Tổng Ramanujan | Dam Thanh Son's Blog

Dam Thanh Son's Blog Skip to content
  • Home
  • About
Kerson Huang: Chen Ning Yang and I Ching Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ Tổng Ramanujan Posted on September 22, 2016 | 9 Comments

Có một công thức thường được gắn với tên Ramanujan:

1+2+3+4+\cdots = - \displaystyle{\frac1{12}}

Về mặt toán học công thức này có vẻ không thể nào đúng, nhưng trong vật lý công thức này rất nổi tiếng. Nó liên quan đến lực Casimir và xuất hiện nhiều trong lý thuyết dây. Bình thường công thức này có thể giải thích được qua hàm zeta Riemann: \zeta(-1)=-\frac1{12}. Tuy nhiên ta có thể “chứng minh” nó chỉ dùng toán sơ cấp. Các bạn có thể xem video

Bài tập:

1+1+1+1+\cdots = ?

1 \times 2 \times 3\times 4\times \cdots = ?

Share this:

  • Facebook
  • X
Like Loading... This entry was posted in Problems. Bookmark the permalink. Kerson Huang: Chen Ning Yang and I Ching Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

9 responses to “Tổng Ramanujan

  1. Roll | September 23, 2016 at 10:27 am | Reply

    Điều này thực sự quá khó tin nhưng mà có vẻ chuỗi này rất nổi tiếng! Nhờ GS cho mọi người biết chuỗi số nguyên dương kia đã thỏa mãn điều kiện hội tụ như thế nào với ạ? Mà ngày xưa em nhớ đọc cuốn đọc cuốn Đường vào toán học hiện đại của tác giả người Nga tên Sawyer cũng có nói đến chuỗi 1-1+1-1+1-1+… và nó có đến 4 giá trị là 0, 1, -1 và 1/2. nói chung là có thể ra nhiều giá trị. Bây giờ ta thử xét chuỗi số S1=1+1+1+1+1….:

    Ta có S2=1-2+3-4+5-6+……=1/4 2S2=1-2+1-2+3-4+3-4+….=1/2 2S2=(-1)+(-1)+(-1)+….=1/2 -2S2=1+1+1+1+1+….=-1/2 S=-1/2. Đó là 1. Ta có: S2=(-1)+(-1)+(-1)+….=1/4 -S2=1+1+1+1….=-1/4 S=1/4. Đó là 2. Ta có S=1+2+3+4+….=-1/12 S= (1+1+1+1+…) + (0+1+2+3+4+….)=-1/12 S=S1 + S S1=0. Đó là 3. S= (1+1+1+1+….)+ (1+1+1+1+1+)…. (+1+1+1+1+1…) + …..= S1+S1+S1+S1+…. =k*S1=âm vô cùng(với k là vô cùng). Đó là 4.

    Với chuỗi thứ 2, em không giải quyết được và nghĩ là chắc chắn chuỗi đó vô hạn, không biết có ai có thể tìm ra giá trị xác định của tích vô hạn đó hay không. Ta thử xét A=1x2x3x4x…..: A2=3x4x5x6x7….=A/22A=A A3=4x5x6x…=A2/3=A/(2×3)2x3A3=A …. Ta có: kxA=2xA2+2x3xA3+….2x3x4…xkAk A=2xA2/k+2x3xA3/k+….2x3x4…x(k-1)xAk Như vậy, nếu A là 1 giá trị xác định thì chuỗi kia cũng là 1 giá trị xác định. Do chuỗi kia là chuỗi nguyên dương=> Phần tử 2x3x4x(k-1)xAk phải =0 khi k->vô cùng. Phần tử đó chính là A/k nên nếu A là 1 giá trị xác định thì giá trị xác định của A phải là 0.

    Cuối cùng là em muốn biết suy nghĩ của GS. Nếu một chuỗi mà giá trị của nó có thể thế này hay thế khác thì áp dụng vào vật lý để mô tả thực tại thì sẽ như thế nào? Em không tin lắm vào việc thực tại sẽ thế này hay thế kia do ta muốn thế. Cảm ơn GS!

    • damtson | September 24, 2016 at 9:17 am | Reply

      Tất nhiên trong vật lý nếu ta tính ra đại lượng gì mà lại ra tổng phân kỳ thì chứng tỏ là có gì đó không ổn. Thường những tổng hay tích phân phân kỳ xuất hiện trong lý thuyết trường, như ta hiểu hiện nay, phải có những hiệu ứng ở năng lượng rất cao hoặc khoảng cách rất nhỏ mà ta không hoàn toàn biết rõ. Nhưng ta cũng không nhất thiết phải biết vật lý ở những năng lượng rất cao này, nếu nó thoả mãn một số đối xứng nhất định thì ta có thể lấy tổng của chuỗi ví dụ theo phương pháp hàm zeta Riemann.

      Một ví dụ nổi tiếng là khái niệm “kỳ dị axial” trong lý thuyết trường. Năm 1949 Jack Steinberger (đồng thời với 2 nhà vật lý người Nhật, Fukuda và Miyamoto) tính thời gian sống của một hạt gọi là hạt π0, mới được phát hiện trong tia vũ trụ. Trong tính toán của ông xuất hiện một tích phân không hội tụ, nếu tính theo một cách thì ra kết quả hợp với thực nghiệm, tính theo một cách khác thì lại ra số 0. Hai mươi năm sau thì người ta mới hiểu được vấn đề là ở đâu. Lúc đó Steinberger đã bỏ vật lý lý thuyết từ lâu và đã là một nhà vật lý thực nghiệm nổi tiếng. Năm 1988 ông được giải thưởng Nobel về những cống hiến vào vật lý neutrino.

      Cái tổng 1+1+1+… xuất hiện trong một bài toán liên quan đến graphene trong từ trường. Nó là độ dẫn Hall của graphene (đo bằng đơn vị 4e^2/h) khi hoá thế nhỏ hơn 0 một chút. Ta có thể nói là thực nghiệm đo được 1+1+1+…=-1/2 !

    • Roll | September 24, 2016 at 10:25 am | Reply

      Vâng! Cảm ơn GS! Mặc dù em rất thích chuỗi, nhưng kiến thức về chuỗi hầu như là em chỉ được đọc chứ chưa được học cẩn thận nên mong GS thông cảm cho sự ngây thơ này. Ban đầu, em cũng có phần tự tin về nhận định sự kỳ diệu của tự nhiên thông qua sự bất định của chuỗi. Nguyên nhân cho việc một chuỗi ra nhiều kết quả ở trên chủ yếu là do em sử dụng sự mập mờ của số đếm và so sánh số đếm ở vô cùng. Em không biết chúng ta đã giải đáp vấn đề này đến đâu và hiện vẫn tin vô hạn là bằng chứng cho việc tự nhiên là thứ vượt quá trí tuệ con người? Dù sao thì trong vấn đề kia mặc dù bây giờ em cũng chưa biết rõ vấn đề và vẫn không thể tưởng tượng nổi tại sao 1+x với x>0 lại có thể cho ra giá trị <0, nhưng suy nghĩ hiện tại cũng đồng ý rằng đó là hạn chế của các kiến thức về chuỗi mà em biết(và cũng có thể toàn bộ kiến thức toán của mình). Đúng là kiến thức về toán của em thì làm gì có nhiều mà hạn chế hay không. Nhưng mà quả thật là còn nhiều điều em vẫn chưa rõ và cũng muốn biết rõ. Mong là không bị chê cười chuyện này!

  2. An Vinh | September 24, 2016 at 5:33 am | Reply

    Bạn Roll: Về tổng toàn 1 hay tổng Ramanujan, nếu dùng những định nghĩa của giải tích, thì những chuỗi này phân kỳ. Nên bạn chỉ cần biến đổi “có vẻ hợp lý” thì mỗi chuỗi có thể bằng nhiều giá trị khác nhau. Thế tại sao người ta lại gán cho tổng Ramanujan giá trị -1/12? Đó là vì nó liên quan đến sự mở rộng của hàm Riemann zeta, cụ thể: Zeta(-1) = -1/12. Tương tự, tổng toàn 1 sẽ “chỉ” bằng -1/2, vì Zeta(0) = -1/2. “Chứng minh” của tổng toàn 1 liên quan trực tiếp đến chuỗi Grandi: https://en.wikipedia.org/wiki/Grandi%27s_series

    Giáo sư: Em chưa giải quyết được cái tích vô hạn kia. Hiện em đang theo hướng tìm mở rộng của khai triển Taylor này tại x = 1: sum_(k=1)^(infty) (-1)^k*log(k)*x^k

    • damtson | September 24, 2016 at 9:48 am | Reply

      Hướng của bạn đúng, nhưng sao không khai triển gần x=0.

      • An Vinh | September 26, 2016 at 6:50 am |

        Thưa GS, ý em là triển khai x gần 0 rồi mở rộng lên x = 1 đấy ạ. Tuy nhiên, em thiếu kiến thức mảng này quá, loay hoay một hồi không được.

  3. damtson | September 27, 2016 at 12:02 am | Reply

    Biểu thức ta cần tính bằng eS trong đó

    S= \sum_{n=1}^\infty \ln n

    Ta lại có

    \ln n = \lim\limits_{s\to 0} \displaystyle{\frac{\partial n^s}{\partial s}}

    Các bạn tiếp tục?

    • An Vinh | September 27, 2016 at 9:19 am | Reply

      Cảm ơn GS. Nếu tiếp tục thì ta được công thức đẹp S = \zeta'(0). Suy ra tích vô hạn kia sẽ bằng \dfrac{1}{\sqrt{2\pi}}

      • damtson | September 27, 2016 at 7:56 pm |

        Đáp án: 1\times2\times3\times4\times\cdots=\sqrt{2\pi}

Leave a comment Cancel reply

Δ

  • Recent Comments

    • Download PDF sách cũ “Radio thật là đơn giản” | Que Nguyen's blog on Hiếu Tri và ether
    • perre darriulat on Valery Rubakov (1955-2022)
    • Que Nguyen on Hiếu Tri và ether
    • SonLe on X17 phá lưới
    • Dung Nguyen on Nhóm tái chuẩn hoá: một cuộc cách mạng về nhận thức
    • Joshua Mamou on A problem by Sakharov
    • Mười Tạ on Maldacena: Hình học và rối lượng tử
    • Đạt on Maryam Mirzakhani và bài toán 4 màu tự chọn
    • Tien Nguyen Dinh on Luộc trứng
    • Nguyễn Hữu Trưởng on Số c và số q
    • BBD Centre on Nguyên lý bất định
    • Đoàn trọng Đính on Hiếu Tri và ether
    • Nhật on Nguyên lý bất định
    • Que Nguyen on Hiếu Tri và ether
    • aivietiti on X17 phá lưới
  • Recent Posts

    • Aron Pinczuk
    • Oppenheimer
    • Hirosi Ooguri: cậu học sinh tìm bán kính trái đất
    • Valery Rubakov (1955-2022)
    • Nhóm tái chuẩn hoá: một cuộc cách mạng về nhận thức
    • Stueckelberg
    • Thư ngỏ của các nhà khoa học và nhà báo khoa học Nga phản đối chiến tranh với Ukraina
    • Нгуен Ван Хьеу: физик-теоретик высокого класса
    • Andrei Sakharov và bài toán về đồng hồ
    • X17 phá lưới
    • Hideki Yukawa: Thơ và khoa học
    • Tính nhẩm
    • Tuổi chó, tuổi người
    • A problem by Sakharov
    • Origin of the term “ghost” used in quantum field theory
  • Search for:
  • Categories

    • education
    • Jokes
    • Math
    • Music
    • People
    • Physics
    • Popular science
    • Problems
    • Puzzles
    • Reading room
    • Relaxation
    • Science
    • Science policy
    • Talks
    • Uncategorized
  • Archives

    Archives Select Month March 2024 August 2023 January 2023 October 2022 June 2022 February 2022 January 2022 May 2021 August 2020 July 2020 March 2020 January 2020 October 2019 July 2019 August 2018 July 2018 September 2017 August 2017 July 2017 June 2017 April 2017 January 2017 November 2016 October 2016 September 2016 May 2016 April 2016 March 2016 February 2016 November 2015 October 2015 August 2015 July 2015 May 2015 January 2015 December 2014 November 2014 October 2014 September 2014 August 2014 June 2014 May 2014 April 2014 March 2014 February 2014 October 2013 September 2013 August 2013 July 2013 May 2013 April 2013 March 2013 February 2013 January 2013 December 2012 November 2012 October 2012 September 2012 July 2012 June 2012 May 2012 March 2012 February 2012 January 2012 December 2011 November 2011 October 2011 September 2011 August 2011 July 2011 June 2011 May 2011 April 2011 March 2011 February 2011 January 2011 December 2010 November 2010 October 2010 September 2010 August 2010 June 2010 May 2010 April 2010 March 2010 January 2010 December 2009
  • RSS Khoa học máy tính

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
  • RSS Vuhavan’s blog

    • Bắc Kinh, thủ đô bất đắc dĩ
    • World Cup 2022
    • Ngày hội toán học (2): Số nguyên tố và giải thưởng Fields
    • Lý thuyết cầu hôn hay Lấy người mình yêu và không bỏ được, tập 2.
    • Toán học giữa đời thường II: Anh Paul bạch tuộc và luật số lớn
    • Đạo văn
    • Dạy và học toán I: Cả nhà đều béo
    • Tướng Tàu
    • Tiến sỹ (tây ta)
    • Tiến sĩ (tây tây và ta tây)
  • RSS Sổ tay Thích Học Toán

    • Cây phượng ở Hongkong
    • Huyền không sơn thượng
    • America
    • Đầu tư vào đào tạo trên đại học
    • Mèo của Nguyễn Sáng
    • Ông ngoại
    • Muốn gì
    • Bầu cử ở Mỹ
    • Bát chiết yêu
    • Hồ Léman
  • RSS Bếp rùa

    • Demo: bánh bò thốt nốt
    • Demo: chiên Quẩy “đặc biệt”
    • Lâu rồi không gặp!
    • Pancakes sử dụng chảo kẹp/chảo hình thú
    • Mỳ Udon
    • Bánh Pía
    • Bánh mỳ bố đi vắng
    • Bánh mỳ Vừng!
    • Hướng dẫn tạo hình và nướng Baguette
    • Tips nướng bánh mỳ
  • RSS ZetaMu

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
  • RSS Le Minh Khai

    • Here is an Example of the Problem with the Scholarship on “Srivijaya”
    • I FINALLY Found Sanfoqi!!
    • Global Vietnam Book Series and Journal
    • The Great Dispersal: Academia Today
    • This Should Be The Revision Age!!
    • Popular Confucianism/Culture in Premodern Vietnam
    • History in the AI Age: A Self-Reflection
    • The East Asian Context of Lý Dynasty Buddhism
    • Tianxia/Thiên Hạ in Nineteenth-Century Vietnam
    • The Confucian Brain Drain in Ming Occupied Vietnam
  • RSS Hà Huy Khoái

    • CẮT TÓC VỈA HÈ X: NÓI VỀ NGƯỜI KHÁC
    • NHẬT KÝ BỆNH VIỆN
    • CẮT TÓC VỈA HÈ IX: CHUYỂN ĐỘNG 24
    • CỐ GẮNG…SUỐT ĐỜI?
    • TĂNG LƯƠNG…MỘT TRIỆU LẦN!
    • CẮT TÓC VỈA HÈ VIII. SỢI TÓC CHẺ TƯ.
    • GÀ-CHUỒNG, ĐẦU – TIỀN (CẮT TÓC VỈA HÈ, VII).
    • SAO KHÔNG VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI MÔN CHẠY?
    • HỌC THẾ NÀO.
    • LÒNG NGƯỜI MÊNH MANG
  • RSS Alta’s blog

    • An error has occurred; the feed is probably down. Try again later.
Blog at WordPress.com. Privacy & Cookies: This site uses cookies. By continuing to use this website, you agree to their use. To find out more, including how to control cookies, see here: Cookie Policy
  • Comment
  • Reblog
  • Subscribe Subscribed
    • Dam Thanh Son's Blog
    • Join 545 other subscribers Sign me up
    • Already have a WordPress.com account? Log in now.
    • Dam Thanh Son's Blog
    • Customize
    • Subscribe Subscribed
    • Sign up
    • Log in
    • Copy shortlink
    • Report this content
    • View post in Reader
    • Manage subscriptions
    • Collapse this bar
%d Design a site like this with WordPress.comGet started

Từ khóa » Tổng Ramanujan