Top 10 Loại Cây Công Nghiệp Lâu Năm được Trồng Nhiều Nhất Tại Việt ...

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất đai màu mỡ cùng với đó là nguồn lao động dồi dào. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta năm 2005 là 1,6 triệu ha. Hãy cùng 10hay điểm qua 10 loại cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.

Bài viết liên quan:

  • Top 10 cây thuốc quý trong vườn nhà bạn nên trồng
  • Top 10 loại cây cảnh tốt cho sức khỏe bạn nên trồng
  • Top 10 công ty cho thuê cây xanh văn phòng tại TPHCM

1. Cà phê – loại cây công nghiệp lâu năm chủ đạo của nền nông nghiệp nước ta

Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiến thảo. Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta thường thấy.

Cây cà phê
Cây cà phê

Cà phê là loại cây công nghiệp lâu năm chủ đạo của nền nông nghiệp nước ta bởi nó có giá trị kinh tế khá lớn. Được ưa chuộng nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, cây cà phê thường được trồng ở các vùng đất: Badan Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…Và rải rác ở một số nơi tại Bắc Trung Bộ. Diện tích trồng cà phê ở nước ta hiện nay khoảng 653 nghìn ha. Nhìn chung sản lượng và xuất khẩu cà phê của nước ta luôn tăng trưởng. Và nằm trong top những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

2. Cao su

Cao su, là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích. Cũng là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Mỹ. Là cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam.

Cây cao su
Cây cao su

Cùng với cà phê, cao su cũng là loại cây công nghiệp lâu năm chủ lực của nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Tây Nguyên và một số tỉnh Duyên hải miền Trung. Hiện nay, tổng diện tích cây cao su của nước ta đạt hơn 18.900 ha.  Năm vừa qua, nước ta tiếp tục giữ vị trí thứ 3 về sản lượng và thứ 4 về xuất khẩu cao su trên thế giới.

3. Hồ tiêu

Hồ tiêu còn gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu, trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi. Hoa hồ tiêu là quốc hoa của đất nước Liberia.

Cây hồ tiêu
Cây hồ tiêu

Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu đó là Bình Phước, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai, Đắk Lắk. Những năm gần đây, ngành hồ tiêu nước ta vượt ngưỡng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, sản lượng chiếm trên 41% tổng sản lượng các nước trồng hồ tiêu toàn thế giới.

4. Chè

Cây Trà hay cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà – đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là “Trung Quốc” trong tiếng Latinh.

Cây chè
Cây chè

Hiện nay, cây chè được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, ngoài ra còn được trồng ở một số tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới với diện tích trồng chè trong khoảng 126.000-133.000 héc ta.

5. Điều

Điều hay còn gọi là đào lộn hột là một loại cây công nghiệp lâu năm thuộc họ Xoài. Cây này có nguồn gốc từ đông bắc Brasil, nơi nó được gọi bằng tiếng Bồ Đào Nha là Caju hay Cajueiro.

Cây điều

Diện tích trồng điều của nước ta hiện đạt hơn 450.000 ha. Với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 670 triệu USD. Hiện nay, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu điều hàng đầu thế giới. Với các thịt trường chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU…

6. Dừa

Dừa, hay cọ dừa, là một loài cây trong họ Cau. Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos. Và là một loại cây lớn, thân đơn trục có thể cao tới 30 m. Với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m; Các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; Lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; Các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

Cây dừa

Dừa ở nước ta tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung. Hiện có khoảng 150.000 ha đất trồng dừa chủ yếu ở: Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau…Sản lượng dừa hàng năm ở nước ta đạt trên 1 tỷ trái. Hiện Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cơm dừa nạo sấy và chỉ xơ dừa chủ yếu trên thế giới.

7. Mía

Mía là tên gọi chung của một số loài trong chi Mía, bên cạnh các loài lau, lách. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm, thuộc tông Andropogoneae của họ Hòa thảo, bản địa khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu thế giới.

Cây mía
Cây mía

Mía ở nước ta đã được trồng từ rất lâu tuy nhiên ngành công nghiệp trồng mía đường mới chỉ phát triển những năm 1990. Hiện nay, diện tích trồng mía ở các tỉnh ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ đang dần bị thu hẹp. Do mía đường nước ta không cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Brazil.

8. Ca cao

Cacao, theo truyền thống được phân loại thuộc họ Trôm. Còn theo phân loại của hệ thống APG II thì thuộc phân họ Byttnerioideae của họ Cẩm quỳ nghĩa rộng. Cacao có nguồn gốc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ.

Cây ca cao

Ca cao là loại cây công nghiệp lâu năm còn chiếm diện tích khá khiêm tốn nếu so với các loại cây công nghiệp lâu năm quen thuộc như: Cà phê, cao su. Tuy nhiên nước ta lại là nước có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển loại cây công nghiệp này. Tính đến nay, diện tích trồng cây cacao ở nước ta hơn 13.000 ha tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh: ĐắkLắk và Đắk Nông.

9. Cọ dầu

Cọ dầu hay còn gọi dừa dầu là loài thực vật có hoa thuộc họ Arecaceae. Loài này được Jacq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1763. Cọ dầu là loại cây công nghiệp lâu năm chỉ mới được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây do có giá trị kinh tế đáng kể.

Cây cọ dầu

Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi, từ Ghine đến Congo. Ở nước ta, nó được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và một số nơi ở miền Nam.

10. Quế

Quế hay quế quan, quế Tích Lan là một loài thực vật thuộc họ Nguyệt quế. Đôi khi nó được sử dụng làm một loại gia vị. Nó rất thơm, ngọt và cay. Người ta thường thêm quế vào các sản phẩm ngọt nướng đút lò hay các loại rượu. Quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn là vị thuốc quý mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ.

Cây quế
Cây quế

Cây quế được trồng ở nhiều tỉnh trong cả nước nhưng chủ yếu nhất vẫn là Quảng Nam, Yên Bái, Tuyên Quang và Thanh Hóa. Quế được chế biến và sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau bên cạnh thị trường xuất khẩu nông sản.

Hãy cùng 10Hay chia sẻ những thông tin bổ ích, kinh nghiệm thiết thực cho cuộc sống bằng cách share bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn có thể comment ý kiến mình phía dưới để giúp 10Hay hoàn thiện hơn.

Xem thêm:

  • Top 10 dịch vụ trồng rau sạch tại nhà ở Đà Nẵng
  • Top 10 loại trái cây đặc sản nổi tiếng nhất của Việt Nam
  • Top 10 công ty cây xanh nổi tiếng tại Việt Nam

Từ khóa » Dừa Và Mía Là Loại Cây Công Nghiệp được Trồng Nhiều Nhất ở