Tổng Tài Sản Là Gì? Cách Tính Vòng Quay Tổng Tài Sản?
Có thể bạn quan tâm
Bài trước đây, Thành Nam đã giới thiệu đến bạn đọc Hướng dẫn Lập và Trình bày Bảng cân đối Kế toán theo Thông tư 200.
Đi vào chi tiết hơn trong Bảng cân đối kế toán, hôm nay Thành Nam sẽ hướng dẫn bạn đọc làm rõ thêm về các khái niệm: Tổng tài sản là gì? Cách tính Vòng quay Tổng Tài sản? các chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán, Cách trình bày Tổng Tài sản, Đặc điểm của Tổng Tài sản:
Nội dung bài viết [Ẩn]
- 1. Tổng Tài sản là gì?
- 2. Tổng Tài sản bao gồm những gì?
- 3. Các tính Tổng Tài sản
- 4. Trình bày Tổng Tài sản trên Bảng cân đối kế toán:
Ngoài ra các bạn có thể Tìm hiểu thêm:
- Tài sản dài hạn là gì?
- Tổng hợp các Tỷ số tài chính quan trọng nhất trong Phân tích tài chính Doanh nghiệp
1. Tổng Tài sản là gì?
Tổng Tài sản là tất cả các nguồn lực mà một doanh nghiệp đang kiểm soát và nắm giữ. Thông qua việc sử dụng các tài sản này, Công ty có thể thu được các lợi ích kinh tế nhất định trong tương lai.
2. Tổng Tài sản bao gồm những gì?
Từ định nghĩa như trên ta có thể thấy Tổng Tài sản sẽ bao gồm toàn bộ các tài sản mà Doanh nghiệp đang sở hữu.
Trên Báo cáo tài chính, cụ thể là trên Bảng cân đối kế toán, Tổng Tài sản sẽ bao gồm: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
3. Các tính Tổng Tài sản
Qua định nghĩa của Tổng Tài sản, ta có thể thấy được công thức xác định Tổng Tài sản sẽ như sau:
Tổng Tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn là tài sản phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Tài sản ngắn hạn thường bao gồm:
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,...
- Phải thu khách hàng
- Hàng tồn kho
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- Xem thêm: Tài sản ngắn hạn là gì? Tài sản ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu nào theo Thông tư 200
Tài sản dài hạn là Chỉ tiêu phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn là các tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng tại thời điểm báo cáo.
Trên Bảng cân đối kế toán, Tài sản dài hạn sẽ bao gồm:
- Các khoản phải thu dài hạn
- Tài sản cố định
- Bất động sản đầu tư
- Tài sản dở dang dài hạn
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
- Xem thêm: Tài sản dài hạn là gì? Tài sản dài hạn bao gồm các chỉ tiêu nào theo Thông tư 200
4. Trình bày Tổng Tài sản trên Bảng cân đối kế toán:
TÀI SẢN | Mã số | |
TÀI SẢN NGẮN HẠN | 100 | |
Tiền và các khoản tương đương tiền | 110 | |
Tiền | 111 | |
Các khoản tương đương tiền | 112 | |
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn | 120 | |
Chứng khoán kinh doanh | 121 | |
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh | 122 | |
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 123 | |
Các khoản phải thu ngắn hạn | 130 | |
Phải thu ngắn hạn của khách hàng | 131 | |
Trả trước cho người bán ngắn hạn | 132 | |
Phải thu nội bộ ngắn hạn | 133 | |
Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng XD | 134 | |
Phải thu về cho vay ngắn hạn | 135 | |
Các khoản phải thu khác | 136 | |
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi | 137 | |
Tài sản thiếu chờ xử lý | 139 | |
Hàng tồn kho | 140 | |
Hàng tồn kho | 141 | |
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho | 149 | |
Tài sản ngắn hạn khác | 150 | |
Chi phí trả trước ngắn hạn | 151 | |
Thuế GTGT được khấu trừ | 152 | |
Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước | 153 | |
Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ | 154 | |
Tài sản ngắn hạn khác | 155 | |
TÀI SẢN DÀI HẠN | 200 | |
Các khoản phải thu dài hạn | 210 | |
Phải thu dài hạn của khách hàng | 211 | |
Trả trước cho người bán dài hạn | 212 | |
Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc | 213 | |
Phải thu nội bộ dài hạn | 214 | |
Phải thu về cho vay dài hạn | 215 | |
Phải thu dài hạn khác | 216 | |
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi | 219 | |
Tài sản cố định | 220 | |
Tài sản cố định hữu hình | 221 | |
- Nguyên giá | 222 | |
- Giá trị hao mòn luỹ kế | 223 | |
Tài sản cố định thuê tài chính | 224 | |
- Nguyên giá | 225 | |
- Giá trị hao mòn luỹ kế | 226 | |
Tài sản cố định vô hình | 227 | |
- Nguyên giá | 228 | |
- Giá trị hao mòn luỹ kế | 229 | |
Bất động sản đầu tư | 230 | |
- Nguyên giá | 231 | |
- Giá trị hao mòn luỹ kế | 232 | |
Tài sản dở dang dài hạn | 240 | |
Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn | 241 | |
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang | 242 | |
Đầu tư tài chính dài hạn | 250 | |
Đầu tư vào công ty con | 251 | |
Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh | 252 | |
Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác | 253 | |
Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn | 254 | |
Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn | 255 | |
Tài sản dài hạn khác | 260 | |
Chi phí trả trước dài hạn | 261 | |
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại | 262 | |
Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn | 263 | |
Tài sản dài hạn khác | 268 | |
TỔNG CỘNG TÀI SẢN | 270 |
Trên đây, Thành Nam đã hướng dẫn bạn đọc làm rõ thêm về các khái niệm: Tổng Tài sản là gì? Tổng Tài sản bao gồm các chỉ tiêu nào trên Bảng cân đối kế toán.
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy đặt câu hỏi cho Thành Nam để được tư vấn miễn phí nhé.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về: Hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm theo Thông tư 200
Từ khóa » Cách Tính Chỉ Số Vòng Quay Tổng Tài Sản
-
Số Vòng Quay Tổng Tài Sản – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Tính Vòng Quay Tổng Tài Sản Chính Xác Trong Vận Hành Doanh ...
-
Tỷ Lệ Vòng Quay Tổng Tài Sản Là Gì? Công Thức Và Các Bước Tính?
-
Vòng Quay Tổng Tài Sản (Total Asset Turnover Ratio) Là Gì?
-
Chỉ Số Vòng Quay Tổng Tài Sản Là Gì? Cách Tính Và ý Nghĩa Trong đầu ...
-
Tỉ Lệ Vòng Quay Tổng Tài Sản (Asset Turnover Ratio) Là Gì? Tính Ra Sao?
-
Vòng Quay Tổng Tài Sản (Total Asset Turnover)
-
Hệ Số Vòng Quay Tổng Tài Sản (Asset Turnover Ratio)
-
1. Tỷ Số Thanh Toán Hiện Hành (Current Ratio) - VCBS
-
Tỷ Lệ Vòng Quay Tổng Tài Sản Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ
-
Tỉ Lệ Vòng Quay Tổng Tài Sản (Asset Turnover Ratio) Là Gì? - VietnamBiz
-
Vòng Quay Tổng Tài Sản Là Gì? Ý Nghĩa Vòng Quay Tổng Tài Sản
-
Asset Turnover Ratio Là Gì? Vòng Quay Tổng Tài Sản được Tính Như ...
-
Các Chỉ Số Tài Chính Quan Trọng Trong Phân Tích Cơ Bản (Phần II)