộc kiểm toán, đặc biệt là sau vụ phá sản của Công ty Mc Kesson & Robbins, là một Công ty dược phẩm nổi tiếng với tổng tài sản lên đến 100 triệu USD vào năm 1937, kiểm toán cho Công ty này là Price Waterhouse. Cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường NYSE (New York Stock Exchange). Do hậu quả này, đến tháng 12/1938, NYSE không cho Mc Kesson & Robbins niêm yết cổ phiếu. Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC-Securities and Exchange Commission) đã tiến hành đều tra và phát hiện 20 triệu USD hàng tồn kho và nợ phải thu đã bị khai khống và hơn 20% tài sản không hiện hữu trong thực tế. Khi nhận xét về cuộc kiểm toán này, SEC cho rằng sai phạm quan trọng và cơ bản nhất là cuộc kiểm toán đã được thực hiện một cách bất cẩn. Trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán nêu trên đều có sai phạm, từ việc thực hiện thủ tục kiểm toán, việc chọn mẫu không thích hợp cho đến sự hiểu biết về hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ (Internal check and control) không được chủ trọng đúng mức. SEC cũng cho rằng việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ không thể chỉ hạn chế ở lĩnh vực kế toán, mà kiểm toán viên cần có kiến thức đầy đủ hơn về cách thức mà các nghiệp vụ trên được thực hiện. SEC tin rằng việc thổi phồng sản phẩm dở dang của Công ty đã có thể phát hiện ra nếu kiểm toán viên có xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ. Vào năm 1949, AICPA công bố một công trình nghiên cứu đầu tiên về kiểm soát nội bộ với nhan đề: "Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập". Trong báo cáo này, AICPA đã định nghĩa kiểm soát nội bộ là "… cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý." Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đến những khái niệm và khía cạnh khác nhau của kiểm soát nội bộ.-Trước hết, vào năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP-Committee on Auditing Proceduce) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 (SAP-Statement on Auditing Proceduce) về: "Phạm vi xem xét kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên độc lập", trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán. Theo đó, thì kiểm soát nội bộ về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Theo Mô Hình Coso