TOP 10 Kinh Nghiệm Niềng Răng Bạn Không Nên Bỏ Qua - Zenyum
Có thể bạn quan tâm
- Blog Home
- Cuộc sống Zenyum
22 Tháng hai 2022
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mang đến hiệu quả về mặt thẩm mỹ, giúp bạn tự tin hơn với nụ cười rạng ngời. Bên cạnh đó, việc sở hữu hàm răng thẳng và đều còn cải thiện về mặt sức khỏe. Để giúp nâng cao hiệu quả, Zenyum cùng bạn tìm hiểu qua 10 kinh nghiệm niềng răng sau:
Chia sẻ 10 kinh nghiệm niềng răng bạn không nên bỏ qua
1. Độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào?
Độ tuổi lý tưởng để bắt đầu niềng răng (chỉnh nha) nằm trong khoảng từ 3 đến 12. Ở trẻ em, mục tiêu của điều trị chỉnh nha không chỉ là tạo ra hàm răng thẳng hàng tốt mà còn cải thiện khuôn mặt sẽ ổn định trong suốt thời kỳ thiếu niên và trưởng thành. Điều trị chỉnh nha ở người lớn khó hơn, họ cần phải theo sát liệu trình để đảm bảo kết quả niềng răng.
Độ tuổi niềng răng tốt nhất là từ 3 đến 12 tuổi
2. Niềng răng có đau không?
Với câu hỏi niềng răng có đau không thì theo kinh nghiệm niềng răng của nhiều người, niềng răng sẽ khó tránh được các cảm giác đau nhức khó chịu khi các dây cung, mắc cài hoặc khay niềng tác động vào răng.
Tuy nhiên cảm giác này sẽ chỉ diễn ra thời gian ngắn ở giai đoạn đầu. Với một số giải pháp niềng áp dụng công nghệ hiện đại, cảm giác đau cũng được giảm đi đáng kể.
3. Niềng răng mất bao lâu?
Niềng răng mất bao lâu? Theo kinh nghiệm niềng răng thì thời gian điều trị chỉnh nha trung bình rơi vào khoảng 16-18 tháng , đôi khi có thể kéo dài đến 24 tháng, hoặc thậm chí hơn. Tuy nhiên với các công nghệ niềng hiện đại hiện nay, thời gian niềng có thể được rút ngắn hơn.
Thời gian niềng răng trung bình khoảng từ 16-18 tháng
4. Nhổ răng để niềng có cần thiết không?
Theo kinh nghiệm niềng răng thì tùy theo độ tuổi, tình trạng răng và hàm của từng người, nha sĩ sẽ quyết định xem bạn có phải nhổ răng khi niềng răng hay không. Thường thì tình trạng răng chen chúc xảy ra ở người lớn khi đã bỏ qua “giai đoạn vàng” để niềng. Vì thế, theo kinh nghiệm niềng răng của các nha sĩ, người lớn sẽ phải nhổ răng nhiều hơn trẻ em. Khi răng và hàm chưa phát triển hết, vẫn còn những chỗ trống để điều chỉnh, việc nhổ răng có thể là không cần thiết.
Niềng răng có nhổ răng không còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người
Nếu lo lắng về việc nhổ răng, bạn có thể lựa chọn niềng răng trong suốt Zenyum, một giải pháp niềng hạn chế nhổ răng tối đa.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng không nhổ
5. Kinh nghiệm ăn uống khi niềng răng
Nên ăn khi niềng răng?
Niềng răng không đau nhưng miệng của bạn có thể bị ê buốt trong những ngày sau cuộc hẹn. Do đó, ăn thức ăn có kết cấu cứng hơn có thể gây đau.
Vì bạn cũng sẽ phải học cách nhai khác nhau, bác sĩ chỉnh nha của bạn có thể sẽ khuyên bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu tiên.
Thói quen ăn uống lý tưởng cho người niềng răng sẽ được liệt kê sau đây:
- Khoai tây nghiền
- Sữa chua
- Súp
- Trứng bác
- Cháo bột yến mạch
- Hạt
- Đồ ăn biển
- Trái cây mềm
- Pho mát mềm
- Rau nấu chín hoặc mềm
- Món tráng miệng ẩm
- Mì ống
Về cơ bản, bất cứ thứ gì dễ nhai. Độ nhạy cảm sau khi niềng răng sẽ được cải thiện sau vài ngày hoặc một tuần. Tại thời điểm đó, bạn sẽ có thể phần nào tiếp tục chế độ ăn kiêng điển hình của mình.
Nên chọn các loại thức ăn mềm khi đang niềng răng
>> Xem thêm: Mới niềng răng nên ăn gì?
Cần kiêng ăn khi niềng răng?
Những gì cần tránh ăn ngay sau khi niềng răng. Theo kinh nghiệm niềng răng thì cùng với việc biết những thực phẩm có thể ăn sau khi niềng răng, bạn nên biết những thực phẩm cần tránh ngay sau khi niềng răng.
Những thực phẩm cần tránh ngay sau khi niềng răng bao gồm:
- Kem
- Bánh mì cuộn hoặc bánh mì dày
- Miếng thịt dày hơn
- Thức ăn cay
- Thực phẩm họ cam quýt
Bạn sẽ có thể ăn những món này sau khi răng thích nghi với việc niềng răng.
Các loại thức ăn lạnh, cứng sẽ không tốt cho người niềng rẵng
6. Những thói quen xấu cần loại bỏ khi niềng răng
Một số thói quen xấu đã được hình thành từ khi bạn còn bé. Chính những thói quen này đã làm cho răng của bạn bị lộn xộn. Giờ chính nó lại cản trở quá trình niềng răng của bạn. Bạn cần chú ý loại bỏ những thói quen sau:
- Mút tay, đẩy lưỡi: xảy ra thường xuyên ở trẻ em khi các bé chưa điều chỉnh được hành vi của mình.
- Tự ý cạy, gỡ mắc cài, khay niềng răng. Các cha mẹ đã có kinh nghiệm niềng răng cho con sẽ biết, trẻ thường rất khó chịu và tự làm theo ý mình.
- Cắn móng tay, nhai đá, nhai đồ ăn cứng, nhai kẹo cao su. Đây là thói quen mà ngay cả người lớn vẫn còn.
Cần loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng tới răng miệng để có kết quả niềng răng tốt nhất
7. Kinh nghiệm chăm sóc vệ sinh răng miệng khi niềng răng
Theo kinh nghiệm niềng răng thì việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng quan trọng tương đương với vấn đề ăn uống khi đang niềng răng. Các nha sĩ đã có kinh nghiệm niềng răng lâu năm cho biết, việc chọn bàn chải cũng cần bí kíp riêng. Nên sử dụng bàn chải đầu tròn để tránh tổn thương răng và khoang miệng.
Kinh nghiệm vệ sinh răng niềng
Hãy làm theo những lời khuyên sau để giữ cho răng của bạn luôn trong tình trạng đẹp nhất.
Sử dụng bàn chải đánh răng mềm:
Làm sạch phần trên cùng của răng giữa khung và nướu là điều cần thiết. Để làm sạch men răng đúng cách, lông bàn chải đánh răng phải chạm vào nướu. Chọn bàn chải có lông mềm hơn để tránh làm trẻ khó chịu và hướng bàn chải theo góc nghiêng về phía nướu.
Bàn chải điện Zenyum là lựa chọn thích hợp cho người niềng răng
Chải răng sau mỗi bữa ăn:
Việc chải răng sau mỗi lần ăn sẽ giúp ngăn ngừa mảng bám. Bạn nên đợi 30 phút đến một giờ trước khi đánh răng sau khi ăn thực phẩm như cam hoặc đồ uống thể thao vì làm như vậy có thể làm mềm men răng.
Một trong những kinh nghiệm niềng răng nên lưu ý chính là nhớ chải răng sau mỗi bữa ăn
Không sử dụng quá nhiều kem đánh răng:
Bọt được tạo ra từ kem đánh răng thực sự có thể khiến bạn khó nhìn thấy mảng bám và mảnh vụn hơn. Bắt đầu đánh răng chỉ với bàn chải đánh răng ướt, điều này sẽ cho phép bạn làm sạch xung quanh giá đỡ và giữa các dây. Thay vì chà, hãy sử dụng một chuyển động nhặt chính xác. Sau đó, cho một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu vào và tiếp tục làm sạch.
Đánh răng đủ hai phút:
Dành 30 giây cho mỗi phần của miệng: phía trên bên phải, phía dưới bên phải, phía trên bên trái và phía dưới bên trái. Làm sạch cả mặt ngoài và mặt trong của răng. Đặt hẹn giờ để đảm bảo bạn chải răng đủ hai phút.
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc ống hút nước:
Một trong những phần khó khăn nhất của việc chăm sóc răng trong niềng răng là dùng chỉ nha khoa. Buộc chỉ nha khoa vào sợi chỉ sẽ giúp bạn luồn chỉ qua dây dễ dàng hơn. Sử dụng chuyển động giống như cưa để loại bỏ nhiều mảng bám hơn. Ngoài ra, hãy cân nhắc mua một máy tăm nước waterpik. Nó làm sạch bằng một dòng nước và là một cách nhanh chóng, dễ dàng để xỉa răng.
Sử dụng chỉ nha khoa hoặc ống hút nước để vệ sinh răng niềng
Làm sạch bằng nước súc miệng vào ban đêm:
Tìm loại nước súc miệng chống sâu răng có chứa fluor để giảm sâu răng và bảo vệ men răng. Rửa sạch trong một phút sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn còn sót lại. Sau khi rửa sạch, hãy soi gương xem có chỗ nào bị sót không.
8. Kinh nghiệm lựa chọn địa chỉ niềng răng tốt
Để lựa chọn được một địa chỉ niềng răng uy tín bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau:
- Bác sĩ chỉnh nha giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
- Áp dụng thiết bị công nghệ hiện đại trong từng khâu điều trị.
- Cơ sở vật chất hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng.
- Vật liệu chỉnh nha chính hãng.
Nếu đang băn khoăn trong việc lựa chọn giải pháp niềng phù hợp, bạn có thể tham khảo niềng răng trong suốt Zenyum, giải pháp niềng nổi tiếng từ Singapore với khả năng chỉnh nha nhanh chóng cùng chi phí hợp lý.
Zenyum đang là giải pháp niềng răng uy tín hiệu quả được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay
9. Kinh nghiệm sử dụng khay niềng răng trong suốt đúng cách
Luyện tập thói quen mang và tháo khay niềng
Khi mới bắt đầu quá trình niềng răng trong suốt, bạn sẽ cần thay đổi, luyện tập một số thói quen để thích nghi với sự có mặt của khay trong hoạt động hằng ngày.
Thay đổi lớn nhất chính là bạn cần tháo khay trước mỗi bữa ăn. Bạn đừng nhầm lẫn rằng mình vẫn có thể cắn và nhai thực phẩm mềm khi mang khay nhé. Theo thời gian lâu dài, lực cắn sẽ làm nứt, và thậm chí vỡ khay niềng.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị sẵn bàn chải và kem đánh răng bên mình để có thể làm sạch trước khi mang lại khay. Bạn sẽ không muốn nhìn thấy vụn thức ăn dính trên khay, đúng không nào? Việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng còn mang đến hơi thở thơm mát; và ngăn ngừa các bệnh về răng và nướu.
Kinh nghiệm thay khay niềng răng mới
Liệu trình của bạn sẽ có khoảng thời gian thay khay một lần vào mỗi tuần; hoặc sau 10 ngày. Mỗi lần mang bộ khay niềng mới, bạn sẽ có cảm giác khó chịu một chút. Nguyên nhân vì bộ khay mới có hình dáng khác với khay cũ; để đảm bảo răng dịch chuyển theo đúng liệu trình.
Để khay có thể ôm vừa khít răng, bạn hãy dùng viên cắn chỉnh nha (chewie). Viên cắn được làm từ chất liệu an toàn cho sức khỏe, và có vị đa dạng như bạc hà, dâu, cam, v..v.. Bạn có thể ngâm khay niềng vào nước máy ở nhiệt độ bình thường, để gắn khay dễ dàng hơn nhé.
10. Kinh nghiệm đeo tháo niềng răng trong suốt đúng cách
Bước 1: Xác định lựa chọn bộ khay niềng phù hợp
Bạn hãy xác định niềng trong suốt đúng với các giai đoạn niềng răng của liệu trình trước khi mang nhé. Vì nếu bạn chọn sai, bộ khay sẽ không ôm vừa khít với răng; và sẽ không làm thẳng răng theo đúng liệu trình.
Riêng với niềng răng trong suốt Zenyum, bạn có thể kiểm tra phần thông tin được in nổi trên hộp của khay trước khi sử dụng.
Chọn bộ khay niềng phù hợp để mang lại hiệu quả niềng răng cao nhất
Bước 2: Bắt đầu từ răng cửa rồi mới đến răng hàm
Khi đặt khay lên bề mặt răng, bạn hãy nhẹ nhàng ấn khay từ răng cửa ở hàm trên. Tiếp theo, bạn dùng đầu ngón tay nhấn từ từ phần răng hàm để toàn bộ niềng răng nằm vào đúng chỗ.
Bạn sẽ cảm nhận được niềng răng vào đúng vị trí. Cảm giác này giống như trò chơi ghép hình vậy!
Vào khoảng 3 ngày đầu tiên, bạn có thể cảm thấy nhức răng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi răng đang dần thích nghi với khay niềng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài; hoặc có thể đi kèm với hiện tượng khác như tổn hại phần nướu, bạn hãy liên hệ ngay với nha sĩ đồng hành cùng mình nhé.
Cạch đặt khay niềng lên bề mặt răng đúng cách
Bước 3: Tận dụng viên cắn (chewies)
Chúng ta thường theo quán tính dùng răng để cố định khay niềng. Bạn đừng làm như vậy vì nguy cơ làm nứt vỡ khay là rất cao; lại còn mang đến nguy hiểm.
Viên cắn nha khoa (hay còn gọi là chewies) sẽ giúp khay niềng ôm vừa khít răng. Chewies còn có nhiều hương vị như bạc hà, dâu, chocolate,.. cho bạn thoả thích lựa chọn.
Các bước tháo khay niềng trong suốt
Bước 1: Trước tiên chính là phần răng hàm
Khác với bước mang khay niềng, bạn sẽ tháo khay từ phần răng hàm.
Việc tháo khay cần bạn nhẹ tay một chút, nếu bạn không muốn lỡ tay làm gãy khay. Trong thời gian sau này của liệu trình, răng đã trở nên thẳng đều hơn, bạn sẽ tháo khay niềng một cách dễ dàng.
Bước 2: Di chuyển đến tháo ở hàm trước
Khi bạn đã tháo được niềng ra khỏi phần răng hàm, dùng ngón tay tách từ từ khay về phía răng cửa. Hãy thực hiện việc này một cách từ tốn để giữ gìn khay nhé.
Bước 3: Làm sạch bộ khay
Để tránh thất lạc khay niềng răng trong suốt, bạn hãy luôn đặt khay vào chiếc hộp đi kèm. Sau khi đánh răng, bạn nhớ luyện tập thêm thói quen làm sạch khay bằng bàn chải mềm và nước máy.
Nếu bạn vô tình làm nứt hay vỡ khay, đừng ngại liên hệ ngay với Zenyum để có bộ khay thay thế kịp thời nhé!
Luôn đặt khay niềng răng trong suốt vào hộp sau mỗi lần sử dụng
Với những kinh nghiệm niềng răng mà Zenyum đã chia sẻ ở bài viết, hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp bản thân có thể sẵn sàng niềng răng và đạt kết quả cao nhất.
Để biết thêm thông tin và tham gia liệu trình với Zenyum, đánh giá răng miễn phí ngay tại đây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Niềng răng giá bao nhiêu tiền? Bảng giá niềng răng mới nhất 2024
- Niềng răng có tốt không?
- Niềng răng tháo lắp và niềng răng cố định khác nhau như thế nào?
- Có nên niềng răng không?
Bắt Đầu Hành Trình Đến Với Nụ Cười Mơ Ước
Đăng ký chẩn đoán răng miễn phí và đội ngũ chuyên gia nha khoa tại Singapore sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với niềng răng trong suốt Zenyum!
Đăng Ký Ngay!Table of Contents
You Might Also Like...
Niềng răng là gì? Lợi ích, chi phí và các phương pháp niềng răng Niềng răng (nẹp răng) là giải pháp khắc phục các khuyết điểm về răng như hô, thưa, móm, răng mọc không đều, sai lệch khớp cắn,… hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn không ít các thắc mắc về thời gian niềng răng mất bao lâu, giá bao nhiêu, các phương pháp niềng răng nào đang được lựa chọn phổ biến,… Cùng tìm câu trả lời cho các vấn đề trên qua bài viết sau nhé!- Hành trình niềng răng
- | Tháng sáu 3, 2022
- Hành trình niềng răng
- | Tháng Mười 20, 2020
- Cuộc sống Zenyum
- | Tháng 9 25, 2024
- Cuộc sống Zenyum
- | Tháng tám 29, 2024
- Cuộc sống Zenyum
- | Tháng bảy 9, 2024
Tìm hiểu theo sản phẩm
Chăm sóc răng miệng
Hành trình niềng răng
Tin tức
Cuộc sống Zenyum
Thăng hạng nụ cười
Theo dõi
Đánh giá răng miễn phí ngay!- Theo dõi
- VN
ký theo dõi
Nhận các cập nhật hàng tuân về ưu đãi và chia sẻ về chăm sóc răng miệng!
EmailSearch
SearchLưu ý
Thiết bị và phần mềm này không được sử dụng với bất kỳ mục đích y tế nào (như dò tìm, phân tích, theo dõi, quản lý hoặc điều trị bất cứ bệnh tật hoặc tình trạng y tế nào). Bất cứ thông tin liên quan đến sức khoẻ được cung cấp tại thiết bị và phần mềm này không phải là một lời khuyên y tế. Vui lòng liên hệ các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.
Tìm kiếm
SearchBạn có phù hợp với Niềng răng trong suốt Zenyum?
Chỉ mất 5 phút! Zenyum sẽ liên hệ để chia sẻ về chi phí và thời gian cho gói niềng phù hợp.
Gửi ảnh răng để biết sự phù hợpSubscribe
to our newsletter
Receive weekly product promos, information and oral care tips!
EmailTừ khóa » Bỏ Dở Niềng Răng
-
Niềng Răng Có Tháo Ra được Không? Tháo Sớm Có Sao Không?
-
Tháo Niềng Răng Trước Thời Hạn Có ảnh Hưởng Gì Không? - Up Dental
-
Đang Niềng Răng Có Tháo Ra được Không? - Nha Khoa LINH XUÂN
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đang Niềng Răng Tháo Ra được Không?
-
Đã Niềng Răng Nhưng Bỏ Dở, Làm Lại Mất Bao Lâu, Chi Phí Thế Nào?
-
Đang Niềng Răng Nhưng đổi Phòng Khám được Không? - Suckhoe123
-
Bao Nhiêu Tuổi Thì Không Niềng Răng được Nữa? | TCI Hospital
-
Để Không Hối Hận Sau Khi Niềng Răng, Bắt Buộc Phải Ghi Nhớ Ba điều ...
-
Đang Niềng Dở Thì Phải Tháo... - Hội Những Người Niềng Răng
-
Bao Nhiêu Tuổi Niềng Răng Là Hợp Lý? - Báo Lao Động
-
Niềng Răng Có Tháo Ra Được Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Từ Bỏ Niềng Răng Hai Lần Vì Sợ đau Và Lí Do ... - Nha Khoa Thành An
-
Niềng Răng - Hé Lộ 5 Lời Khuyên Trước Khi Chỉnh Nha ít Ai Nói Cho Bạn ...
-
Không Phải độ Tuổi Nào Cũng Có Thể Niềng Răng
-
Các Loại Niềng Răng Hiện Nay Được Ưa Chuộng Nhất - Vidental Kid
-
Niềng Răng Có Làm Cằm V Line được Không? - B. F. DENTISTRY