Tổng Quan Về Kính Lọc (Filter) Và Hướng Dẫn Sử Dụng - Camera Box
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Cẩm nang nhiếp ảnh
- Thứ hai, 25-tháng 11-2019
Kính lọc là bộ phận thiết yếu của nhiếp ảnh, giúp ghi lại cảnh vật một cách lý tưởng, bầu trời xanh thẳm với nhiều đám mây, lượng ánh sáng vừa đủ cùng với màu sắc hoàn hảo. Đối với một số nhiếp ảnh gia, đây có thể coi là bộ dụng cụ "sinh tồn", giúp tạo ra hình ảnh thế giới hoàn mỹ tươi đẹp hơn rất nhiều.
Kính lọc là gì?
Kính lọc (filter) là một dòng thiết bị để gắn vào ống kính của máy ảnh nhằm thu được những hiệu ứng cụ thể như bầu trời xanh, các tông màu ấm hơn, giảm lóa, v.v.. Trên thị trường có rất nhiều loại và nhiều nhãn hiệu, kính lọc B+W, Cokin, Hoya cùng với Tiffen là những tên tuổi phổ biến hiện nay.Kính lọc UV và Skylight.
Người ta nói rằng kính lọc UV hoặc Skylight giúp cải thiện độ nét và độ tương phản của bức ảnh. Nhưng thành thật mà nói, CameraBox chưa nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào giữa có và không có sử dụng loại kính lọc này. Có thể nói rằng điều mà kính lọc UV/Skylight mang lại là thêm một lớp bảo vệ cho ống kính. Nếu chẳng may bạn để ống kính va phải vật cứng, bạn sẽ mừng nếu kính lọc bị vỡ thay cho ống kính đắt tiền. Chỉ vì một lý do này thôi cũng đủ cho bạn gắn kính lọc UV vĩnh viễn lên tất cả các ống kính của mình.Lưu ý:
- Nên gắn kính lọc UV/Skylight vĩnh viễn vào ống kính của bạn. Bạn không cần tháo chúng ra khi sử dụng các kính lọc khác vì đây là loại kính lọc trong không làm thay đổi lượng ánh sáng hay sự cân bằng màu sắc của bức ảnh. Tất cả kính lọc UV/Skylight đều có đường ren cho phép bạn gắn một kính lọc khác lên trên nó.
- Nếu gắn kính lọc UV/Skylight lên ống kính góc cực rộng, thì hãy nhớ chọn loại kính lọc siêu mỏng nếu bạn không muốn thấy hiện tượng đen góc xuất hiện trên những bức ảnh của mình. Kính lọc UV hoặc Skylight Siêu mỏng HMC của Hoya là một lựa chọn tốt.
Kính lọc Trung tính (ND).
Kính lọc Trung tính, hay còn gọi với cái tên kính lọc ND (Neutral Density), là kính lọc giúp giảm bớt lượng ánh sáng mà không làm thay đổi cân bằng màu sắc, do đó nó được mang tên là trung tính. Có khá nhiều lý do khiến bạn muốn sử dụng loại kính lọc này nhưng lý do chính là để chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm trong điều kiện ánh sáng mạnh. Ví dụ, kính lọc ND hữu ích khi bạn muốn chụp ảnh các thác nước hoặc dòng suối. Bằng cách giảm bớt lượng ánh sáng lọt vào ống kính, bạn có thể chụp với tốc độ màn trập chậm hơn nhiều, nhờ đó tạo ra hiệu ứng chuyển động mờ mềm mại. Mặc dù có nhiều loại kính lọc ND giúp giảm bớt ánh sáng ở các mức độ khác nhau, nhưng loại tiện dụng nhất là kính lọc Giảm sáng Trung tính Genus, cho phép người sử dụng điều chỉnh mật độ ánh sáng bằng cách xoay chiếc vòng phía trước kính lọc. Nếu bạn thường xuyên sử dụng chức năng quay phim của máy ảnh, thì kính lọc ND là một phụ kiện "phải có" và thường là kính lọc thiết yếu của hầu hết các nhà quay phim chuyên nghiệp.Kính lọc Phân cực (PL).
Loại kính lọc này có phép màu tạo ra bầu trời xanh sâu thẳm với độ tương phản cao hơn cùng những đám mây đẹp hơn. Nếu bạn chuẩn bị chụp ảnh phong cảnh và yêu thích hình ảnh bầu trời trong xanh, thì đây là loại kính cần thiết trong bộ sưu tập kính lọc của bạn. Về cơ bản có hai loại kính lọc phân cực: Tuyến tính (Linear Polarizer - viết tắt LPL) và Tròn (Circular Polarizer - viết tắt CPL, có nơi còn gọi là xoay vòng). Trên thực tế, cả hai loại kính lọc này đều cho cùng một hiệu ứng - bầu trời xanh và sâu hơn. Việc lựa chọn kính lọc thường phụ thuộc vào loại máy ảnh và ống kính mà bạn sử dụng. Chi tiết kỹ thuật của nó rất phức tạp, bạn chỉ cần hiểu rằng nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy ảnh lấy nét và đo sáng tự động, thì hãy chọn loại kính lọc Phân cực Tròn. Các kính lọc phân cực còn cung cấp một tính năng bổ sung (rất được nhiều người yêu thích) khi chụp ảnh những chủ thể ở phía sau một lớp kính hoặc ở dưới mặt nước. Nó giúp loại bỏ ánh sáng phản chiếu. Bạn có thể điều chỉnh mức độ phản chiếu (hoặc không phản chiếu) bằng cách xoay kính lọc phân cực cho đến khi thu được hiệu ứng vừa ý.Lưu ý:
- Kính lọc phân cực ít hoặc không có hiệu quả đối với bầu trời u ám.
- Ngoài việc tạo ra bầu trời trong xanh và loại bỏ ánh sáng phản chiếu khi chụp ảnh xuyên qua một lớp kinh hoặc mặt nước, kính lọc phân cực còn được dùng để giảm bớt lượng ánh sáng, giống kính lọc ND.
- Thực tế là hầu hết kính lọc đều làm giảm lượng ánh sáng đi vào máy ảnh, nên bạn sẽ phải cân nhắc kỹ nếu định sử dụng chúng trong những vùng thiếu sáng. Nếu buộc phải chụp trong trường hợp này, hãy sử dụng chân máy hoặc nâng ISO lên.
Kính lọc Cực cận/Macro/Close-up.
Cái tên kính lọc cực cận (hay còn gọi là Macro hoặc Close up) đã cho biết công dụng của nó là giúp bạn chụp ảnh chủ thể ở cự ly rất gần. Một phụ kiện quan trọng nếu bạn sắp chụp ảnh thức ăn hoặc sản phẩm. Giống như kính lọc ND, kính lọc cực cận cũng có nhiều lựa chọn mỗi loại cho phép bạn chụp ảnh ở những khoảng cách khác nhau. Khi sử dụng kính lọc cực cận, bạn có thể lấy nét những chủ thể chỉ cách ống kính vài centimét và nhờ đó giảm cự ly lấy nét xuống rất nhiều. Hãy thử nghiệm về chiều sâu trường ảnh khi sử dụng kính lọc cực cận. Vì bạn sẽ chụp ảnh chủ thể ở khoảng cách rất gần nên chỉ một sự thay đổi nhỏ về độ sâu trường ảnh cũng có thể tạo ra những kết quả rất khác biệt. Tất nhiên kính lọc cực cận sẽ không cho chất lượng ảnh tốt như ống kính macro chuyên dụng, nhưng đây là giải pháp hữu ích khi bạn không muốn tốn thêm nhiều tiền mua ống kính mới.Các kính lọc khác
Ở trên là những loại kính lọc cơ bản và cần thiết nhất. Ngày nay, các hãng sản xuất đã cho ra đời nhiều loại kính lọc đặc biệt khác theo nhu cầu người dùng.Kính lọc ánh sáng theo vùng (GND - Graduated Neutral Density).
Loại kính lọc này có tính năng làm giảm lượng ánh sáng đi vào ở một vùng cụ thể. Ví dụ trong tình huống bầu trời quá sáng, bạn đồng thời muốn giữ lại chi tiết cả bầu trời và mặt đất.Kính lọc màu ấm/lạnh (Warm/Cold).
Dùng để thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đến cảm biến máy ảnh. Ví dụ, có thể sử dụng kính lọc màu đỏ hoặc màu cam để tạo ra những bức ảnh giống như cảnh hoàng hôn khi không có được cảnh hoàng hôn thật.Kính lọc hiệu ứng sao (Star).
Giúp tạo ra những vệt sáng dài, ánh sáng lung linh mà đôi khi bạn nhìn thấy trên phim ảnh.Vòng nối.
Ống kính thường có nhiều cỡ ren khác nhau. Một số ống kính có cỡ ren (đường kính) 58mm trong khi những ống kính lớn có cỡ ren 77mm. Nếu phải mua rất nhiều bộ kính lọc cho từng cỡ ren riêng biệt thì rất phí phạm, đây là lúc vòng nối trở nên hữu dụng. Vòng nối cho phép bạn sử dụng kính lọc cỡ ren lớn với những ống kính cỡ ren nhỏ hơn. Ví dụ, để sử dụng kính lọc Phân cực Tròn 77mm với ống kính 72mm, bạn sẽ cần một vòng nối 72 - 77mm. Cách sử dụng vòng nối cũng giống như bất kỳ kính lọc nào khác - vặn chặt nó vào ống kính rồi nối kính lọc mong muốn lên trên. Đây là phụ kiện cần thiết nếu bạn sử dụng kính lọc nhiều và sở hữu các ống kính cỡ ren khác nhau.Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về kính lọc:
Tôi có nhiều ống kính khác cỡ ren thì nên mua kính lọc cỡ nào?
Nếu bạn sở hữu nhiều ống kính khác cỡ ren, hãy nhớ là luôn mua kính lọc vừa với ống kính lớn nhất mà bạn có. Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng kính lọc cho các ống kính nhỏ hơn nhờ vòng nối. Giá của vòng nối chỉ bằng một phần nhỏ giá của kính lọc và rõ ràng đây là một lựa chọn tiết kiệm hơn nhiều so với mua nhiều kính lọc cho nhiều cỡ ống kính khác nhau.Tôi có thể sử dụng kính lọc cỡ ren nhỏ trên ống kính cỡ ren lớn không?
Sử dụng được, nhưng điều này không được khuyến khích vì nó sẽ tạo ra hiện tượng đen góc ảnh. Vòng nối có thể được gắn theo chiều ngược lại.Một vài lời khuyên về Kính lọc.
- Hãy bảo vệ Ống kính của bạn. Luôn gắn một kính lọc Skylight hoặc UV lên ống kính. Bạn sẽ đỡ tốn kém hơn nếu kính lọc bị vỡ thay cho ống kính.
- Đừng bao giờ dùng kính lọc rẻ tiền. Sử dụng kính lọc rẻ tiền sẽ chỉ làm giảm chất lượng bức ảnh và điều này thật vô lý khi bạn đã đầu tư hàng chục triệu đồng cho những ống kính đắt tiền.
- Hãy sử dụng kính lọc một cách khôn ngoan. Không phải tình huống nào cũng đòi hỏi sử dụng kính lọc. Hãy luôn luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi này trước khi bấm máy: Mình muốn thu được cái gì? Và từ đó, bạn mới có thể quyết định nên sử dụng kính lọc để giúp đạt được ý tưởng của mình hay không.
- Hãy thận trọng khi sử dụng kính lọc. Đừng để bụi bám vào chúng và khi không sử dụng, hãy cất chúng ở nơi mát mẻ và khô ráo. Tốt nhất là hãy mua một hộp đựng phụ kiện máy ảnh.
Bạn có thể quan tâm
7 mẹo giúp bạn lấy nét hiệu quả, chụp ảnh sắc nét vào ban đêm
Chức năng lấy nét tự động trên các máy ảnh ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, lấy nét trong đêm vẫn còn là một thử thách, dù...- 07-tháng 01-2020
Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh sắc nét như nhiếp ảnh gia
Một câu hỏi phổ biến chúng ta đặt ra khi xem ảnh phong cảnh của các nhiếp ảnh gia là "làm thế nào để ảnh sắc nét được...- 31-tháng 12-2019
Hướng dẫn chụp ảnh sắc nét: 10 mẹo dành cho người mới bắt đầu
Ảnh sắc nét là điều mà hầu hết những người chụp ảnh đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên nó lại khá khó với người ít kinh...- 14-tháng 12-2019
Tư vấn chọn mua máy ảnh
- Máy dành cho người mới bắt đầu (Cập nhật 2020)
- Máy dành cho sinh viên
- Máy để chụp ảnh dịch vụ, sự kiện
- Máy để chụp ảnh trẻ em
- Máy để chụp phong cảnh, thiên nhiên (Cập nhật 2020)
- Máy tốt nhất có giá dưới 10 triệu (Cập nhật 2020)
- Máy tốt nhất có giá dưới 20 triệu (Cập nhật 2020)
- Máy tốt nhất có giá dưới 30 triệu (Cập nhật 2020)
- Máy tốt nhất có giá dưới 50 triệu (Cập nhật 2020)
- Máy tốt nhất có giá trên 50 triệu (Cập nhật 2020)
Từ khóa » Cách Tháo Lắp Filter
-
Cách đơn Giản để Gỡ Filter Bị Kẹt - Vsion
-
[camera] Filter Lee Và Các Loại Filter - YouTube
-
Khi Filter Bị Kẹt Lúc Lắp Vào Lens [Archive] - Forum
-
[Nhỏ Mà Không Nhỏ] Cách Gỡ Khẩn Cấp Filter UV Bị Vỡ Ra Khỏi ống Kính
-
Cách Mà Một Người Thợ Gỡ Khẩn Cấp Filter UV Bị Vỡ Ra Khỏi ống Kính
-
Mách Bạn Cách Tháo Lắp Lens Canon đúng Kỹ Thuật - HuyHoang Digital
-
RENTAL KING - Hướng Dẫn Tháo Lắp ống Kính Máy ảnh
-
Dụng Cụ Hỗ Trợ Mở Kính Lọc Filter Dễ Dàng - PhotoZone
-
Hướng Dẫn Lắp đặt Thay Thế Bộ Lọc Máy Lọc Không Khí Carrier RMAP ...
-
Cokin H270A Full ND Filter Kit - Slab.VN
-
FILTER QUEEN Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Làm Sạch Bề Mặt Có Khả ...
-
[PDF] Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Hút ẩm
-
Làm Thế Nào để Vệ Sinh Bộ Lọc Cặn? | Samsung Việt Nam