Top 10 Cách Giảm đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả Nhất Tại Nhà

Niềng răng không chỉ khắc phục khuyết điểm răng miệng mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dịch vụ này, không thể tránh khỏi cơn đau nhức, khó chịu. Do đó, bạn nên sử dụng các biện pháp khắc phục tình trạng trên. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế DAISY tìm hiểu 10 cách giảm đau khi niềng răng trong bài viết bên dưới nhé.

1. Chườm đá

Sau mỗi giai đoạn siết răng, bạn sẽ phải trải qua cơn đau khó chịu. Lúc này, răng phải chịu những tác động lực mới. Do đó, chườm đá trở thành phương pháp hữu hiệu nhiều người áp dụng hiện nay. Cách này được sử dụng cho những trường hợp như sau: đau răng, đau nướu và đau do niềng. Để thực hiện, bạn chỉ cần lấy đá bỏ vào túi vải rồi lăn lên vùng răng bị ê buốt.

Lúc này, hơi lạnh sẽ đẩy lùi cảm giác khó chịu qua đi. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Hãy tiến hành phương pháp này trong khoảng 24h đầu tiên khi cơn đau xuất hiện nhé. Ngoài ra, bạn có thể dùng kem để cải thiện tình trạng này.

Khách hàng cũng có thể ăn đồ tráng miệng có tính mát, để giúp nướu răng dễ chịu hơn. Nhưng tuyệt đối không nên sử dụng thực phẩm quá lạnh, sẽ gây hại đến sức khỏe răng miệng đấy!
Chườm đá lạnh để giảm đau khi niềng răng
Chườm đá lạnh để giảm đau khi niềng răng

2. Uống thuốc giảm đau theo chỉ định bác sĩ

Thuốc giảm đau là cách thứ hai bạn có thể áp dụng khi nào cơn đau niềng răng tái phát. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn. Vì nếu dùng không đúng cách, chúng sẽ gây tác dụng phụ như dịch chuyển răng sai hướng, viêm sưng,… Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc như: ibuprofen hoặc sỏi efferalgan. Tác dụng của chúng sẽ giảm cơn đau ngay lập tức hơn thuốc gây tê. Do đó, bạn có thể dùng sau khi cắm vít, nhổ răng sau khi niềng.

Tốt nhất, khách hàng nên thăm khám nha khoa định kỳ. Địa chỉ có đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, sẽ hướng dẫn khách hàng dùng thuốc hợp lý, phù hợp với tình trạng răng miệng và giảm đau nhanh chóng.
Thuốc giảm đau là cách tốt nhất để giảm ê buốt
Thuốc giảm đau là cách tốt nhất để giảm ê buốt
Xem thêm: Cắm vít niềng răng có đau không?

3. Súc miệng bằng nước muối

Đây là một trong những cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả được nhiều người thực hiện. Muối từ bao đời nay đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực người Việt. Hơn nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người. Cụ thể là trong chăm sóc răng miệng, muối hỗ trợ vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Trong vài trường hợp khi thực hiện niềng răng mắc cài, sự cọ xát của mắc cài vào má, dễ gây cơn đau, tổn thương. Vì thế, súc miệng bằng nước muối giúp giảm thiểu tình trạng trên.

Cách này vừa đơn giản lại dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Bạn có thể dùng một lượng muối vừa đủ rồi pha với nước ấm để súc miệng ngay. Cách này giúp sát khuẩn những vết thương và loại bỏ vi trùng hiệu quả nhất. Thời gian thực hiện súc miệng tốt nhất nên kéo dài khoảng 60 giây. Song song đó, bạn nên thực hiện việc ăn uống một cách nhẹ nhàng, tránh tổn thương phát sinh.

Súc miệng bằng nước muối giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức, tổn thương do niềng răng
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức, tổn thương do niềng răng

4. Sử dụng sáp nha khoa

Một trong những cách phổ biến để giảm đau niềng răng là dùng sáp nha khoa. Ít ai biết, trong quá trình niềng răng, các mắc cài sẽ tác động, gây ma sát và tổn thương lên vùng má trong, mô mềm của khoang miệng. Do đó, sáp nha khoa giúp bảo vệ các khu vực này, đẩy lùi cơn đau hiệu quả. Để thực hiện cách này, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để bọc lại các vùng mô, nướu bị tổn thương ở bên trong. Tuy nhiên, tốt nhất nên lựa chọn địa chỉ uy tín để mua nhé. Tránh sử dụng các sản phẩm rẻ, kém chất lượng để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn.

5. Giảm đau bằng cách chườm nóng

Dùng túi chườm nóng là cách làm tiếp theo bạn có thể thực hiện để giảm đau ở khu vực lợi và hàm xung quanh. Cách này khá đơn giản, dễ làm ngay tại nhà. Bạn có thể mua miếng chườm nóng hoặc túi chườm nóng ở nhà thuốc. Ngoài ra, đơn giản nhất là hãy nhúng chiếc khăn vào nước nóng. Rồi đắp chúng lên vùng má đau nhức khó chịu. Hãy thực hiện cách này trong khoảng 15 phút để giảm thiểu cơn đau khó chịu khi niềng răng nhé!

6. Nhai nhẫn răng lạnh

Nhẫn răng không chỉ được sử dụng cho trẻ sơ sinh mà còn được nhiều người chữa cơn đau khi niềng răng. Trước khi dùng, bạn có thể để chúng trong tủ lạnh. Sau đó, đưa vào miệng rồi nhai một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Nhẫn bắt đầu di chuyển từ từ vào khoang miệng bên trong, cơn khó chịu, đau nhức sẽ ngày càng được đẩy lùi đi. Tốt nhất, bạn nên đến nha khoa để mua nhẫn răng lạnh. Không nên tùy tiện đặt hàng ở những địa chỉ không rõ nguồn gốc, hạn chế rủi ro.

7. Massage nướu răng

Massage nướu răng là phương pháp giảm đau khi niềng răng ngay tức thì. Khách hàng có thể thực hiện cách này đơn giản ngay tại nhà mà không cần bất cứ dụng cụ nào. Bạn chỉ cần dùng ngón tay xoa lên vùng nướu răng nhiều lần một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Cách này vừa giúp mô nướu được chăm sóc thoải mái mà còn giảm thiểu cơn đau nhức, khó chịu khi răng di chuyển.

Tưởng chừng như những biện pháp đơn giản này không có tác dụng gì. Nhưng chỉ cần thực hiện đều đặn trong 10 phút mỗi ngày, bệnh nhân đã xua tan cơn đau hiệu quả đấy! Nếu không có thời gian chuẩn bị những dụng cụ trên, hãy thực hiện thao tác này để giảm đau nhé.

8. Ăn đồ mềm, ăn miếng nhỏ và nhai chậm

Chế độ ăn uống mỗi ngày là yếu tố quan trọng giúp giảm đau khi niềng răng. Tốt nhất bạn nên sử dụng thực phẩm mềm, lỏng. Bởi lực siết của răng khi nhai thức ăn cứng, có thể khiến cơn đau gia tăng. Bạn nên dùng những thực phẩm mềm, nhỏ như: Súp, canh, cháo, rau,… Trong lúc ăn, có thể cắt nhỏ từng miếng, hạn chế tác động lực quá nhiều, gây đau. Cách này có thể mất nhiều thời gian để thực hiện. Tuy nhiên, hãy cố gắng thực hiện để giảm thiểu cơn đau hiệu quả nhé.

Dùng những thực phẩm mềm, nhỏ để hạn chế đau nhức răng sau niềng
Dùng những thực phẩm mềm, nhỏ để hạn chế đau nhức răng sau niềng

9. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và kỹ lưỡng

Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, kỹ lượng là yếu tố góp phần giúp giảm cơn đau khi niềng răng. Trong quá trình ăn uống hằng ngày, các mảng bám sẽ xuất hiện, dính mắc vào răng, hình thành bệnh lý nha chu khác nhau. Đặc biệt, việc đeo mắc cài càng khiến việc vệ sinh khó khăn hơn. Nếu làm không đúng cách, nướu răng sẽ sưng đau, viêm nhiễm khó lành. Vậy vệ sinh răng miệng thế nào cho đúng cách?

Cách thực hiện

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, sử dụng bàn chải cho niềng răng.
  • Bước 2: Sau đó, súc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý, để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Bước 3: Trước khi ngủ, bạn nên ngậm nước muối ấm để đỡ đau kết hợp với massage liên tục.
Sử dụng bàn chải niềng răng, bàn chải kẽchỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám xuất hiện trên kẽ răng, cung hay vị trí khuất lấp nhất. Kiên trì thực hiện biện pháp chăm sóc này, bạn sẽ đẩy lùi cơn đau đáng kể.
Sử dụng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ mảng bám xuất hiện trên răng hiệu quả
Sử dụng bàn chải chuyên dụng để loại bỏ mảng bám xuất hiện trên răng hiệu quả

10. Đeo đồ bảo hộ răng

Đeo đồ bảo hộ răng là cứu cánh giúp bạn vượt qua nỗi sợ đau khi chỉnh nha. Bạn có thể áp dụng cách này để bảo vệ mô nướu xung quanh khi thực hiện kỹ thuật. Trong khoảng thời gian chơi thể thao, bạn nên đeo đồ bảo hộ để bảo vệ lợi và nướu hiệu quả. Đồng thời, tránh tình trạng bong tróc, ảnh hưởng thời gian và kết quả niềng.

Đeo đồ bảo hộ răng là phương pháp giúp giảm đau khi niềng răng hiệu quả
Đeo đồ bảo hộ răng là phương pháp giúp giảm đau khi niềng răng hiệu quả
Vừa rồi là nội dung tổng quan 10 cách giảm đau khi niềng răng bạn có thể áp dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ Nha khoa Quốc tế DAISY qua hotline 19009009 hoặc đến trực tiếp phòng khám.

Có thể bạn quan tâm:

  • Niềng răng bao lâu thì hết đau?
  • Niềng răng đau cỡ nào và đau nhất khi nào?
  • Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
  • Bị sâu răng có niềng răng được không?
  • Niềng răng có lấy cao răng được không?

Từ khóa » đau Khi Siết Răng