Tổng Quan Về Kiểm Toán

Tư vấn miễn phí | Email: contact@ngheketoan.edu.vn
  • TRANG CHỦ
  • TUYỂN DỤNG
  • TÌM VIỆC
  • LIÊN HỆ
  • DIỄN ĐÀN KẾ TOÁN
  • Giới thiệu
  • KẾ TOÁN THỰC TẾ TẠI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
  • TỰ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH ONLINE
    • Nguyên Lý Kế Toán
    • Chế Độ Kế Toán
    • Chuẩn Mực Kế Toán
    • Các vấn đề về Thuế
    • Tài Chính Doanh Nghiệp
    • Các vấn đề về Hóa đơn
    • Các vấn đề về Hải quan
    • Các vấn đề về Bảo hiểm
    • Kế Toán Tài Sản Cố Định
    • Chứng Từ Kế Toán
    • INCOTERMS
    • Hoạt Động Ngoại Hối
    • Phí và Lệ Phí
    • Các vấn đề khác
    • Kiểm Toán
  • BẢN TIN
  • CÁC TRUNG TÂM KẾ TOÁN UY TÍN TẠI HÀ NỘI
  • Liên Hệ - Hợp Tác
  • Diễn đàn

Tổng quan về kiểm toán

1. Những vấn đề cơ bản của kiểm toán1.1. Kiểm toán là gì?Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập1.2. Chức năng của kiểm toán?Thứ nhất: Chức năng kiểm tra và xác nhận (xác minh)Đây là chức năng được hình thành đầu tiền gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của loại người nói chung và kiểm toán nói riêngThời kỳ đầu, khi kiểm toán ra đời chức năng kiểm tra và xác nhận được thể hiện dưới dạng chứng thực BCTC (kiểm toán cổ điển), về sau chức năng này phát triển mạnh mẽ và được thể hiện cao hơn dưới dạng báo cáo kiểm toán.Thứ hai: Chức năng trình bày ý kiến (tư vấn)Đây là chức năng hình thành sau chức năng xác minh. Cùng với quá trình phát triển của kiểm toán, chỉ một chức năng xác minh, kiểm toán không thể đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý. Chính từ yêu cầu quản lý thực tiễn đặt ra đã xuất hiện chức năng tư vấn. Chức năng này được biểu hiện dưới dạng thư quản lý1.3. Đối tượng và khách thể của kiểm toán1.3.1. Đối tượng kiểm toán* Báo cáo tài chính và thực trạng về tài sản, nghiệp vụ kinh tế phát sinh KTV phải xem xét và đánh giá một cách toàn diện về sổ sách kế toán, chứng từ, quy trình xử lý, luân chuyển chứng từ kế toán, tài sản và thực trạng hoạt động kinh tế tài chính mới có thể đưa ra ý kiến nhận xét đúng đắn về báo cáo tài chính.Khi đánh giá về các tài liệu kế toán, KTV cần phải đánh giá trên các mặt:- Tính hiện thực của các thông tin kế toán, hay tính có thật của tài sản và tính có thật của nghiệp vụ kinh tế phát sinh- Tính hợp pháp, hợp lý của các tài liệu kế toán này- Sự phù hợp giữa tài liệu kế toán với thực trạng hoạt động của đơn vị- Độ tin cậy của tài liệu kế toánKhi đánh giá về thực trạng hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị KTV cần quan tâm đến các khía cạnh- Sự hợp pháp, hợp lý của hoạt động tức là hoạt động phải tuân thủ pháp luật, chính sách chế độ và phù hợp với phạm vi hoạt động của đơn vị- Hoạt động kinh tế, tài chính phải tuân thủ theo những quy luật chung. Không thể đi ngược, trái quy luật, không thể có một đơn vị hoạt động kinh doanh với mục đích là lỗ…- Hoạt động kinh tế phải tiết kiệm và có kế hoạch* Thực trạng việc chấp hành (hành vi tuân thủ các quy định của các cấp có thẩm quyền luật pháp, chính sách chế độ quy chế…)Kiểm toán không chỉ dừng lại ở kiểm toán BCTC mà còn tiến hành kiểm toán tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách, chế độ và các quy định có tính nguyên tắc. Từ đó một loại kiểm toán mới được hình thành đó là kiểm toán tuân thủ, loại kiểm toán này dần dần được tiến hành đan xen trong kiểm toán BCTC.* Tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt độngNgày nay, kiểm toán đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực tài chính, lĩnh vực thực hiện và chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ. Không những thế kiểm toán còn phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh, nhất là kiểm toán tính hiệu lực, hiệu quả. Hiện nay kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước đã tập trung và đi sâu hơn vào kiểm toán về tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động. Chính vì vậy, tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của hoạt động là đối tượng kiểm toán chủ yếu trong kiểm toán hiện đại ngày nay nhất là lĩnh vực phi sản xuất.1.3.2. Khách thể của kiểm toánKhách thể của kiểm toán là các tổ chức, đơn vị, cá nhân – nơi có những thông tin cần kiểm toán (chủ thể của kiểm toán là những kiểm toán viên độc lập và có năng lực)* Đối với kiểm toán độc lậpKhách thể của kiểm toán độc lập có thể là các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức trong mọi lĩnh vực (kể cả cá nhân) có nhu cầu được kiểm toánVd: Cơ quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp…* Đối với kiểm toán nhà nước Khách thể của kiểm toán nhà nước thường bao gồm các đơn vị, các tổ chức và cá nhân có sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản của nhà nước.Trên thực tế, khách thể này còn tùy thuộc vào sự quy định của từng quốc gia và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ nhất định* Đối với kiểm toán nội bộKhách thể của kiểm toán nội bộ là các bộ phận cấu thành trong đơn vị. Các bộ phận, phòng ban, phân xưởng, tổ đội của đơn vị.Trong trường hợp, khi nhiều bộ phận phòng ban, phân xưởng, tổ đội hoặc nhiều đơn vị cùng tham gia thực hiện một chương trình, dự án nào đó thì khách thể kiểm toán nội bộ có thể là những chương trình dự án.1.4. Phân loại kiểm toán1.4.1. Phân loại theo mục đích của kiểm toán (hay theo đối tượng trực tiếp của kiểm toán)* Kiểm toán hoạt độngLà loại kiểm toán nhằm để xem xét và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động được kiểm toán- Tính kinh tế là sự tiết kiệm các nguồn lực. Đây còn gọi là nguyên tắc tối thiểu, nghĩa là để đạt được mục tiêu nhất định cần dùng một nguồn lực ít nhất (kể cả trong mua sắm và sử dụng)- Tính hiệu lực là khả năng về mức độ hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã xác định của đơn vị- Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với một lượng nguồn lực nhất định* Kiểm toán tuân thủLà loại kiểm toán nhằm để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không.* Kiểm toán Báo cáo tài chính Là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác minh về tính trung thực hợp lý của các BCTC được kiểm toán.Báo cáo tài chính được kiểm toán thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính của các đơn vị tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, BCTC của các đơn vị khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, của các dự án đầu tư…cũng là những đối tượng thông tin của kiểm toán BCTC tiêu chuẩn.1.4.2. Phân loại theo loại hình tổ chức kiểm toán* Tổ chức kiểm toán độc lập (thường gọi là doanh nghiệp kiểm toán – công ty, hãng kiểm toán hay tập đoàn kiểm toán)* Tổ chức kiểm toán nhà nước (Cơ quan kiểm toán nhà nước)* Tổ chức kiếm toán nội bộ (phòng hoặc ban kiểm toán nội bộ)1.5. Quy trình kiểm toánCác loại kiểm toán khác nhau có những quy trình kiểm toán đặc thù khác nhau. Tuy nhiên trên một phạm vi chung, tất cả các loại kiểm toán đều có quy trình kiểm toán tương tự nhau, đó là quy trình 3 giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.* Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc như:- Công tác chuẩn bị (tiếp nhận khách hàng và chuẩn bị nhân sự, phương tiện cho cuộc kiểm toán)- Lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán* Giai đoạn thực hiện kiểm toán (Triển khai nội dung trong kế hoạch và chương trình kiểm toán). Đối với kiểm toán BCTC, những nội dung trong giai đoạn này gồm:- Thực hiện các khảo sát kiểm soát (nếu có)- Thực hiện các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết nghiệp vụ, khảo sát chi tiết về số dư* Giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm các công việc- Tổng hợp kết quả- Lập và công bố báo cáo kiểm toánĐối với kiểm toán BCTC giai đoạn này gồm các công việc như:- Xem xét lại những khoản nợ ngoài ý muốn- Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau, - Đánh giá lại các kết quả và lập báo cáo kiểm toán, - Công bố báo cáo kiểm toán và hoàn tất hồ sơ kiểm toán2. Các tổ chức kiểm toán và hoạt động của các tổ chức kiểm toán2.1. Tổ chức kiểm toán độc lập2.1.1. Vai trò của kiểm toán độc lậpTổ chức kiểm toán độc lập đóng vai trò là một bên độc lập (bên thứ ba) thực hiện chức năng thẩm định thông tin do một đơn vị báo cáo và đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của các thông tin này. Từ thông tin tài chính (BCTC) đã được kiểm toán độc lập xác nhận, người sử dụng thông tin sẽ có cơ sở tin cậy cho việc đưa ra các quyết định, các đối sách thích hợp: Nhà đầu tư quyết định duy trì, mở rộng hay thu hẹp mức độ đầu tư; nhà cung cấp quyết định, duy trì, tăng cường hay giảm thiểu mức độ cung cấp vật tư hàng hóa…Mặt khác, kết quả kiểm toán trên cũng giúp cho đơn vị được kiểm toán hiểu biết lại mình một cách khách quan hơn; thêm vào đó là những khuyến cáo cảu KTV độc lập trong thư quản lý giúp cho các nhà quản lý đơn vị đưa ra những điều chỉnh, uốn nắn cần thiết trong hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý đơn vị.2.1.2. Tổ chức và hoạt động của kiểm toán độc lậpCác tổ chức kiểm toán độc lập được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp (thường gọi là công ty, hay các hãng kiểm toán…). Những doanh nghiệp kiểm toán lớn còn có cả các chi nhánh hay văn phòng kiểm toán tại các khu vựcHai hình thức tổ chức công ty kiểm toán độc lập phổ biến là công ty tư nhân và công ty hợp danh. Các công ty kiểm toán này về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm vô hạn.Hoạt động chính của doanh nghiệp kiểm toán là cung cấp dịch vụ kiểm toán. Ngoài ra còn một số dịch vụ khác như:- Dịch vụ tư vấn: Thuế, tài chính, nhân lực…- Dịch vụ kế toán- Dịch vụ định giá tài sản…2.1.3. Kiểm toán viên độc lậpNgười thực hiện công việc kiểm toán được gọi chung là KTV. Thông thường, KTV hành nghề thuộc doanh nghiệp kiểm toán được gọi là KTV độc lập.Về nguyên tắc KTV phải là người đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Có kỹ năng và khả năng (có trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động) tương xứng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp2.2. Tổ chức kiểm toán nhà nước2.2.1. Vai trò của tổ chức kiểm toán nhà nước Tổ chức kiểm toán nhà nước đóng vai trò là một công cụ quản lý của nhà nước, đặc biệt là trong quản lý chi tiêu ngân sách nhà nước; giúp nhà nước nắm bắt và củng cố điều hành hoạt động của các đơn vị, các tổ chức trong việc tuân thủ luật pháp và các qui định khác của nhà nước như: Việc tuân thủ luật doanh nghiệp, luật thuế GTGT, luật kế toán…2.2.2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nhà nướcVề tổ chức: Tại nhiều quốc gia trên thế giới tổ chức kiểm toán thường được lập ra dưới dạng một cơ quan chuyên môn, gọi là cơ quan kiểm toán nhà nước. Tổ chức kiểm toán nhà nước trong một quốc gia cũng có thể phân chia thành các cấp: Kiểm toán nhà nước trung ương, kiểm toán nhà nước địa phương hay khu vực địa lý.Trên thế giới hiện nay, thực tế mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước trực thuộc hệ thống quản lý cụ thể có một số dạng chính sau:- Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước độc lập với hệ thống cơ quan lập pháp và hệ thống cơ quan hành pháp- Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước trực thuộc một hệ thống (lập pháp hay hành pháp)Tại Việt Nam, cơ quan kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn trực thuộc chính phủ.Về hoạt động: Tổ chức kiểm toán nhà nước cũng có thể thực hiện các loại kiểm toán: Kiểm toán tài chính (Kiểm toán báo cáo tài chính), kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ; trong đó chủ yếu là kiểm toán để xem xét, đánh giá các đơn vị trong quá trình chấp hành luật pháp và các chính sách, chế độ của nhà nước đã ban hành. Điều đó càng cho thấy vai trò quan trọng đặc biệt của kiểm toán nhà nước trong quản lý đất nước.2.2.3. Kiểm toán viên nhà nướcKiểm toán viên trong bộ máy kiểm toán nhà nước thường được gọi là kiểm toán viên nhà nước. KTV nhà nước thuộc hệ thống công chức của nhà nước, phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chuyên môn cũng như các tiêu chuẩn khác ở một mức nhất định. Tùy theo luật pháp của từng quốc gia, KTV nhà nước có thể được tuyển dụng hay bổ nhiệm. Hoạt động chuyên môn của KTV nhà nước phù hợp với luật pháp và với qui định chuyên môn.2.3. Tổ chức kiểm toán nội bộ2.3.1. Vai trò của kiểm toán nội bộTheo hiệp hội KTV nội bộ quốc tế (Institue of Internal Auditors) thì “Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập bên trong tổ chức, để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức, như là một hoạt động phục vụ tổ chức”Có thể thây, tổ chức kiểm toán nội bộ có vai trò là một công cụ quản lý của các nhà quản lý đơn vị, phục vụ đắc lực cho quản lý hoạt động của chính đơn vị.2.3.2. Tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm toán nội bộTrong các đơn vị, tổ chức kiểm toán nội bộ được thiết lập dưới hình thức là một bộ phận chuyên môn (Phòng, ban,…) và trực thuộc bộ máy lãnh đạo cao cấp của đơn vị. Bộ phận chuyên môn này chuyên trách đảm nhận công tác kiểm toán trong nội bộ của đơn vị. Thành viên của tổ chức kiểm toán nội bộ thường bao gồm những người có trình độ chuyên môn có liên quan đến tài chính kế toán và các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của đơn vịTổ chức kiểm toán nội bộ chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy lãnh đạo cao cấp trong đơn vị và độc lập với các bộ phận khác của đơn vị.Về nguyên tắc, hoạt động kiểm toán nội bộ thường không được quy định bởi pháp luật (trừ trường hợp đặc thù như ở Việt Nam, quy định cho doanh nghiệp nhà nước). Phạm vi nội dung và mục đích từng cuộc kiểm toán tùy thuộc vào yêu cầu của các nhà quản lý, nhưng nhìn chung tổ chức kiểm toán nộ bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính. Trước đây, kiểm toán nội bộ rất coi trọng xem xét, đánh giá các thông tin kế toán; nhưng trọng xu thế phát triển ngày nay, lĩnh vực chủ yếu được coi trọng lại là kiểm toán hoạt động – tức là kiểm tra, đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả của hoạt động trong đơn vị.2.2.3. Kiểm toán viên nội bộCác KTV trong bộ máy kiểm toán nội bộ thường được gọi là kiểm toán nội bộ. Trên bình diện quốc tế, tuy chưa có một quy định thống nhất chính thức và rõ ràng về tiêu chuẩn, song KTV nội bộ cũng phải đảm bảo được những yêu cầu chung của KTV như: Trình độ chuyên môn và năng lực hoạt động; đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cần thiết.3. Gian lận và sai sót – Trọng yếu và rủi ro3.1. Gian lậnGian lận là những hành vi cố ý (có chủ ý) làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện làm sai lệch báo cáo tài chính.Hành vi này là loại hành vi có chủ ý (hành vi cố tình) thường gắn liền với tính vụ lợi (tham ô, biển thủ tài sản, xuyên tạc thông tin, làm sai lệch BCTC với mục đích đem lại ích lợi cho cá nhân hay một bộ phận)Hành vi gian lận luôn luôn được che đậy một cách cố ý, tinh vi và luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh tế và BCTC của doanh nghiệp3.2. Sai sótSai sót là những lỗi hoặc sự nhầm lẫn không cố ý nhưng có ảnh hưởng đến BCTCGian lận và sai sót đều là những sai phạm tiềm ẩn trong BCTC của doanh nghiệp. Việc phát hiện và nhận biết về gian lận thường khó khăn hơn sai sót, vì gian lận thường được che giấu bằng hành vi cố ý, tinh vi. Nói như vậy không có nghĩa là chỉ những gian lận mới ảnh hưởng đến báo cáo tài chính còn sai sót thì không. Trong thực tiễn khi kiểm toán KTV phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, tuy nhiên KTV có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong BCTC.3.3. Trọng yếu * Khái niệmTrọng yếu là một khái niệm chỉ độ lớn (tầm cỡ), bản chất của sai phạm (kể cả việc bỏ sót thông tin kinh tế, tài chính) hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc rút ra những kết luận sai lầm.* Trách nhiệm của KTVKTV khi kiểm toán phải xác định xem BCTC có chứa đựng những sai phạm trọng yếu hay không. Hay nói cách khác, mục đích của KTV là xác định BCTC có trung thực hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu hay không. Sự xem xét về tính trọng yếu được KTV nhìn dưới góc độ của người sử dụng thông tin tài chính để đưa ra các quyết định. Nếu báo cáo kiểm toán xác minh rằng BCTC của doanh nghiệp là hoàn toàn trung thực xét trên mọi khía cạnh trọng yếu, có nghĩa là trong BCTC có thể tồn tại những gian lận, sai sót, nhưng những gian lận sai sót này xét ở mọi góc độ đối với các đối tượng sử dụng thông tin trong BCTC vẫn chấp nhận được. Do đó những gian lận, sai sót còn tồn tại trong BCTC là không trọng yếu.* Ý nghĩa của tính trọng yếuNó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế xây dựng các thủ tục kiểm toán. Nó giúp KTV:- Xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán- Xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC- Đánh giá ảnh hưởng của những sai sót đến BCTC3.4. Rủi ro kiểm toán và các loại rủi ro có liên quan* Khái niệmRủi ro kiểm toán là những rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn có những sai sót trọng yếuRủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được là khả năng trong BCTC đã được kiểm toán còn chứa đựng những sai phạm mà những sai phạm này có thể chấp nhận được (sai sót có thể bỏ qua) chưa đến mức độ là những sai sót trọng yếu* Các loại rủi ro có liên quan- Rủi ro tiềm tàng: là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có hay không hệ thống kiểm soát nội bộ- Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời- Rủi ro phát hiện: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện được4. Báo cáo kiểm toán4.1. Khái niệmBáo cáo kiểm toán là báo cáo do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về thông tin đã được kiểm toán. Hay nói cách khác, báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của một cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được trình bày chủ yếu dưới hình thức văn bản, cá biệt bằng lời nóiBáo cáo kiểm toán có thể được biểu hiện khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu và chủ thể của cuộc kiểm toán.Theo thông tin được kiểm toán, báo cáo kiểm toán được chia thành:- Báo cáo về kiểm toán hoạt động- Báo cáo về kiểm toán tuân thủ - Báo cáo về kiểm toán báo cáo tài chính4.2. Các loại ý kiến kiểm toánNội dung quan trọng nhất trong báo cáo kiểm toán là ý kiến nhận xét của KTV về thông tin được kiểm toán. Trong báo cáo về kiểm toán BCTC, ý kiến nhận xét của KTV thường có sự phân định rõ, đặc biệt là ý kiến nhận xét của KTV độc lập về BCTC đã được kiểm toán. Do vậy đã hình thành nên các loại báo cáo kiểm toán khác nhau, trong đó có ý kiến nhận xét khác nhau, trong đó có ý kiến nhận xét khác nhauTùy theo kết quả của từng cuộc kiểm toán BCTC, KTV có thể đưa ra ý kiến thuộc một trong các loại ý kiến sau:- Ý kiến chấp nhận toàn phần- Ý kiến chấp nhận từng phần- Ý kiến từ chối (Không thể đưa ra ý kiến)- Ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược)Tương ứng với mỗi loại ý kiến nhận xét là một loại báo cáo kiểm toán4.2.1. Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phầnÝ kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC phản ánh trung thực hợp lý trên tất cả khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và phù hợp với chuẩn mực kế toán xác định.Có thể nói: Loại ý kiến “chấp nhận toàn phần” thể hiện rằng KTV chấp nhận toàn bộ các thông tin trên BCTC đã được kiểm toán là trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu. Điều đó cũng có nghĩa là BCTC không chứa đựng sai phạm trọng yếu4.2.2. Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận từng phầnKTV đưa ra ý kiến nhận xét dạng chấp nhận từng phần khi KTV cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần do còn có những yếu tố chưa xác nhận được hoặc không đồng ý với đơn vị. Những yếu tố này là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến ý kiến “từ chối” hoặc “không chấp nhận”Ý kiến chấp nhận từng phần được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” và nêu rõ ảnh hưởng của các vẫn đề ngoại trừ. Có thể nói: Loại ý kiến “chấp nhận từng phần” thể hiện rằng KTV chấp nhận phần lớn các thông tin trên BCTC đã được kiểm toán là trung thực và hợp lý; phần nhỏ thông tin còn lại hoặc là chưa thể xác nhận hoặc là không chấp nhận – vì có những lý do xác đáng.4.2.3. Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng từ chối (Không thể đưa ra ý kiến)KTV đưa ra ý kiến này trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về BCTCLoại ý kiến này thể hiện rằng KTV không thể đưa ra nhận xét đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán, vì không có đủ cơ sở (bằng chứng) cho việc rút ra kết luận. Các phạm vi kiểm toán trong trường hợp này không thể vượt qua được4.2.4. Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận (trái ngược)KTV đưa ra ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán dạng không chấp nhận trong trường hợp việc KTV không đồng ý với đơn vị về:- Việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán- Sự thể hiện trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC- Sự không phù hợp của các thông tin ghi trong thuyết minh BCTC- Việc tuân thủ các quy định, hoặc luật lệ hiện hànhHoặc KTV đưa ra dạng ý kiến này khi kiểm toán liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục khiến KTV không thể đưa ra ý kiến dạng “ngoại trừ”Có thể nói: Loại ý kiến “không chấp nhận” thể hiện rằng KTV cho rằng có đủ cơ sở để kết luận BCTC đã được kiểm toán không đảm bảo trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu5. Cơ sở dẫn liệu và bằng chứng kiểm toán5.1. Cơ sở dẫn liệuCơ sở dẫn liệu của BCTC là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy địnhTừng bộ phận và khoản mục cấu thành khác nhau của BCTC thì có cơ sở dẫn liệu cụ thể không giống nhau. Cơ sở dẫn liệu của một chỉ tiêu và bộ phận trên BCTC bao gồm các căn cứ cho nhiều khía cạnh khác nhau của các thông tin và bộ phận này. Tuy nhiên, một cơ sở dẫn liệu phải bao gồm các căn cứ để giải trình trên các khía cạnh chủ yếu sau (các yếu tố dẫn liệu):- Sự hiện hữu- Quyền và nghĩa vụ- Sự phát sinh- Sự tính toán và đánh giá- Sự phân loại và hạch toán- Tổng hợp và công bố5.2. Bằng chứng kiểm toánBằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này KTV hình thành nên ý kiến của mình. Như vậy bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ sổ sách kế toán, BCTC và các thông tin tài liệu từ nguồn khác. Không phải tất cả các thông tin tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình kiểm toán tại đơn vị đều là các bằng chứng kiểm toán. Chỉ các thông tin tài liệu mà kiểm toán viên thu thập được có liên quan đến cuộc kiểm toán và được KTV sử dụng làm cơ sở để đưa ra các nhận xét của mình về BCTC của đơn vị mới là các bằng chứng kiểm toán.6. Hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát6.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ* Hệ thống kiểm soát nội bộTheo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót ; để lập báo cáo tài chính trung thực hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.Theo cách đề cập trên, phạm vi của kiểm soát nội bộ là rất rộng, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của những hoạt động về kế toán, tài chính mà bao gồm tất cả những lĩnh vực hoạt động trong đơn vị* Mục đích của việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộHoạt động tự kiểm soát xuất phát từ nhu cầu khách quan của công tác quản lý và điều hành trong mỗi đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ được các đơn vị thiết lập (và triển khai hoạt động) nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau:- Bảo vệ tài sản, sổ sách và thông tin.- Thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật- Tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả về mặt điều hành và sử dụng các nguồn lực trong đơn vị- Cung cấp thông tin đáng tin cậy và lập BCTC trung thực hợp lý* Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toánViệc xây dựng và duy trì các quá trình kiểm soát ở đơn vị là trách nhiệm thuộc về đơn vị được kiểm toán chứ không phải trách nhiệm của KTV. Đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh và có hiệu quả để đảm bảo hợp lý là các BCTC được trình bày một cách trung thực.6.2. Cơ cấu của hệ thống kiểm soát nội bộHệ thống kiểm soát nộ bộ thông thường được cấu tạo bởi ba bộ phận, đó là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.6.2.1. Môi trường kiểm soátMôi trường kiểm soát bao gồm những yếu tố ảnh hưởng có tính bao trùm đến việc thiết kế và vận hành của các quá trình kiểm soát nội bộ gồm cả hệ thống kế toán và các nguyên tắc, quy chế, thủ tục kiểm soát cụ thể. Một môi trường kiểm soát tốt chưa thể đảm bảo cho các quá trình kiểm soát và cả hệ thống kiểm soát nội bộ là tốt. Song một môi trường kiểm soát không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nộ bộ6.2.2. Hệ thống kế toán Hệ thống kế toán ở đơn vị là hệ thống dùng để nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ, xử lý, tổng hợp và lập báo cáo về các thông tin kinh tế, tài chính ở đơn vị. Là mắt xích quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán có hiệu quả phải góp phần đảm bảo thỏa mãn các mục tiêu của kiểm soát nội bộ.6.2.3. Các nguyên tắc và thủ tục kiểm soátNgoài các yếu tố về môi trường kiểm soát và sự tham gia của kế toán trong quá trình kiểm soát thì các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát cũng là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị. Để kiểm soát có hiệu quả có thể phải cần đến rất nhiều các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát cụ thể khác nhau.6.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát6.3.1. Mục đích của việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toánMục đích của KTV khi nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là để xác định mức độ tin cậy của hệ thống này, làm cơ sở cho dự kiến hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian, lịch trình cuộc kiểm toán (trong khâu lập kế hoạch kiểm toán) và đưa ra quyết định hợp lý về phạm vi thực hiện các khảo sát cơ bản, đặc biệt là các khảo sát chi tiết (trong khâu thực hiện kiểm toán). Hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán còn giúp cho KTV khi tổng hợp kết quả kiểm toán và đưa ra một ý kiến nhận xét thỏa đáng (Khi lập báo cáo kiểm toán)6.3.2. Khái quát về việc nghiên cứu cơ cấu kiểm soát nội bộ và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soátĐể hiểu chi tiết hơn về kiểm toán, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết sau:- Danh mục đơn vị kiểm toán - Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính- Các phần hành kiểm toán báo cáo tài chính- Tổng quan về kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành- Các phần hành kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên(*)
Số điện thoại(*)
Email(*)
Địa chỉ
Yêu cầu tư vấn
Giới thiệu→ Về chúng tôi→ Mục tiêu phát triển→ Sứ mệnh và tầm nhìn KẾ TOÁN THỰC TẾ TẠI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP→ Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp→ Quy chế hoạt động tài chính tại doanh nghiệp→ Doanh nghiệp thương mại và xuất nhập khẩu→ Doanh nghiệp dịch vụ→ Doanh nghiệp sản xuất→ Doanh nghiệp xây lắp→ Doanh nghiệp nước ngoài→ Kế toán đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công→ Luật Doanh Nghiệp TỰ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH ONLINE→ Nguyên Lý Kế Toán→ Chế Độ Kế Toán→ Chuẩn Mực Kế Toán→ Các vấn đề về Thuế→ Tài Chính Doanh Nghiệp→ Các vấn đề về Hóa đơn→ Các vấn đề về Hải quan→ Các vấn đề về Bảo hiểm→ Kế Toán Tài Sản Cố Định→ Chứng Từ Kế Toán→ INCOTERMS→ Hoạt Động Ngoại Hối→ Phí và Lệ Phí→ Các vấn đề khác→ Kiểm Toán BẢN TIN→ Cập nhật tin tức→ Cập nhật văn bản pháp luật CÁC TRUNG TÂM KẾ TOÁN UY TÍN TẠI HÀ NỘI→ Đánh giá các Trung Tâm Kế Toán Uy Tín tại Hà Nội
Copyright © 2017 All Rights Reserved - ngheketoan.edu.vn
Đang online : 55 Đã truy cập : 665,411
NGHỀ KẾ TOÁN Designed & supported by ThanhNam Software

Từ khóa » Chức Năng Chính Của Kiểm Toán Là Gì