Top 10 Kỹ Năng Sinh Viên Cần Có Trước Khi Ra Trường - UEF
Có thể bạn quan tâm
Khi nền giáo dục bắt đầu phát triển, lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều thì những tiêu chí tuyển chọn nhân viên bắt đầu được nâng cao. Để không bị lãng phí thời gian và công sức suốt bao năm học tập thì trước khi tốt nghiệp bậc học cao nhất, các bạn sinh viên cần trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết cho mình. Sau đây điểm qua danh sách 10 kỹ năng mà các chủ doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhân viên ở bài viết bên dưới nhé. 1. Ngoại ngữ Trong thời kỳ toàn cầu hoá, ngoại ngữ ngày càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lý do vì sao khi làm việc hay tuyển dụng, các công ty đánh giá rất cao những nhân viên có kỹ năng ngoại ngữ tốt. Trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay thì việc đầu quân vào những công ty đa quốc gia chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều chế độ đãi ngộ và quyền lợi hơn cả. Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng nhìn đến hồ sơ của bạn thì buộc lòng bạn phải có một bằng cấp ngoại ngữ với trình độ cao nhất định để phù hợp với mục đích công việc.
Hiện nay, tiếng anh đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến và là yếu tố tất yếu bắt buộc bạn phải có khi đi phỏng vấn. Bên cạnh tiếng anh thì những ngôn ngữ của các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc tìm kiếm một công việc có thu nhập cao. Hơn nữa giữa 2 ứng viên có cùng trình độ, khả năng như nhau chắc chắn ưu thế sẽ thuộc về ứng viên giỏi ngoại ngữ. Vậy nên nhiều người thường có câu của miệng: "Muốn việc nhẹ lương cao, chỉ cần giỏi ngoại ngữ". 2. Tin học Tin học văn phòng là một nhánh trong ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, chú trọng đến khả năng xử lý các công việc thường được sử dụng trong văn phòng như: thao tác với văn bản, bảng tính, trình chiếu. Tin học văn phòng gồm bộ công cụ Microsoft Office liên quan như Microsoft Office Word, Microsoft Office Excel, Microsoft Office Power Point, Microsoft Office Access, … với rất nhiều các phiên bản khác nhau nhưng về cơ bản là phục vụ cho công việc văn phòng nói chung.
Sẽ là vô cùng lạc hậu nếu như bạn nói rằng mình không rành máy vi tính trong thời đại số hóa như hiện nay. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là bạn giỏi chơi game thì sẽ được nhận dễ dàng đâu nhé. Trong hồ sơ xin việc dù là ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải luôn có một tấm bằng tin học kèm theo để chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những kỹ năng máy tính phổ biến thông thường như word, excel, power point,… 3. Thuyết trình Các chuyên gia, những người thành công đều có một nhận định chung rằng muốn trở thành quản lý lãnh đạo cấp cao chắc chắn bạn phải có rất nhiều kỹ năng trong đó có kỹ năng thuyết trình. Nhiều bạn trẻ thành công nhờ thể hiện được bản thân mình trước đám đông trong các buổi hội thảo; chuyên đề; làm việc nhóm… và họ được những chuyên gia người quản lý nhận ra, từ đó họ có được những cơ hội tốt hơn trong công việc.
Nếu hiện tại bạn vẫn là nhân vật nhút nhát và hoảng sợ khi đứng trước đám đông hoặc cứ nhìn chăm chăm vào kịch bản khi thuyết trình thì trước khi năm học cuối cùng kết thúc bạn cần cải thiện chúng ngay lập tức. Việc tự tin trình bày ý tưởng trước đám đông sẽ là kỹ năng vô cùng cần thiết cho bạn sau này tại các buổi họp, sẽ chẳng người sếp nào chấp nhận một nhân viên ấp a ấp úng suốt cuộc họp chẳng thể trình bày nổi ý kiến của mình. 4. Đánh máy nhanh Rất nhiều bạn trẻ sở hữu trong tay các bằng cấp tin học và nghĩ rằng chúng đã đủ. Thế nhưng có một kỹ năng gắn liền với chiếc máy vi tính mà nhiều người thường bỏ qua chính là: đánh máy nhanh. Sau này khi ra trường, với sức ép công việc dồn dập và một quỹ thời gian có hạn, nếu vẫn duy trì tốc độ đánh máy chậm chạp của mình chắc hẳn bạn sẽ chẳng thể nào hoàn thành xong khối lượng công việc khổng lồ ấy. Tốc độ đánh máy tối thiểu cần có cho một nhân viên văn phòng bình thường là 80 từ/ phút. Bạn đã đạt được đến giới hạn đó chưa?
5. Tính toán nhanh Ai cũng mong muốn mình trở thành một nhân viên giỏi, một nhân viên xuất sắc. Việc tính toán nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và không bị tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào máy móc. Không chỉ vậy, khi đã quen với việc tính nhẩm, và thân thiết với những phép tính, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai của mình, không cần trông chờ vào sự có mặt của máy tính và tính toán được những lợi ích cho mình để có thể đưa ra lời đồng ý hoặc từ chối đúng lúc.
6. Giao tiếp Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Thông qua việc giao tiếp, trao đổi với người khác, bạn sẽ thể hiện được quan điểm, chính kiến của mình, đồng thời tạo được cái tôi riêng, làm cho bản thân trở nên khác biệt với số đông. Hãy thử tưởng tượng bạn là sinh viên mới ra trường và đang bắt đầu đời sống của nhân viên công sở. Để được cấp trên đánh giá cao, bạn phải trải qua những bước kiểm tra năng lực với thời hạn từ 2 đến 3 tháng mới được nhận vào làm. Nếu giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng tương tác với mọi người và có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hữu dụng cho chính bản thân cũng như hòa nhập vào môi trường mới dễ dàng.
Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tạo dựng mối quan hệ, mở ra nhiều cơ hội tốt đẹp. Kỹ năng giao tiếp và đàm phán đòi hỏi bạn ngay cả khi vừa bước vào phòng phỏng vấn, những người khéo léo và tự tin sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng thiếu lịch sự. 7. Lập kế hoạch Từ khi học tiểu học bạn đã được phát cho một thời khóa biểu phân chia những môn học theo ngày, đó chính là bảng lập kế hoạch đơn giản đầu tiên mà bạn có trong cuộc đời. Vì sao học sinh đi học cần có thời khóa biểu và giáo viên đi dạy cần có thời khóa biểu? Vì chúng sẽ giúp công việc được diễn ra có trật tự và kiến thức được phân bổ đều hơn. Từ đó bạn có thể nhận ra một điều rằng, bạn cần biết cách lập kế hoạch tốt trước khi bắt đầu vào xin việc tại các công ty. Việc lập kế hoạch logic sẽ giúp bạn xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Lập kế hoạch công việc hay hoạch định công việc là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó. 8. Kỹ năng chuyên ngành Nhiều bạn trẻ thường có thói quen lựa chọn công việc làm thêm nhàn rỗi như phục vụ quán ăn, phát tờ rơi mà hoàn toàn không nghĩ đến việc chọn lựa một công việc làm thêm có thể hỗ trợ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm cho chuyên ngành mà mình đang theo học.
Khi tuyển dụng, 100% các công ty đều đòi hỏi nhân viên kinh nghiệm thực tiễn thay vì khối kiến thức sáo rỗng ở trường lớp. Vậy nên, hãy luôn đầu tư thật nhiều cho chuyên ngành của mình. 9. Tự lập Tự lập là người biết tự xây dựng lấy cuộc sống cho chính mình mà không nhờ vả, ỷ lại vào người khác. Không có sự giúp đỡ hay phụ thuộc từ yếu tố bên ngoài, cá nhân nào khác, người có tính tự lập sẽ do chính bản thân mình làm. Nói chung, tự lập là một cách độc lập, tự lo cho bản thân và có thể đưa ra các quyết định trong công việc và cuộc sống của mình. Đi làm nghĩa là sẽ không có thầy cô cho bài ôn tập trước khi thi hay có những lần thi thử để bạn xem trước vấn đề sẽ phức tạp như thế nào. Khi bắt đầu vào làm việc, đòi hỏi bạn phải vận dụng toàn bộ tư duy và sở trường mà mình có được để hoàn tất công việc. Nếu không sớm rèn luyện cho mình khả năng tự lập, bạn sẽ rất nhanh chóng bị stress, hoảng sợ, áp lực với lượng công việc khổng lồ mà không ai hỗ trợ.
10. Làm việc tập thể Ông bà ta từ đời xưa đã có câu “chín người thì mười ý” điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể tìm được nhóm người hoàn toàn tâm đầu ý hợp với mình. Những người đồng nghiệp chắc chắn cũng sẽ chẳng thể nào thân thiện như những đứa bạn học bẻ sừng trâu của mình rồi, vì vậy, để có thể tồn tại trong môi trường công ty, bạn cần rèn luyện cho mình kỹ năng làm việc nhóm, làm việc tập thể từ khi còn ngồi ghế nhà trường, phân chia nghĩa vụ cụ thể, tích cực chia sẻ thông tin và đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đúng hạn, như vậy mới không làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn bộ tập thể. Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng tương tác giữa các thành viên trong một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc việc phát triển tiềm năng của tất cả các thành viên. Một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều người làm việc với nhau, vì thế làm việc nhóm trở thành một định nghĩa quan trọng trong tổ chức cũng như trong cuộc sống. Kỹ năng làm việc nhóm kém có thể khiến năng lực làm việc của bạn không được phát huy, và bạn không thể hòa nhập tốt với đồng nghiệp.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau..
Nguồn: toplist.vn
Từ khóa » Những Kỹ Năng Mềm Mà Sinh Viên Cần Có
-
7 Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên để Thành Công Trong Mọi Công Việc
-
Những Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Cho Sinh Viên - BBA Andrews Phenikaa
-
Kỹ Năng Mềm - Sự Cần Thiết Cho Sinh Viên
-
Top 10 Kĩ Năng Mềm Cần Thiết Cho Sinh Viên
-
6 Kỹ Năng Mềm Mà Sinh Viên Năm Nhất Phải Có để Học Tốt Hơn
-
Top 5 Kỹ Năng Mềm Mà Mọi Sinh Viên Cần Phải Chuẩn Bị Trước Khi Ra ...
-
Các Kỹ Năng Mềm Cần Trang Bị Cho Sinh Viên - Phụ Kiện Song Phát
-
Top 3 Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên Năm Nhất
-
Những Nhóm Kỹ Năng Quan Trọng Dành Cho Sinh Viên
-
7 Kỹ Năng Mềm Mà Sinh Viên Cần Có Sau Tốt Nghiệp - First Sun
-
Những Kỹ Năng Mềm ở Sinh Viên Giúp Thành Công - Ai Cũng Cần Có
-
9 KỸ NĂNG CẦN THIẾT VỚI MỌI SINH VIÊN - Dynagen Initiative
-
TOP 10 KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN CẦN BIẾT KHI ĐI THỰC TẬP
-
Top 5 Kỹ Năng Mềm Sinh Viên Cần Phải Rèn Luyện Ngay Nếu Muốn ...