Top 10 Cách Nấu Các Loại Xôi Ngon Thông Dụng Dễ Làm - MUC Women

Bỏ túi ngay 10 cách nấu các loại xôi ngon phổ biến ai cũng thích. Có thể dùng vào ngày lễ cúng hoặc địp đặc biệt của gia đình hoặc ăn sáng mỗi ngày.

Xôi là món ăn phổ biến và thân thuộc với người dân Việt từ ngàn xưa tới nay. Từ các loại gạo nếp có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu biến tấu thành các món xôi thơm ngon mang đặc trưng riêng. Tuy nhiên để nấu xôi đúng cách để đảm bảo độ thơm ngon, mềm dẻo thì không phải ai cũng biết. Sau đây, Mucwomen sẽ hướng dẫn 10 cách nấu các loại xôi ngon thông dụng thường gặp nhất để mọi người cùng tham khảo.

Xem nhanh

  • 10 cách nấu các loại xôi ngon miệng hấp dẫn
    • 1. Xôi đậu đen
      • Nguyên liệu làm xôi đậu đen
      • Cách nấu xôi đậu đen
    • 2. Xôi đậu xanh
      • Nguyên liệu làm xôi đậu xanh
      • Cách nấu xôi đậu xanh
    • 3. Xôi đậu đỏ
      • Nguyên liệu làm xôi đậu đỏ
      • Cách nấu xôi đậu đỏ
    • 4. Xôi bắp (xôi ngô)
      • Nguyên liệu làm xôi bắp
      • Cách nấu xôi bắp
    • 5. Xôi lá dứa
      • Nguyên liệu làm xôi lá dứa
      • Cách nấu xôi lá dứa
    • 6. Xôi gấc
      • Nguyên liệu nấu xôi gấc
      • Cách nấu xôi gấc
    • 7. Xôi lá cẩm
      • Nguyên liệu làm xôi lá cẩm
      • Cách nấu xôi lá cẩm
    • 8. Xôi cốm
      • Nguyên liệu làm xôi cốm
      • Cách nấu xôi cốm
    • 9. Xôi lạc
      • Nguyên liệu làm xôi lạc
      • Cách nấu món xôi lạc
    • 10. Xôi xéo
      • Nguyên liệu làm xôi xéo
      • Cách nấu xôi xéo
  • Lưu ý cách nấu các loại xôi ngon thông dụng
    • 1. Chọn gạo và ngâm gạo là quan trọng nhất
    • 2. Canh lượng nước phải chuẩn
    • 3. Thời gian và nhiệt độ khi nấu
    • 4. Nấu xôi 2 lần
    • 5. Rưới dầu giúp xôi căng bóng

10 cách nấu các loại xôi ngon miệng hấp dẫn

1. Xôi đậu đen

Nguyên liệu làm xôi đậu đen

  • Đậu đen 300 gram
  • Hạt nếp 3 bát nhỏ
  • Muối 2 thìa nhỏ
  • Đường 2 thìa canh
  • Dầu ăn 2 thìa nhỏ
  • Vừng, lạc đã rang vàng

Cách nấu xôi đậu đen

  • Đậu đen rửa sạch, loại bỏ những hạt đậu hỏng. Ngâm đậu đen trong nước qua đêm; thêm vào một thìa nhỏ muối.
  • Nếp đãi sạch rồi ngâm với nước lạnh để qua đêm..
  • Sau khi ngâm xong, trút đậu vào nồi cho thêm nước lạnh và một thìa nhỏ muối. Đun nước sôi đến khi ăn thử thấy hạt đậu đã mềm. Tắt bếp, rồi trút đậu ra rổ cho ráo nước.
  • Trộn đều đậu và nếp rồi đổ vào chõ hấp xôi để nấu. Tiếp theo cho đường vào nồi xôi, xới đều rồi đậy kín nắp.
  • Đun tầm từ 10 đến 15 phút, sau đó rưới đều dầu ăn lên bề mặt xôi cho bóng bẩy. Dùng đũa xới đều (có thể thêm nước cốt dừa tùy ý thích). Hấp cho đến khi xôi chín, hạt đầu đã mềm thì tắt.
  • Vừng và lạc đã rang đem giã nhỏ, trộn vào bát với một ít muối và đường.
  • Cuối cùng, múc xôi ra bát và rắc lên bên trên ít hỗn hợp đã giã vừng và lạc; rồi ăn khi còn nóng sẽ rất thơm và béo.
Cách nấu xôi đậu đen, Những từ, làm , nhất, đảm cưới, cach nau cac mon xoi, ăn với, cho bữa sáng
Những món xôi thơm ngon, nóng hổi mỗi sáng sớm được bày bán khắp mọi ngóc nghách được rất nhiều người lựa chọn làm bữa sáng.

2. Xôi đậu xanh

Nguyên liệu làm xôi đậu xanh

  • 400 gram gạo nếp
  • 200 gram đậu xanh (nên chọn loại đậu xanh mà bóc vỏ ra thấy có ruột màu xanh sẽ ngon hơn)
  • Một ít muối tinh

Cách nấu xôi đậu xanh

  • Gạo nếp và đậu xanh ngâm qua đem hoặc ngân khoảng hai giờ. Sau đó hãy vo sạch rồi để ráo nước. Riêng đậu xanh thì cần vo và đãi nhiều lần cho sạch vỏ.
  • Khi gạo và đậu đã ráo nước thì cho vào nồi cơm điện nấu; nhớ cho thìa muối tinh vào trộn đều.
  • Đổ nước sao cho ngập phần nếp khoảng 0,5cm. Cắm điện nấu tới khi sôi thì mở nắp ra, nhanh tay đảo đều rồi đậy nắp lại. Khi nồi cơm điện chuyển sang nút ủ ấm thì chờ thêm 10 phút là xôi đã chín tới.

Gợi ý: Để món xôi ngon hơn nên ăn kèm với ruốc, lạp xưởng hoặc thịt kho đã chuẩn bị trước. Ngon hơn nữa thì ăn cùng với thịt gà luộc chấm ít muối tiêu

Cách nấu xôi đậu xanh, hình ảnh, nổi tiếng, trằng, trắng, kinh nghiệm, học, nước cốt dừa, tại nhà
Ghi lại ngay cách nấu xôi đậu xanh nước cốt dừa bằng nồi cơm điện thơm ngon, dẻo mềm vô cùng hấp dẫn.

3. Xôi đậu đỏ

Nguyên liệu làm xôi đậu đỏ

  • 500 gram gạo nếp ngon
  • 300 gram đậu đỏ
  • 200 gram dừa nạo khô
  • 50 gram mè trắng
  • Gia vị : dầu, muối, đường

Cách nấu xôi đậu đỏ

  • Tương tự như cách nấu các loại xôi ngon khác, cách nấu xôi đậu xanh còn vỏ, nên ngâm đậu đỏ trong nước lạnh ít nhất từ 1-3 giờ; hay tốt nhất là ngâm qua đêm cho đậu thật mềm. Giúp tiết kiệm năng lượng và nấu nhanh chín.
  • Nếp ngâm trong nước lạnh từ 1-2 tiếng rồi vo sạch; đem trộn chung với đậu đỏ đã ngâm mềm với một ít muối ăn.
  • Nấu xôi đậu đỏ dùng như cách nấu xôi đậu xanh bằng chỏ để có món xôi mềm dẻo. Khi nấu sôi mạnh nồi nước chỏ hấp chừng 10 phút; tiếp theo cho nếp trộn đậu đỏ vào và rải đều trên xửng hấp rồi đậy nắp. Tiếp tục hấp cho xôi đậu đỏ chín mềm cỡ 40 phút là được.
  • Trong khi chờ xôi đậu đỏ chín nên ngâm dừa khô nạo trong nước nóng tầm 10 phút. Đem vắt ráo nước cốt dừa rồi nêm vào chút đường và muối.
  • Sau khi xôi đậu đỏ đã chín mềm thì hạt nếp nở to, đậu đỏ bở ra bột và ngửi thơm lừng. Mùi thơm của nếp hòa quyện với nước dừa béo ngậy sẽ khiến ai cũng thích. Điểm tâm sáng mà thưởng thức món xôi đậu đỏ nóng sốt, dẻo ngon cùng muối mè rang vàng thì còn gì bằng.
Cách nấu xôi đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen, gấc, lạc, đậu phụng rang, muối, đường, gia vị, nồi hấp, nếp
Xôi đậu đỏ nóng hổi, thơm lừng. Hạt xôi bóng dẻo, đậu đỏ bùi bùi hòa quyện vào nhau thật tuyệt vời. Ăn kèm xôi với muối mè hoặc đường sẽ ngon hơn rất nhiều.

4. Xôi bắp (xôi ngô)

Nguyên liệu làm xôi bắp

  • 200 gram gạo nếp
  • 200 gram hạt bắp nếp
  • 100 gram đậu xanh đã bóc vỏ
  • 100 gram đậu phộng đã rang sẵn
  • 50 gram vôi tôi
  • 5 gram muối; 120 gram đường; 2 củ hành tím; dầu ăn

Cách nấu xôi bắp

  • Ngâm gạo nếp và đậu xanh trong nước ấm được 30 phút. Đồng thời, cho vôi tôi cùng 1 lít nước vào một bát lớn, khuấy đều lên rồi để yên cho vôi lắng xuống dưới; hớt lấy một phần nước vôi trong phía trên.
  • Đặt một nồi nhỏ lên trên bếp, cho hạt bắp vào với một lượng nước vôi trong xâm xấp mặt ngô. Mở lửa vừa vừa, nấu khoảng 30 phút để hạt bắp tróc vỏ.
  • Trút hạt ngô ra một cái rổ, vừa xả nước vừa chà nhẹ tay cho vỏ bắp tróc hết ra khỏi hạt. Lược loại bỏ vỏ, lấy thịt ngô.
  • Nếp đem vo sạch rồi đem nấu chín cùng hạt bắp bằng nồi cơm điện. Rửa sạch đậu xanh và đem hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau khi hấp xong, đem đậu xanh đi nghiền nát.
  • Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp rồi mở lửa vừa. Cho đậu xanh nghiền cùng 80 gram đường, đảo đều liên tục đến khi đường tan, đậu xanh hơi ướt thì hãy tắt bếp.
  • Giã nhỏ lạc rang và trộn với 5 gram muối, 40 gram đường để làm muối mè. Phi hành thơm để ăn kèm xôi: Bóc vỏ và cắt nhỏ hành tím. Đặt một chiếc chảo nhỏ lên đun với ít dầu ăn, vặn lửa lớn. Khi dầu nóng, thả hành tím vào phi thơm. Khi hành chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, vớt hành phi ra để cho ráo dầu.
  • Múc xôi bắp ra dĩa, rắc đậu xanh, muối mè và hành phi lên trên rồi thưởng thức thôi nào.
10 cách nấu các loại xôi ngon thông dụng dễ làm, xéo, lá dứa, cẩm, vò, bắp, ngô, nguyên liệu
Xôi ngô (xôi bắp) có vị dẻo thơm của gạo nếp, vị béo ngậy của nước cốt dừa.

5. Xôi lá dứa

Nguyên liệu làm xôi lá dứa

  • 4 chén gạo nếp
  • 20 lá dứa còn tươi
  • ½ muỗng cà phê muối
  • 60 gram đường
  • 5 gram muối
  • Dừa nạo sợi
  • Vừng

Cách nấu xôi lá dứa

  • Lá dứa đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay xay mịn. Lọc để lấy phần nước cốt của lá dứa.
  • Gạo nếp đãi sạch cho đến khi trong nước, để ráo. Đổ gạo nếp, lá dứa và nước vào trong nồi cơm điện rồi đảo đều. Bật nồi cơm ở chế độ “Cook”. Nấu cho tới khi nồi cơm điện chuyển sang nút giữ ấm. Mở nắp nồi, dùng đũa đảo đều xôi rồi đậy vung lại. Bật nút “Cook” nấu thêm từ10-15 phút nữa để xôi chín đều.
  • Hạt vừng đem rang chín. Cho vừng vào túi rồi đập dập vừng một chút cho vừng thêm thơm.
  • Trộn đường vào với hạt vừng và muối; để sang một bên.
  • Cho xôi lá dứa ra đĩa, cho dừa nạo lên trên rồi rắc hỗn hợp vừng lên nữa là hoàn thiện món xôi lá nếp rồi đấy. Thưởng thức khi còn nóng cho thơm và béo đúng vị nhé.
Cách nấu xôi lá dứa, chế biến, hấp dẫn, dẻo thơm, không bị khô, ngâm qua đem cho phụ nữ mang thai
Món xôi lá dứa với 2 cách nấu bằng nồi hấp và nồi cơm điện đều mang đến hương vị thơm ngon, ngọt ngọt, béo béo của xôi.

6. Xôi gấc

Nguyên liệu nấu xôi gấc

  • Gạo nếp 2 chén
  • 1 quả gấc
  • Dừa nạo 1 ít
  • Nước cốt dừa 1 ít
  • Đường trắng

Cách nấu xôi gấc

  • Ngâm gạo nếp với nước và cho ít muối rồi để qua đêm (từ 6-8 tiếng).
  • Bổ đôi quả gấc rồi vét hạt gấc ra bát. Đổ một thìa rượu trắng với ít muối vào rồi trộn đều lên.
  • Đổ gạo ra rổ để ráo, cho phần thịt gấc vào cùng, dùng tay bóp hạt gấc và trộn để phần thịt gấc được trộn đều với gạo nếp.
  • Cho nước sôi vào nồi cơm điện rồi ấn nút “Cook”. Cho gạo trộn với gấc vào giá hấp của nồi cơm; chọc vài lỗ để hơi nước lên trên dễ hơn. Trong quá trình nấu nhớ đảo xôi vài lần để xôi được chín đều.
  • Sau hai lần ấn nút “cook” là xôi chín; lúc này cho nước cốt dừa với đường vào xôi rồi đánh đều. Lượng đường nhiều ít tùy sở thích ăn ngọt. Đậy nắp nồi rồi để thêm 10 phút nữa; cho đường và nước cốt dừa thấm đều vào hạt xôi là được.
  • Múc xôi gấc ra đĩa rồi rắc dừa tươi bào sợi lên trên. Ăn ngay lúc xôi còn nóng để ăn thơm và ngon hơn. Từng hạt xôi gấc đỏ thắm mùi thơm lẫn với vị béo ngậy của nước cốt dừa và dừa tươi thật hấp dẫn. Những miếng xôi gấc dừa ngon ngọt và đẹp mắt sẽ là một món quà cho gia đình thưởng thức.
Cách nấu xôi gấc, lễ cúng, ngày tết, Việt Nam, Miền Bắc, Nam, Sài Gòn ơi, bí quyết, đơn giản
Xôi gấc là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Xôi gấc truyền thống thường được đồ trong trõ, gấc được lấy quả chín mọng, nhiều thịt, …

7. Xôi lá cẩm

Nguyên liệu làm xôi lá cẩm

  • 200 g dừa nạo
  • 20 g lá cẩm (tùy thích màu đậm hay nhạt, có thể tăng hay giảm lượng lá cẩm)
  • 400 g gạo nếp
  • Một ít mè trắng rang vàng
  • Đường trắng
  • Nước cốt dừa (tùy thích)

Cách nấu xôi lá cẩm

  • Đun 80-100 g đường (tùy thích vị ngọt nhiều hay ít) với 75 g nước và vài cọng lá dứa. Đun tan đường thì cho dừa vào, sên cho nước cạn và dừa chuyển màu trong là được.
  • Gạo nếp đem vo sạch rồi để ráo.
  • Đun 450ml nước với lá cẩm cho sôi, nhớ đậy nắp. Xong rồi lược qua rây, tán lá sẽ cho ra được nhiều màu, lấy màu lá cẩm. Đong lại còn 400ml nước lá cẩm.
  • Cho nếp và nước lá cẩm nóng vào nồi cơm điện theo tỷ lệ 1 nếp, 1 nước; sau đó ấn nút nấu, nấu cho xôi chín.
  • Giai đoạn này muốn xôi béo thì khi nấu xôi hãy bớt lại ít nước. Xôi nấu chín sẽ khô, khi xôi đã chín thì cho thêm nước cốt dừa vào và đảo đều; ấn nút lại lần nữa.
  • Xới xôi múc ra đĩa, cho dừa sên lên trên và rắc ít đường cùng mè rang vàng nữa là chuẩn vị.
10 cách nấu các loại xôi ngon thông dụng dễ làm, bí kíp đắt hàng, đầu bếp tại gia, ngoài hàng
Cẩm là cây cỏ, sống lâu năm, cao tối đa khoảng 1m, cành non thì có lông về sau nhẵn, thân thường chia ra 4 cạnh, có rãnh dọc sâu.

8. Xôi cốm

Nguyên liệu làm xôi cốm

  • 450 g cốm
  • 100 g đậu xanh
  • 60 g đường cát
  • Dừa nạo sợi
  • 3 thìa dầu ăn

Cách nấu xôi cốm

  • Ngâm đậu xanh với nước ấm ít nhất 6 tiếng để đậu xanh nở. Cho đậu xanh vào nồi đế dày; cho thêm nước ngang với mức đậu rồi đặt lên bếp nấu.
  • Sau khi đã sôi thì chắt hết nước; vặn nhỏ lửa nấu đậu xanh tiếp cho đến khi đậu xanh bở là được. Cách làm này sẽ tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đảm bảo đậu chín, bở và tơi ngon.
  • Đậu xanh sau khi nguội, dùng chày nghiền cho mịn. Trộn cốm với ít dầu ăn rồi đặt nồi hấp lên bếp, đổ cốm vào. Lưu ý là cho ít nước vào trong nồi và để lửa nhỏ, tránh nước sôi trào lên cốm. Đồ kỹ cho đến khi thấy hạt cốm dẻo là được.
  • Múc cốm ra tô, cho thêm ít đường và dừa nạo vào trộn đều. Thêm đậu xanh đã nghiền vào tiếp, trộn đều lên. Đợi xôi nguội là có thể thưởng thức rồi.
Cách nấu xôi cốm, tổng hợp, 33 món, vo gạo, lứt, sầu riêng, yến mạch, thịt gà, áp suất, Hà Nội
Xôi cốm dừa hạt sen là sự kết hợp hoàn hảo giữa cốm nếp cái hoa vàng Hà Giang với dừa non nạo và hạt sen huế bùi, bở, thơm và chút đậu xanh.

9. Xôi lạc

Nguyên liệu làm xôi lạc

  • Gạo nếp: 300 gram
  • Lá nếp 1 ít
  • Lạc: 150 gram
  • Dừa nạo: 100 gram
  • Muối: 2 thìa

Cách nấu món xôi lạc

  • Lá nếp rửa sạch rồi cắt khúc, xay nhuyễn lọc để lấy nước cốt.
  • Gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lá nếp qua đêm.
  • Lạc đem luộc chín.
  • Gạo nếp sau khi ngâm xong thì đổ ra rá xóc với 2 thìa muối; rồi cho lạc vào xóc đều và trải lên trên lớp dừa nạo. Tiếp theo, đem hấp cách thủy khoảng 40-45 phút. Xôi lạc chín rồi xới đều lên là ăn được rồi.
  • Múc xôi lạc ra bát nếu thích có thể ăn cùng với ít muối vừng sẽ rất thơm ngon, ăn xôi nhiều đỡ bị ngán.
Cách nấu món xôi lạc, khúc, sắn, hoa đậu biếc, mỡ hành, xá xíu, chay, chà bông, thập cẩm, nấm chay
Cách làm xôi lạc bằng xửng hấp có thể nấu xôi nhiều một lúc, phù hợp với ngày cưới hỏi, đám giỗ nhưng tiêu tốn nhiều thời gian và công sức hơn.

10. Xôi xéo

Nguyên liệu làm xôi xéo

  • 300 gr gạo nếp
  • 100 gr đậu xanh cà vỏ
  • 2 thìa nhỏ bột nghệ
  • Gia vị: Dầu ăn, muối, hành tím khô

Cách nấu xôi xéo

  • Gạo nếp vo sạch đem ngâm với nước cùng 2 thìa nhỏ bột nghệ, 1 thìa nhỏ muối để qua đêm. Sáng hôm sau, đem vo lại gạo cho sạch rồi vớt ra rổ để ráo nước.
  • Cho gạo vào xửng hấp khoảng 20 phút. Thỉnh thoảng dùng đũa xơ lên để gạo nếp chín đều.
  • Đậu xanh ngâm khoảng 4 tiếng, vo sạch để ráo nước trộn cùng với 1/2 thìa nhỏ muối. Đổ đậu xanh vào xửng hấp, dùng đũa tạo vài lỗ trên mặt xửng sẽ giúp đậu được chín đều. Hấp đậu trong khoảng 15-20 phút, nên kiểm tra bằng cách dùng tay miết thấy đậu xanh đã mịn là được.
  • Đậu chín rồi đem cho máy xay hoặc cối giã thật mịn. Nắm chặt đậu vào tay tạo thành những nắm tròn. Nên nắm đậu khi đậu còn ấm sẽ khiến viên đậu được kết dính tốt; khi thái mỏng đậu không bị tơi ra.
  • Hành tím khô bóc vỏ, thái miếng mỏng. Nên thái hành trước khi phi thơm khoảng vài tiếng để cho hành khô lại; khi phi hành sẽ giòn rụm.
  • Vớt hành ra giấy thấm dầu hoặc cho ra rổ thưa mắt để dầu ráo. Sau khi xôi chín thì múc ra dĩa, dùng dao thái mỏng đậu xanh lên mặt xôi. Sau đó rắc hành đã phi và rưới một ít dầu dùng để phi hành lên trên mặt để xôi xéo thơm ngon, hấp dẫn.
10 cách nấu các loại xôi ngon thông dụng dễ làm, dầu ăn, ngũ sắc, cúc, campuchia, Lào, cốm bắp mỹ
Vốn rất quen thuộc với mọi vùng miền và đặc biệt là người dân Hà Nội. Xôi xéo dẻo ngon, màu vàng óng ả bắt mắt, hành phi vàng giòn giòn thơm.

Lưu ý cách nấu các loại xôi ngon thông dụng

1. Chọn gạo và ngâm gạo là quan trọng nhất

  • Loại gạo nếp quyết định đến 70% độ ngon của món xôi. Vì vậy, nên chọn loại nếp có màu trắng đục và hạt đều, căng bóng, có vị ngọt tự nhiên và thơm mùi lúa mới. Gạo nếp cái hoa vàng là một gợi ý.
  • Khi ngâm gạo: Tùy theo tính chất hạt gạo nên ngâm với nước từ 6 đến 12 tiếng là vừa đủ. Nhớ cho thêm một ít muối vào vì muối sẽ giúp khử mùi hiệu quả và tạo hương vị cho nếp khi xôi chín tới.
  • Khi vo gạo nên vo theo vòng tròn; dùng lực vo nhẹ chỉ cần đủ sạch gạo không làm vỡ hạt. Gạo càng sạch thì nước trong và xôi càng ngon.

2. Canh lượng nước phải chuẩn

Xôi dẻo, xôi khê hay xôi sống là phụ thuộc phần lớn vào lượng nước nấu. Lượng nước chỉ nên đổ dưới nồi hấp chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Lượng nước vừa đủ sẽ giúp làm mềm hạt xôi và không quá nhão gây mất thẩm mỹ.

3. Thời gian và nhiệt độ khi nấu

Khi gạo đã được ngâm nước đủ thì thời gian nấu xôi là tầm trên dưới 30 phút tùy loại gạo.Nhiệt độ (mức lửa) khi nấu xôi cũng là yếu tố quan trọng làm ảnh hưởng đến độ ngon của xôi. Nên để mức lửa trung bình và giữ cố định trong quá trình nấu để hơi nước bốc lên đều.

4. Nấu xôi 2 lần

Bí quyết còn nằm ở cách nấu xôi hai lần đấy ạ. Các loại xôi như xôi xéo, xôi gấc, xôi dừa,…đều nên nấu 2 lần cho xôi dẻo; bởi nếu nấu một lần sẽ bị cứng. Khi nấu lần một xôi vừa chín tới, hãy xới xôi ra một chiếc mâm to, dàn đều ra và để dưới quạt cho nguội bớt. Sau đó, tiếp tục cho xôi vào rồi hấp thêm một lần nữa.

5. Rưới dầu giúp xôi căng bóng

Sau khi nấu xôi xong, có thể rưới 1 lớp dầu ăn hoặc nước mỡ gà mỏng lên trên mặt xôi. Cách làm này giúp xôi thơm hơn, căng bóng và trông rất đẹp mắt.

Trên đây là 10 cách nấu các loại xôi ngon, hấp dẫn và dễ làm. Cùng tham khảo và thực hiện ngay nhé!

Xem thêm:

  • Cách nấu cà ri cua đậm đà, chuẩn vị
  • Hướng dẫn cách nấu các loại sữa hạt thơm ngon tốt cho sức khỏe

Từ khóa » Các Món Xôi Dễ Làm