Tổng Quan Về Nội Dung Truyện Doraemon Và Những Câu Chuyện Bên Lề

 

Hiện tượng Đôrêmon

Một đoàn tàu theo “chủ đề Đôrêmon”

Mặc dù ra đời từ thời kì đầu của ngành công nghiệp manga (năm 1969) với mục đích chủ yếu là dành cho trẻ em nhưng bản thân bộ truyện và nhân vật Đôrêmon đã trở thành hình ảnh quen thuộc và thân thiết hàng đầu của người dân Nhật Bản, trẻ em và thanh niên Nhật hầu như có thể vẽ hình Đôrêmon mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ dừng lại ở các tập truyện tranh, phim ngắn và phim dài, Đôrêmon còn xuất hiện trên các sản phẩm tiêu dùng thông thường như ví, quần áo, thậm chí người ta còn cho ra đời một hiệu đồng hồ riêng về Đorêmon lấy tên là Doratch. Ở Hakodate, Hokkaidō người ta còn thành lập một đoàn tàu theo “chủ đề Đôrêmon” với trang trí bên trong và bên ngoài tàu là hình vẽ Đôrêmon và các bạn, một trong các bến dừng của “đoàn tàu Đôrêmon” là một ga nhỏ trưng bày các đồ vật liên quan tới Đôrêmon cùng các nghệ sĩ đóng giả các nhân vật của bộ truyện này[46]. Đôrêmon còn được đưa vào giảng dạy như một môn học phụ tại Đại học Toyama kể từ năm 1998.

Năm 1997 bưu điện Nhật Bản đã cho phát hành một bộ tem về Đôrêmon, bộ sưu tập đắt hàng tới mức người Nhật đã phải xếp hàng để được mua các con tem có hình nhân vật truyện tranh quen thuộc với họ từ thập niên 1970. Ngày 10 tháng 2 năm 1995, ba tuần sau trận động đất Kobe khiến hơn 6.000 người thiệt mạng, 300.000 người mất nhà cửa, để khích lệ những đứa trẻ ở Kobe, một rạp phim ở đây đã mở cửa miễn phí cho các em vào xem, và bộ phim được họ chọn chiếu là một phim hoạt hình dài Đôrêmon. Một ví dụ khác cho sự quan tâm của công chúng Nhật Bản với Đôrêmon là năm 2005, một họa sĩ manga nghiệp dư có bút danh Yasue T. Tajima đã bán được tới trên 13.000 bản Đoạn kết của Đôrêmon do anh tự sáng tác. Năm 2006 Đôrêmon đã được tạp chí TIME bầu chọn là nhân vật hoạt hình duy nhất trong số 22 nhân vật nổi bật của châu Á (Asian Heroes) trong một bài báo có tựa đề The Cuddliest Hero in Asia (Anh hùng đáng yêu nhất ở châu Á). Tháng 3 năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã chọn Đôrêmon là Đại sứ hoạt hình chính thức của Nhật Bản trong một buổi lễ do đích thân Ngoại trưởng Nhật Bản Komura Masahiko chủ trì.

Không chỉ phổ biến ở Nhật Bản, Đôrêmon còn được hâm mộ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Tại Thượng Hải, Trung Quốc người ta đã thành lập một công viên chủ đề về Đôrêmon. Ở Việt Nam Đôrêmon được coi là một hiện tượng xuất bản khi chỉ sau 3 lần tái bản đã đạt tới con số 40 triệu bản in, một kỷ lục về xuất bản của truyện tranh nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Từ số tiền bản quyền (do chính tác giả Fujimoto Hiroshi trao tặng) và một phần lợi nhuận từ việc phát hành bộ truyện, nhà xuất bản Kim Đồng đã thành lập Quỹ học bổng Đôrêmon (Quỹ hỗ trợ giáo dục trẻ Việt Nam) với số vốn trên 3 tỷ VND. Tính cho đến năm 2007 quỹ này đã trao trên 4000 xuất học bổng cho các học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Tại Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng là nhà xuất bản duy nhất được chuyển nhượng bản quyền, phát hành bản tiếng Việt tất cả các phiên bản của Đôrêmon.

Chắc hẳn đa số chúng ta ít nhiều đã cầm trên tay cuốn truyện DOREAMON – chú mèo máy thông minh, một tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của cả 1 thế hệ trẻ em Việt Nam.

Sau đây là vài thông tin liên quan tới bộ truyện:

Đôrêmon là tác phẩm của Fujiko Fujio, bút danh chung của hai họa sĩ manga Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo. Bộ truyện ra mắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1969[3] dành cho độc giả là các kodomo (thiếu nhi). Theo như lời tác giả Hiroshi thì trong lúc đang bí đề tài cho nhân vật truyện tranh mới thì ông bỗng thấy con gái của mình đang chơi với một con lật đật, khi đó ông bỗng nảy ra ý tưởng tạo ra nhân vật mới có hình dáng kết hợp của một con mèo với lật đật, đó chính là hình dáng của nhân vật Đôrêmon sau này.

Ban đầu các câu chuyện lẻ Đôrêmon được nhà xuất bản Shogakukan phát hành đồng loạt trên sáu nguyệt san dành cho trẻ em. Các tạp chí này được đặt tên theo các cấp học của trẻ nhỏ, đó là Yoiko (nhà trẻ), Yōchien (mẫu giáo), và từ Shogaku Ichinensei (lớp Một) cho đến Shogaku Yonnensei (lớp Bốn). Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí Shogaku Gogensei (lớp Năm) và Shogaku Rokunensei (lớp Sáu). Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Từ năm 1974, các câu chuyện nhỏ của Đôrêmon bắt đầu được tập hợp trong các tập truyện dày, từ năm 1974 đến năm 1996 đã có tổng cộng 45 tập truyện như vậy ra đời. Năm 1977, tạp chí truyện tranh CoroCoro Comic đã ra đời như một tạp chí chuyên về Đôrêmon. Các manga gốc của các bộ phim Đôrêmon cũng được phát hành trên CoroCoro Comic. Năm 2005 Shogakukan đã phát hành chuỗi năm tập manga với tên Đôrêmon thêm với những câu chuyện không có trong 45 tập xuất bản gốc.

Từ năm 1987 hai tác giả Hiroshi và Motoo không còn dùng chung bút danh Fujiko F. Fujio, khi đó chỉ còn ông Fujimoto là người sáng tác Đôrêmon với bút danh “Fujiko F. Fujio” (bút danh của ông Motoo khi này là “Fujiko Fujio (A)”). Ngay cả sau khi ông Fujimoto qua đời năm 1996, các tập truyện, phim ngắn và phim dài của Đôrêmon vẫn tiếp tục được phát hành và tiêu thụ mạnh tại Nhật Bản. Tính cho đến năm 1999 đã có khoảng 100 triệu tập Đôrêmon được tiêu thụ tính riêng ở Nhật (khoảng 1,5 đến 2 triệu bản được bán hết mỗi năm), bên cạnh đó là 1.700 tập phim ngắn được phát sóng (kể từ năm 1979) và 21 tập phim dài được phát hành (kể từ năm 1980) với lượng khán giả đến rạp lên tới 63 triệu lượt.

Từ khóa » Kể Chuyện Về Doraemon