Tổng Quan Về Tỉnh Hải Dương - Hai Duong ERegulations

Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên

Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.

Tỉnh Hải Dương có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt với 4 mùa; nhiệt độ trung bình là 23oC; độ ẩm trung bình hàng năm từ 78 đến 87%; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,500mm đến 1,700 mm. Theo số liệu thống kê, từ năm 1972 đến nay, Hải Dương không bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa và bão.

Hải Dương có tiềm năng lớn về sản xuất vật liệu xây dựng, như đá vôi với trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đất sét để sản xuất vật liệu chịu lửa với trữ lượng khoảng 8 triệu tấn, cao lanh - nguyên liệu chính để sản xuất gốm sứ với trữ lượng khoảng 400.000 tấn, quặng bô - xít dùng để sản xuất đá mài và bột mài công nghiệp với trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Những nguồn tài nguyên này chủ yếu tập trung trên địa bàn huyện Chí Linh và Kinh Môn.

Dân số và lực lượng lao động

Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với dân số khoảng 1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao (khoảng 84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ yếu là làm nghề nông. Đây sẽ là nguồn cung lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.

Diện tích đất tự nhiên

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,652 km2. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Hải Dương gồm có 2 vùng chính: vùng núi trung du và vùng đồng bằng. Vùng núi trung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh và chủ yếu bao gồm hai huyện Chí Linh và Kinh Môn, rất thích hợp cho việc xây dựng và hình thành các khu công nghiệp và du lịch, trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp khác. Vùng đồng bằng chiếm 89% tổng diện tích tự nhiêu, với độ cao trung bình từ 3m đến 4m so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp cho trồng các loại cây lượng thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.

Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất thuận tiện bao gồm nhiều tuyến đường bộ (Quốc lộ 5A, 188, 18...); đường sắt (tuyến Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua 7 trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn) và đường thủy (tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; Cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; Hệ thống cảng thuận tiên có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy).

Hải Dương gần 2 sân bay đó là: Sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội và Sân bay Cát Bi Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua.

Hệ thống giao thông như vậy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước.

Kinh tế - Chính trị - Văn hóa

Trong năm 2014, mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh và chính quyền địa phương, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn tăng hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm địa phương dự kiến đạt 46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng dự kiến đạt 78.566 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm trước. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản dự kiến đạt 15.584 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm trước.

Tốc độ tăng trưởng đạt từ 7% đến 7,5%, cơ cấu nông, lâm, thủy san - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 16,5% - 48,5% - 35,0%. GDP bình quân/người đạt 38,5 triệu đồng; Thu NNSNN dự kiến đạt 6.750 tỷ đồng.

Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước. Hải Dương có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu - Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam ...

Từ khóa » Hải Phòng Nằm Phía Nào Của đồng Bằng Bắc Bộ