Top 10 Loại Cây Dược Liệu Có Giá Trị Kinh Tế Cao - Tea Juvenate

Việt Nam là đất nước có nhiều giá trị kinh tế và tài nguyên thiên nhiên, trong đó phải kể đến nguồn lực vô cùng phong phú, đa dạng cũng như các nguồn cây dược liệu và các loại cây thảo dược có giá trị cao không chỉ tốt cho sức khỏe của con người mà còn mang lại giá trị kinh tế cao.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho bạn 10 loại cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao, bạn hãy tìm hiểu ngay bài viết này nhé.

Top 10 loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

1. Sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh

Sâm Ngọc Linh hay còn có tên khác là Sâm Việt Nam. Đây là loại cây được tìm thấy ở vùng cao nguyên miền trung của Việt Nam và đây chính là loại cây dược liệu được lọt vào top danh sách thuộc cây quý hiếm. Loại cây này thường mọc ở trên núi Ngọc Linh, nằm ở giữa khu vực tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. cây Sâm Ngọc Linh có dạng thân khí sinh thẳng đứng, có màu lục hay hơi tím.

Bộ phận thân rễ và củ của loại cây này được sử dụng làm thuốc và cây Sâm Ngọc Linh trồng được 3 năm là có thể thu hoạch làm thuốc được rồi. Tuy nhiên, loại cây này có vị đắng, không độc và có công dụng cực tốt sử dụng làm thảo dược cho sức khỏe của con người trong việc tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và đồng thời ngăn ngừa ung thư,…

Với loại cây này thì chỉ có thể trồng ở dưới tán rừng nguyên sinh vậy nên việc khai thác quá mức đã khiến cho cây Sâm Ngọc Linh được xếp vào danh sách các loại cây được bảo tồn. Cây Sâm Ngọc Linh mang lại giá trị kinh tế cao từ vài chục cho đến vài tỷ đồng.

2. Tam Thất

Tam Thất
Tam Thất

Tam Thất là loại cây dược liệu cũng có giá trị kinh tế cao kết hợp với lá, quả. Cây Tam Thất được sử dụng làm thuốc, tuy nhiên để sử dụng được là thuốc thì cần phải mất nhiều năm đợi cho cây phát triển hoàn toàn. Bạn có thể tìm cây Tam Thất ở Lào Cai, Hà Giang và Cao Bằng trên các vùng núi > 1200m.

Ngoài ra, Tam Thất còn có tên khác là Sâm Vũ Diệp là một trong những loại cây dược liệu vô cùng quý hiếm được dùng để chữa bệnh khá tốt. Theo y học cổ truyền của Trung Quốc, thì mỗi một nhánh sâm đều được dùng để chữa một số bệnh như làm ẩm, chữa tiểu đường, lưu thông máu huyết, giảm đau, giảm sưng, đau thắt ngực, đột quỵ, chảy máu trong não,…

Nhờ vào các công dụng tốt này mà Tam Thất đang là cây dược liệu được nhiều người săn lùng cho nên giá thành của sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

3. Diệp hạ châu

cây dược liệu Diệp hạ châu
Diệp hạ châu

Diệp hạ châu là một loại cây thuộc thân thảo sống dưới 1 năm thường mọc dạng thẳng hoặc nằm bò cao đến 80cm. Các loại lá này được xếp thành 2 dãy và quả hình thành từ mỗi cành lá.

Diệp hạ châu thường sinh mọc hoang dại ở cánh đồng khô, vùng đất cỏ hoang và phân bố khắp nơi trên nước ta. Loại cây này có vị đắng ngọt, tính mát và diệp hạ châu dùng làm thuốc đã từ rất lâu. Tác dụng của diệp hạ châu có thể trị ứa nước, hỗ trợ cho đường tiêu hóa, làm mát gan.

Một trong số các công dụng mà cây diệp hạ châu mang lại:

  • Chống oxy hóa, kháng khuẩn
  • Kháng viêm, hạ đường huyết
  • Ngăn ngừa sỏi thận, ngăn sỏi thận
  • Cải thiện gan, điều trị viêm gan B và ung thư.

Mức thu nhập trồng cây diệp hạ châu khoảng 150 -> 200 triệu/ha/năm.

4. Sài Đất

Sài Đất
Sài Đất

Sài Đất còn có tên gọi khác là húng trám hoặc cúc nháp. Đây là loại cây thường được mọc hoang dại và trồng ở khắp nơi trên nước ta.

Tác dụng của Sài Đất khá tốt có tác dụng kháng khuẩn mạnh, có nhiều vi khuẩn, tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể, chữa mụn nhọt, chốc lở, mẩn ngứa và sốt phát ban.

5. Cây Đinh Lăng

cây dược liệu Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng

Cây Đinh Lăng được biết đến là loại cây thân nhẵn không gai cao khoảng 0,8 -> 1m. Với cấu trúc của cây dạng lá kép 3 lần xẻ lông chim không có lá và ở phiến lá có chót răng cưa không đều.

Hơn nữa lá Đinh Lăng có mùi thơm, hoa hình khuy ngắn có nhiều tán, có nhiều hoa nhỏ, quả dẹt và đây chính là cây trồng khá phổ biến tại nước ta bất kỳ nhà nào bạn cũng có thể thấy.

Hơn nữa, Đinh Lăng có sức sống vô cùng mãnh liệt, thường mọc hoang dại trên các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái.

Cây Đinh Lăng được được chia thành 7 loại khác nhau. Mỗi một loại sẽ có một công dụng khác nhau, nhưng về để làm thuốc thì chỉ có Đinh Lăng lá nếp là có thể sử dụng làm thuốc được thôi.

Cây dược liệu Đinh Lăng có vị ngọt, chút đắng và mát có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, giải độc, chống dị ứng, ho ra máu và trị bệnh kiết lị.

Ngoài các tác dụng trên thì Đinh Lăng còn chữa một số bệnh như suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém và bệnh thấp khớp.

6. Ba Kích

Cây Ba Kích
Cây Ba Kích

Cây Ba Kích còn có tên gọi khác là Diệp liễu Thảo thường thấy có ở các nơi có vùng đồi núi thấp nhất là ở vùng Quảng Ninh, Hà Bắc và Vĩnh Phú. Hương vị của cây Ba Kích có vị ngọt thêm chút đăng, có tính ẩm. Công dụng là chống viêm trên mô, tăng sức đề kháng, bổ thận, tráng dương, giảm căng thẳng, mệt mỏi, các triệu chứng đau khớp, hạ huyết áp,…

Cây Ba Kích là cây sống lâu năm leo bằng thân quấn. Thân non của cây có màu tím, lá mọc đối, cành cây có cạnh và hoa màu trắng và chuyển sang hơi vàng thường tập trung ở đầu cành. Với quả cây Ba Kích thì chín sẽ có màu đỏ dạng hình cầu, phải trồng 3 năm trở nên thì mới thu hoạch hoa và sau đó mới thu hoạch quả và củ.

Cây Ba Kích có thể trồng tại một số vùng núi đặc biệt và mang lại giá trị kinh tế cao từ 8 ->10 lần so với các loại cây trồng khác. Giá trị kinh tế mà cây Ba Kích mang lại khoảng mức 200 -> 250 triệu/ha/năm.

7. Ráy Gai

Ráy Gai
Ráy Gai

Ráy Gai là cây mang lại giá trị kinh tế cao được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong y học hiện nay. Đây là loại cây duy nhất có quả và gai nằm đỉnh đầu, lá mọc thẳng từ chân rễ, lúc non thì có hình mũi tên còn khi già thì giống lông chim.

Đây là cây giúp cho nhiều nhà nông phát triển về mặt kinh tế và mang lại hiệu quả cao khi trồng loại cây này.

8. Vàng Đắng

cây dược liệu Vàng Đắng
Cây Vàng Đắng

Vàng Đắng có tên gọi khác là Nho Vàng là cây thảo dược quý hiếm có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Công dụng của loại cây này là có khả năng chữa độc rắn, bệnh tim mạch cho nên rất nhiều người săn lùng giống cây này. Đây cũng là cây mang lại giá trị kinh tế cao khoảng 1 triệu/ kg.

Cây Vàng Đắng dạng thân leo, lá sáng bóng và nhựa cây màu vàng  thường ra hoa, đậu quả khoảng tháng 8 -> tháng 10 và mất 25 năm để cây phát triển hoàn toàn được. Cây thường phát triển ở những nơi có khí hậu màu mỡ, độ ẩm cao.

9. Cây Kim Tuyến

Cây Kim Tuyến
Cây Kim Tuyến

So với các loại cây khác thì cây Kim Tuyến là cây thảo dược quý hiếm của Thế Giới. Vì sao được gọi là cây Kim Tuyến? Bởi tán lá cây khá bắt mắt có màu nâu trầm kết hợp với đường gân đỏ song song với trung tâm của lá. Hơn nữa hoa của cây này là màu trắng, còn nhụy màu vàng xoắn và hoa nở khoảng 1 tháng.

Ngoài các đặc điểm trên thì cây Kim Tuyến chính là cây thuốc quý có khả năng chữa các loại bệnh khác như viêm phế quản, cải thiện sức khỏe, suy nhược thần kinh và còn đem lại giá trị kinh tế cao nữa.

Giá của cây Kim Tuyến >10 triệu/ cây.

10. Củ Mài

cây dược liệu Củ Mài
Củ Mài

Cuối cùng đó chính là củ Mài, được biết củ Mài là cây thuốc khá quý ở Việt Nam ta và giá trí kinh tế cao. Đây là loại cây khá đặc biệt so với các loại cây dược liệu khác. Những cây khác mang lại giá trị kinh tế nhưng rất khó trồng còn riêng với cây này thì lại cực dễ trồng có tác dụng chữa bệnh cực kỳ tốt đấy nhé.

Bạn có thể tìm thấy cây củ Mài ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa, Hà Bắc, Nghệ An và Hà Tĩnh. Giá của củ Mài khoảng 120.000 -> 150.000 đ/ kg.

Bên trên là danh sách top 10 loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên để có thể xây dựng và phát triển thành công mô hình này, các bạn cần phải tìm hiểu nhiều hơn về các kĩ thuật trồng cây như bổ sung đầy đủ các loại phân bón NPK, hữu cơ, nguyên tố trung lượng, kiểm tra chất lượng đất… Tham khảo thêm các kỹ thuật trồng trọt tại phanbonhalan để hoàn thiện mô hình trồng cây dược liệu.

Kết

Như vậy, qua bài viết vừa trên Tea Juvenate đã mang tới cho bạn top 10 loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Mong rằng với các thông tin trên sẽ là thông tin bổ ích dành cho bạn.

  • Facebook
  • Twitter
  • Google+
  • Pinterest
  • LinkedIn

Từ khóa » Các Loại Củ Dược Liệu