Top 10 Chùa Gần Hà Nội Thiêng Có Tiếng Cho Chuyến Du Xuân đầu Năm

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Đi chùa vào đầu năm kết hợp với du xuân cùng gia đình có lẽ sẽ là một lựa chọn không tồi cho những gia đình nhiều thế hệ. Dưới đây là một số địa điểm chùa gần Hà Nội nổi tiếng mà bạn cùng gia đình đến bái lễ và thăm quan ngắm cảnh dịp đầu năm.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Chùa Hương – chùa thiêng gần Hà Nội nhất
  • 2. Chùa Phật Tích Bắc Ninh
  • 3. Chùa Bút Tháp với kiến trúc độc đáo
  • 4. Đi lễ tại chùa cổ nhất Việt Nam: Chùa Dâu Bắc Ninh
  • 5. Chùa Tam Chúc – chùa cổ ở chốn bồng lai
  • 6. Đến Chùa Tây Thiên cầu bình an, tài lộc linh thiêng
  • 7. Chùa Bái Đính – chùa có nhiều kỷ lục nhất
  • 8. Chùa Ba Vàng nơi thờ Tam Bảo lớn nhất Việt Nam
  • 9. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
  • 10. Chùa Keo Thái Bình

1. Chùa Hương – chùa thiêng gần Hà Nội nhất

  • Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
  • Nhận chỉ đường đến chùa Hương
  • Giờ mở cửa: mở 24/24
  • Giá vé: 130.000 vnđ/người

Chùa Hương hay Hương Sơn, là chùa gần Hà Nội nổi tiếng nhất . Chùa là một quần thể kiến trúc rải rác trong thung lũng Suối Yến, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, thờ thần. Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến phong cảnh hữu tình rất hợp với các chuyến du xuân đầu năm. Đối với những người đi lễ, nên lễ tại khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù.

Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương

Nếu bạn đi lễ thì khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương đặc biệt là khoảng thời gian là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đây là thời điểm  rất lý tưởng để bạn tận hưởng không khí nô nức trẩy hội chùa Hương. Khi đi lễ chùa Hương, đồ cúng lễ nên gọn gàng và bạn nên chuẩn bị sẵn từ nhà mang đi để tiết kiệm thời gian và chi phí.

2. Chùa Phật Tích Bắc Ninh

  • Địa chỉ: xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Phật Tích
  • Cách Hà Nội 20km về phía Đông
  • Giờ mở cửa: 24/24

Chùa Phật Tích là ngôi chùa cổ hơn 1000 năm tuổi tại xã Phật Tích, Tiên Du, Bắc Ninh chỉ cách Hà Nội khoảng 20km. Vừa có ưu thế về vị trí khi là chùa gần Hà Nội, Phật Tích còn thu hút khách đến lễ bái bởi sự lịnh thiêng với lịch sử lâu đời cùng kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý.

chua phat tich

Trong chùa có bức tượng Phật A di đà bằng đá xanh ngồi trên tòa sen cao 1,87m, một tác phẩm điêu khắc đặc sắc của nền mỹ thuật nước nhà nói chung và nghệ thuật tạc tượng nói riêng. Đây là điểm nhấn độc đáo mà ai cũng nhớ đến khi nói về chùa Phật Tích.

Bạn nên đi vào dịp Lễ hội chùa Phật tích từ mùng 3 đến mùng 5 Tết âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mùng 4. Từ ngày khai hội, rất đông du khách đã kéo về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an. Chùa có quy định phải tháo bỏ giày dép trước khi vào sắp lễ nên bạn hãy chọn những đôi giày đơn giản, dễ tháo, dễ đi.

3. Chùa Bút Tháp với kiến trúc độc đáo

  • Địa chỉ: thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Bút Tháp
  • Cách Hà Nội 25km về hướng Đông
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00 (ngày thường). Ngày lễ, Tết mở cửa 24/24.

Chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ và có kiến trúc độc đáo của tỉnh Bắc Ninh. Chùa hiện lên vẻ đẹp mộc mạc, trang nghiêm. Chùa có kiến trúc độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên, có vài yếu tố mang đậm dấu ấn Trung Quốc trong kiến trúc đã được kết hợp một cách hài hòa với các yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Trong chùa có tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tức Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay bằng gỗ lớn nhất Việt Nam rất đáng để bạn chiêm ngưỡng. Thời điểm lý tưởng để đến chùa Bút Tháp là vào tháng 3 âm lịch. Vào thời điểm này, các lễ hội mang đậm tính chất truyền thống đều được diễn ra. Phần Lễ gồm có: Lễ cúng Phật, Lễ dâng hương, Lễ cúng Tổ,…

Khi đến tham quan chùa Bút Tháp, bạn nên mặc trang phục chỉnh chu, ngay ngắn. Không nên mặc đồ quá ngắn, quá hở hang. Sẽ ảnh hưởng đến sự trang nghiêm nơi cửa Phật. Đừng quên mang theo máy ảnh và điện thoại để có thể chụp được nhiều bức hình lưu giữ kỷ niệm. 

4. Đi lễ tại chùa cổ nhất Việt Nam: Chùa Dâu Bắc Ninh

  • Địa chỉ: xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Dâu
  • Cách Hà Nội khoảng 30 km
  • Giờ mở cửa: 24/24
  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Dâu được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam cùng là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, từ Ấn Độ sang và từ phương Bắc xuống, chủ yếu bằng đường thủy theo dòng sông Dâu. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu về cội nguồn của Phật giáo tại Việt Nam, phật tử không thể không ghé đến chiêm bái tại chùa cũng sẽ phù hợp nếu bạn đi cầu may làm lễ đầu năm.

Chùa Dâu Bắc Ninh
Chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa Dâu cổ kính, rêu phong, ẩn mình giữa những tán lá, lùm cây tạo trong lòng người cảm giác tĩnh tại, thực mà như mơ với bao huyền thoại về một xứ sở của vùng Dâu, Kinh Bắc xưa. Đi chùa Dâu bạn nên cầu bình an, may mắn. Đặc biệt trong quan niệm dân gian xưa, người dân thường đến chùa cầu có mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. Ngày nay, bạn có thể đến chùa cầu cho gia đình, công việc thuận buồm xuôi gió.

5. Chùa Tam Chúc – chùa cổ ở chốn bồng lai

  • Địa chỉ: thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
  • Nhận chỉ đường đến chùa Tam Chúc
  • Cách Hà Nội khoảng 60km
  • Giờ mở cửa: từ 7 giờ sáng đến tối

Chùa Tam Chúc là một trong những chùa gần Hà Nội chỉ cách khoảng 60km chùa đang dần trở thành một trong những khu du lịch tâm linh trọng điểm của quốc gia. Chính bởi sự kết hợp giữa nét cổ kính ngàn năm tuổi của chùa với thiên nhiên hùng vĩ pha nét lãng mạn đã thu hút đặc biệt với hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Chùa Tam Chúc - chùa cổ ở chốn bồng lai
Chùa Tam Chúc – chùa cổ ở chốn bồng lai

Chùa Tam Chúc cũng chính là địa điểm được lựa chọn làm nơi đăng cai Đại lễ Phật giáo Thế giới Vesak 2019. Vì vậy đây sẽ là địa điểm lễ chùa gần Hà Nội mà bạn nên ghé ít nhất một lần. Theo kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm thì bạn nên đi vào những ngày đầu năm, bắt đầu từ 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch.

Điện Tam thế (điện Tam Bảo), Chùa Ngọc (Đàn Tế Trời), Cây cầu huyền thoại là những điểm đặc sắc, nổi bật mà bạn nên dừng chân khi đi lễ chùa Tam Chúc. Chùa Tam Chúc hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng nên khó tránh khỏi bụi bẩn, ồn ào.

chua tam chuc 23

Để tránh tình trạng này, bạn có thể chuẩn bị cho mình những chiếc khẩu trang, mũ nón đầy đủ. Vì chùa rất rộng nên phải đi lại nhiều mới có thể ngắm được toàn cảnh nơi này do đó mà các bạn nên mang theo giày bệt, giày thể thao cho tiện di chuyển. Tham khảo review về chùa trong bài viết:

6. Đến Chùa Tây Thiên cầu bình an, tài lộc linh thiêng

  • Địa chỉ: xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  • Nhận chỉ đường đến chùa Tây Thiên 
  • Cách Hà Nội khoảng 85 km về phía Tây
  • Giờ mở cửa: 03:00 – 22:00

Vào mùa xuân là mùa của lễ hội, du khách về đây rất nhiều nhằm cầu mong bình an, may mắn và tài lộc đầu xuân. Chính vì thế, nếu bạn đến ngôi chùa gần Hà Nội này vào mùa xuân ngoài việc cầu mong may mắn, bình an… thì bạn còn có thể hòa mình vào không khí của các lễ hội tại nơi đây cũng rất thú vị đấy. Khi vào đây bạn cần lưu ý đến ăn mặc: Không nên mặc váy, áo hai dây hay áo ba lỗ… khi đi vào chùa và không được nói to gây ảnh hưởng đến người khác.

Ngoài ra, chùa Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, đây cũng là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ III. Chùa Tây Thiên là một trung tâm tu học lớn, hàng năm thu hút rất nhiều thanh thiếu niên đến tu tập trong các khoá tu. Hiện nay nhiều gia đình ở Hà Nội gửi con lên đây để các nhà sư dạy đạo làm người, nhất là trong dịp hè.

Lưu ý về giá vé: Miễn phí vé vào cửa nhưng bạn phải trả phí khi đi cáp treo lên đây: Vé cáp treo khứ hồi là 200.000 đồng/người lớn và 140.000 đồng/ trẻ em. Giá cáp treo 1 chiều là 130.000 đồng/người lớn và 80.000 đồng/trẻ em. Miễn phí cho trẻ dưới 1m.

7. Chùa Bái Đính – chùa có nhiều kỷ lục nhất

  • Địa chỉ:  xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km
  • Cách Hà Nội 95 km
  • Nhận chỉ đường đến chùa Bái Đính, Ninh Bình
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00 (ngày thường). Ngày lễ, Tết mở cửa 24/24
  • Giá vé: Người lớn 120.000 vnđ/ người; Trẻ em 60.000 vnđ/ người.

Chùa Bái Đính là chùa gần Hà Nội được nhiều người đến lễ quanh năm. Đây một danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý.

chua bai dinh 2

Đến chùa Bái Đính bạn sẽ được chiêm ngưỡng: Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á, Hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chuông đồng lớn nhất Việt Nam,… 

Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đến chiêm bái và tụ tập. Nhiều người coi Bái Đính là một địa điểm tâm linh, thắp hương, bái Phật cầu bình an, phát tài.

chua bai dinh ninh binh

Lưu ý khi đi chùa Bái Đính, bạn tránh không được dâng lễ mặn, các loại tiền âm phủ, vàng mã lên chánh điện thờ Phật, các loại tiền thật nên quyên góp vào thùng công đức của chùa, không nên để lên bàn thờ Tam Bảo. Tham khảo kinh nghiệm đi lễ chùa chi tiết tại:

8. Chùa Ba Vàng nơi thờ Tam Bảo lớn nhất Việt Nam

  • Địa chỉ: núi Thành Đẳng, thuộc Phường Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Cách Hà Nội: 130km
  • Nhận chỉ đường đến chùa Ba Vàng
  • Giờ mở cửa: 05:00 – 19:00 (ngày thường). Chủ nhật và ngày lễ, Tết mở cửa đến 21h
  • Giá vé: Miễn phí

Chùa Ba Vàng là chùa gần Hà Nội mang nét đặc trưng của các ngôi chùa Bắc Bộ, gồm 3 gian bái đường, 1 gian hậu cung, gồm có các ban thờ Phật, thờ Mẫu và Đức Ông. Toà “Đại hùng bảo điện” (chùa chính) có quy mô nhất với kiến trúc 2 tầng. Chùa Ba Vàng có nơi thờ Tam bảo và trống độc mộc được công nhận là lớn nhất Việt Nam.

Chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng

Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Một số lưu ý khi bạn đi chùa Ba Vàng:  khi đến dâng hương ở chùa thì chỉ sắm lễ chay (hương, hoa tươi, trái cây, oản phẩm, xôi chè), không sắm lễ mặn (trâu, dê, lợn, gà, giò, chả,…).

Cùng đường Tam bảo tại chùa Ba Vàng. Nguồn: Internet
Cùng đường Tam bảo tại chùa Ba Vàng. Nguồn: Internet

Khi sắm lễ, bạn sắm tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu có sắm sửa lễ này thì người hành lễ chỉ đặt ở ban thờ thánh Mẫu, Đức Ông chứ tuyệt đối không đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Không riêng gì tiền âm phủ, ngay cả tiền thật thì Phật tử chỉ nên đặt ở hòm công đức của chùa. 

Bạn có thể tham khảo review chi tiết chùa Ba Vàng qua bài viết:

9. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

  • Địa chỉ: Nam Mẫu, Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh
  • Cách Hà Nội: 125km
  • Nhận chỉ đường đến Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong những địa điểm lễ chùa đầu năm được nhiều người dân Hà Nội và các tỉnh miền Bắc lựa chọn nhiều nhất. Với khoảng cách từ Hà Nội 125km đường bộ, bạn có thể di chuyển bằng xe khách, xe ô tô riêng hoặc xe máy. 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm còn có tên là Chùa Lân là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Đến đây, bạn có thể tham quan các công trình chính của Thiền viện: Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường…Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một thiền phái Phật giáo thuần Việt, do các thiền sơ Việt Nam đã chọn lọc và “Việt Nam hóa” được những tư tưởng cao đẹp từ Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa. 

Thời gian thích hợp nhất đi Thiền viện lễ bái và vãn cảnh là khoảng tháng Giêng hàng năm. Vì đó là mùa lễ hội đầu xuân không khí tươi mới, cảnh vật tràn đầy sức sống, người dân nô nức đi trẩy hội. 

Thiền viện là nơi thờ Phật, bạn lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống vào Yên Tử. Nếu mang hoa thì nên chọn các loài hoa như huệ, cúc, sen, mẫu đơn… không chọn các loại hoa dại.

Bạn không mất tiền vé để vào thiền viện Trúc Lâm, bạn có thể leo thang bộ lên đây hoặc ngồi cáp treo với giá vé một chiều là 150.000 vnđ/ người, giá vé khứ hồi là 250.000 vnđ/ người. Nếu bạn ngại di chuyển bằng xe riêng, bạn có thể đi theo một tour tâm linh, chẳng hạn như tour Hà Nội – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử 1 ngày dưới đây: 

10. Chùa Keo Thái Bình

  • Địa chỉ: xã Duy Nhất, Vũ Thư, Thái Bình
  • Nhận chỉ đường đến chùa Keo Thái Bình
  • Giờ mở cửa: 24/24

Chùa Keo Thái Bình được đánh giá là công trình có quy mô rộng lớn bậc nhất trong các chùa cổ ở Việt Nam, bên cạnh đó là nhiều giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gỗ lim, không sử dụng đinh tán mà chỉ dùng mộng gỗ ghép lại với nhau.

Đi lễ ở chùa Keo bạn sẽ lễ tại ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa Keo Thái Bình
Chùa Keo Thái Bình

Thời điểm thích hợp đi chùa Keo là vào ngày mùng 4 tháng Giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất lại mở hội xuân ở ngôi chùa. Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiêu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Còn trong chùa, các cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực diễn ra sinh động.

Vơi 10 chùa gần Hà Nội trên sẽ là gợi ý tốt nhất để bạn đưa gia đình đi du xuân và cầu bình an đầu năm mới này hoặc các dịp đặc biệt trong năm. Bạn đừng quên để lại bình luận bên dưới cho Dulichtoday sau khi trải nghiệm các địa điểm trên nhé!

5/5 - (1 bình chọn) Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!Facebook0

Từ khóa » đi Lễ Chùa Quanh Hà Nội