Top 10+ Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Tốt Nhất Giàu Dinh Dưỡng Mẹ Cần Biết

Bên cạnh những thực phẩm thông thường khác, các loại hạt tốt cho bé ăn dặm đang là chủ đề được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm, nhằm bổ sung nguồn dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.

Giai đoạn bé ăn dặm là bước đệm khởi đầu giúp trẻ làm quen với các thực phẩm khác ngoài sữa, và hoàn thiện kỹ năng ăn uống sau này. Đồng thời, sự khéo léo trong chế biến các món ăn sẽ kích thích vị giác và cũng là cơ hội giúp trẻ trải nghiệm hương vị, màu sắc của món ăn, tăng niềm thích thú ở trẻ.

Hãy cùng Hebemart.vn khám phá ngay danh sách 10 loại hạt dinh dưỡng cho bé ăn dặm tốt nhất mà cha mẹ nên áp dụng trong thực đơn dinh dưỡng cho bé hàng ngày nhé.

1. Top 10 loại hạt cho bé ăn dặm tốt nhất giàu dinh dưỡng, bé thông minh

Thế giới ẩm thực đối với trẻ có vô vàn hương vị và màu sắc khác nhau. Cha mẹ cần quan tâm đặc biệt tới chế độ ăn uống của bé, đặc biệt là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm.

hạt ăn dặm cho bé

Các loại hạt hữu cơ dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé ăn dặm

Việc bổ sung các loại hạt ngũ cốc, hạt dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp bữa ăn thêm đa dạng mà còn bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé như: omega-3, canxi, kẽm, protein, vitamin…

Dưới đây là gợi ý dành cho các mẹ gồm danh sách các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm tốt nhất được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng lựa chọn.

>> Xem thêm: Top 10 vitamin D3 cho trẻ sơ sinh tốt nhất hiện nay

1.1. Hạt chia

Hạt chia là loại hạt dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khỏe của người lớn mà còn rất hữu ích đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.

hạt chia cho bé ăn dặm

  • Omega-3 và các axit béo có trong hạt chia vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn và phát triển khả năng nhận thức về thế giới.
  • Hơn nữa axit béo Omega-3 Omega-6 trong hạt chia có vai trò trong hình thành tế bào võng mạc.
  • Chất xơ dồi dào trong hạt chia giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Hạt chia chứa một lượng lớn protein và axit amin cần thiết giúp trẻ có nhiều năng lượng hoạt động cả ngày.

Hạt chia nhỏ bé không mùi, không vị nên khi chế biến món ăn mẹ cần kết hợp với các thực phẩm khác vừa giúp đa dạng món ăn vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.

  • Cháo yến mạch hạt chia.
  • Các loại bánh có rắc hạt chia.
  • Nước trái cây hoặc sữa chua hạt chia.
  • Salad hạt chia.
món cơm trộn hạt chia cho bé ăn dặm

1.2. Yến mạch - Hạt tốt cho bé ăn dặm

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm, yến mạch là 1 trong số các loại hạt tốt cho bé ăn dặm nhờ đem lại nhiều tác dụng:

  • Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, yến mạch có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao, tăng trưởng cân nặng và phát triển trí não.
  • Thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ bởi chứa tới 11% chất xơ mà phần lớn là chất xơ hòa tan, giúp đánh bay nỗi lo bé bị táo bón.
  • Trong hạt yến mạch giàu chất chống oxy hóa giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh.

yến mạch cho bé ăn dặm

Yến mạch được coi là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc” bởi lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho sức khỏe con người.

Chế biến đơn giản, không cầu kỳ, yến mạch là sự lựa chọn tốt nhất khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm.

Bố mẹ có thể biến thành nhiều món ăn thơm ngon cho trẻ hoặc kết hợp với các món ăn khác tùy theo độ tuổi của trẻ:

  • Bột hoặc cháo yến mạch
  • Súp yến mạch
  • Sữa yến mạch
  • Bánh yến mạch

cháo yến mạch cá hồi

>> Xem thêm: 20 cuốn sách nuôi dạy con hay nhất dành cho cha mẹ

1.3. Gạo lứt

Gạo lứt thường được biết đến trong chế độ giảm cân giữ dáng của các chị em.

Tuy nhiên, gạo lứt là một trong loại hạt nguyên cám giữ trọn vẹn dinh dưỡng tự nhiên của hạt gạo và không chứa chất gây dị ứng, hoàn toàn tốt cho sức khỏe của bé yêu.

gạo lứt cho trẻ ăn dặm

Một số công dụng tốt phải kể đến của gạo lứt đối với trẻ nhỏ như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa của bé: Với chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón của trẻ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả.
  • Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ: Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, phòng ngừa các bệnh hay gặp thông thường.
  • Cung cấp năng lượng dồi dào cho bé hoạt động, khám phá cả ngày.
  • Đặc biệt gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B rất tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não, chức năng nhận thức của bé.

Bổ sung ăn gạo lứt trong giai đoạn ăn dặm đúng cách sẽ giúp trẻ có trải nghiệm và đáp ứng những thực phẩm như bánh mì nguyên cám, cơm gạo lứt khi trẻ lớn hơn.

Với loại thực phẩm này, mẹ có thể chế biến cho trẻ thành các món như: bột gạo lứt, hay kết hợp với các nguyên liệu khác để nấu cháo gạo lứt thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng.

gạo lứt cho trẻ ăn dặm

>> Sản phẩm gợi ý cho mẹ: Dầu cá Bio Island DHA Kids 60 viên Úc bổ sung DHA cho bé thông minh

1.4. Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch là một loại hạt hữu cơ ăn dặm tốt nhất cho bé, được nhiều mẹ lựa chọn bởi hàm lượng dinh dưỡng lành mạnh rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Không những thế hạt diêm mạch rất an toàn, không có thuốc trừ sâu hay hóa chất nên các mẹ rất tin dùng.

hạt diêm mạch cho bé ăn dặm

Là loại hạt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ trong giai đoạn ăn dặm, giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả, ngăn ngừa táo bón.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào trong hạt diêm mạch giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn và hệ thần kinh phát triển tốt nhất. Đồng thời cung cấp các khoáng chất cần thiết như: canxi, kẽm, magie, sắt… giúp trẻ phát triển cả về thể chất.

Hạt diêm mạch được chế biến như tương tự như hạt gạo nên việc nấu nướng thành các món ăn không quá phức tạp.

Mình gợi ý một số món ăn ngon từ diêm mạch mà các mẹ có thể chế biến làm đa dạng thực đơn cho bé:

  • Cháo diêm mạch
  • Cháo cá bống, súp lơ xanh, diêm mạch
  • Sữa diêm mạch hạt sen
  • Cơm thập cẩm với diêm mạch

bánh hạt diêm mạch cho bé ăn dặm

Lưu ý: Các mẹ cần lưu ý khi sơ chế, hạt diêm mạch cần được ngâm ít nhất 4 tiếng và vo sạch để loại bỏ phần đắng còn sót lại trong hạt.

1.5. Hạt đậu gà

Những năm gần đây, hạt đậu gà tạo nên cơn sốt đối với các mẹ bỉm sữa.

Bởi hạt đậu gà nổi tiếng chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong họ nhà đậu, đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe của trẻ:

  • Ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Các khoáng chất sắt, kẽm, magie, canxi, vitamin K có trong đậu gà giúp xây dựng và duy trì cấu trúc xương chắc khỏe, phát triển chiều cao.

hạt đậu gà cho bé ăn dặm

Hạt đậu gà rất dễ kết hợp với các loại thực phẩm khác nên các mẹ có thể thoải mái chế biến thành nhiều món ngon cho bé.

  • Đậu hũ non từ đậu gà
  • Cháo bí đỏ đậu gà
  • Sữa hạt đậu gà

hạt đậu gà cho bé ăn dặm

Khi chế biến hạt đậu gà, các mẹ nhớ ngâm hạt đậu gà 8 tiếng trước khi dùng để hạt nhanh mềm, không phải đợi lâu khi nấu.

1.6. Hạt đậu lăng

Đậu lăng là một loại hạt trong họ nhà đậu, có chứa hàm lượng protein và chất xơ cao, đồng thời chứa ít chất béo nên là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ nhỏ.

hạt đậu lăng cho bé ăn dặm

  • Chứa hàm lượng chất xơ cao nên đậu lăng rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ, ngăn ngừa tình trạng táo bón, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích.
  • Đậu lăng giàu protein thực vật lành mạnh giúp trẻ phát triển thể chất.
  • Chứa ít chất béo nên cho trẻ ăn đậu lăng không lo nguy cơ béo phì hay tim mạch. Đồng thời cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng, tăng cường quá trình trao đổi chất.
  • Tăng năng lượng hoạt động cả ngày cho bé.

Lưu ý: Để đậu lăng dễ ăn hơn, các mẹ nên ngâm trong nước vài giờ trước khi chế biến để hạt đậu nhanh mềm.

Với hạt đậu lăng các mẹ có thể thêm vào những món súp, cháo như:

  • Cháo gạo lứt đậu lăng
  • Súp bí đỏ hầm đậu lăng
  • Sữa đậu lăng hạt sen
  • Cháo gà đậu lăng đỏ.
  • Cháo yến mạch đậu lăng.

cháo đậu lăng bí đỏ cho bé ăn dặm

>> Xem thêm: 15 nguyên nhân trẻ biếng ăn và cách khắc phục hiệu quả

1.7. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan đã quá quen thuộc với các mẹ trong các món ăn xào, canh với vị thơm ngon, bùi ngọt.

Nhưng các mẹ có biết hạt đậu Hà Lan tuy nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng vô cùng lớn đối với sức khỏe của bé?

  • Với hàm lượng chất xơ, vitamin A, C, K dồi dào nên đậu Hà Lan có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả.
  • Đồng thời, đậu Hà Lan rất giàu canxi, sắt củng cố cho xương bé chắc khỏe.
  • Trong chén đậu Hà Lan có chứa protein dồi dào nhiều hơn so với bơ đậu phộng giúp bé phát triển toàn diện.
  • Các hợp chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm, giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh.

hạt đậu hà lan cho bé ăn dặm

Hạt đậu Hà Lan thơm bùi có thể chế biến thành nhiều món ăn cho bé, hoặc các mẹ có thể kết hợp với các thực phẩm khác để đa dạng thực đơn.

Một số món giàu dinh dưỡng mà mẹ có thể chế biến từ hạt đậu Hà Lan cho bé ăn dặm:

  • Súp đậu Hà Lan ngô non.
  • Cháo thịt nạc đậu Hà Lan.
  • Cháo thịt bò đậu Hà Lan.
  • Súp đậu Hà Lan khoai tây lòng đỏ trứng gà.

cháo hạt đậu hà lan cho bé ăn dặm

1.8. Đậu đen

Hạt đậu đen rất giàu protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, chất béo có lợi, vitamin và các khoáng chất đa dạng rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

Những lợi ích mà hạt đậu đen đem lại đối với sức khỏe của bé:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
  • Củng cố hệ xương và răng của trẻ chắc khỏe.
  • Cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé.

Sử dụng hạt đậu đen ngoài việc có thể chế biến thành món cháo, bột còn có thể nấu nước chè giúp bé uống giải nhiệt mùa hè.

  • Món cháo đậu đen gạo nếp.
  • Cháo sườn non đậu đen.
  • Chè đậu đen hạt sen.
  • Bánh rán Doremon nhân đậu đen.

cháo sườn đỗ đen cho bé ăn dặm

>> Xem thêm: Nên mua hạt chia loại nào tốt nhất hiện nay?

1.9. Hạt óc chó

Hạt óc chó vốn nổi tiếng là hạt dinh dưỡng có chứa tới 65% chất béo trong đó Omega-3 cao gấp 5 lần cá hồi, và 15% protein cùng các vitamin khoáng chất chất có lợi cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có thể kể đến một số tác dụng của hạt óc chó cho bé như:

  • Giúp trẻ thông minh, nhanh nhẹn.
  • Cung cấp năng lượng cho trẻ hoạt động và khám phá.
  • Giúp xương chắc khỏe.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất.

hạt óc chó cho bé ăn dặm

Tuy nhiên, hạt óc chó chứa nhiều chất béo các mẹ nên cho trẻ sử dụng khi trẻ được 8-9 tháng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn sẽ hấp thu tối đa các dưỡng chất từ hạt óc chó.

Giai đoạn này, mẹ cũng nên xay hạt óc chó mịn để chế biến tránh việc ăn trực tiếp sẽ khiến trẻ bị hóc nghẹn. Một số món ăn từ hạt óc chó thơm ngon, bổ dưỡng:

  • Cháo yến mạch, hạt óc chó.
  • Cháo hạt óc chó, gạo lứt, cá ngừ.
  • Bánh yến mạch với hạt óc chó.
  • Sữa hạt óc chó.

>> Xem thêm: Nên cho trẻ uống canxi vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

1.10. Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt dinh dưỡng, là 1 trong các loạt hạt tốt nhất cho bé ăn dặm.

hạt hạnh nhân cho bé ăn dặm

Với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn các loại hạt khác cùng với lượng đường thấp, nên đây là thực phẩm rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ.

  • Hàm lượng vitamin B2 và L-carnitine trong hạt hạnh nhân giúp phát triển trí não của trẻ.
  • Chất xơ dồi dào trong hạnh nhân hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả, điều chỉnh nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng táo bón.
  • Photpho và canxi củng cố hệ xương khớp của trẻ phát triển, tăng trưởng chiều cao.
  • Tăng cường hệ miễn dịch nhờ hạt hạnh nhân chứa nhiều chất chống oxy hóa.

Một số món ăn có thể chế biến từ hạt hạnh nhân cho bé ăn dặm như:

  • Cháo yến mạch hạnh nhân.
  • Súp trứng hạnh nhân.
  • Sữa hạnh nhân.
  • Chè hạnh nhân hạt sen.

bánh hạnh nhân cho bé ăn dặm

Lưu ý: Hạt hạnh nhân rất tốt cho sức khỏe của trẻ tuy nhiên khi chế biến thành món ăn cho trẻ ăn dặm các mẹ nên ngâm hạt hạnh nhân trước khoảng 8 tiếng cho mềm và nhanh chín. Hơn nữa giai đoạn đầu quá trình ăn dặm nên xay nhỏ hạnh nhân rồi chế biến thành các món ăn.

2. Cách sử dụng hạt ăn dặm cho bé đúng cách theo từng độ tuổi

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm.

Chính vì vậy, các mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ mà bố mẹ nên chế biến và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

2.1. Trẻ ở giai đoạn 6 - 7 tháng tuổi

Đây là giai đoạn đầu của quá trình ăn dặm, vì thế các mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, nhuyễn như các loại bột ngũ cốc, cháo xay nhuyễn.

Để trẻ tập ăn và phân biệt từng mùi vị của thực phẩm thì nên chế biến riêng từng loại và cho trẻ ăn ít một, đồng thời tăng dần độ đậm đặc của cháo, bột.

2.2. Giai đoạn 8 - 12 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ có thể hấp thu được các chất béo từ các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân, macca… nên mẹ có thể kết hợp với các loại ngũ cốc khác cho trẻ ăn.

Khi thêm các loại hạt dinh dưỡng giàu chất béo vào thực đơn các mẹ nên xay nhuyễn để đảm bảo trẻ không bị hóc, nghẹn khi ăn.

2.3. Bé ở giai đoạn 1 - 2 tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ có thể ăn đa dạng các loại thức ăn từ mịn đến thô.

Vì vậy, mẹ có thể chế biến thực đơn phong phú hơn với nhiều loại như cơm thập cẩm với diêm mạch, gạo lứt, các loại bánh từ ngũ cốc.

>> Xem thêm: Sữa Aptamil số 3 chính hãng Úc giá tốt nhất cho bé từ 1-3 tuổi

2.4. Bé ở giai đoạn trên 3 tuổi

Trẻ đã hoàn thiện kỹ năng ăn và có thể ăn như người lớn nên bé có thể ăn các loại như bánh mỳ, bánh quy, bún, miến, phở,...

Đồng thời có thể ăn được các loại hạt nguyên hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó...

Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa có thời gian làm quen với thực phẩm. Tránh những thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, muối không tốt cho sức khỏe của trẻ.

>> Xem ngay: Các sản phẩm mẹ và bé chính hãng nhập khẩu tốt nhất

3. Lưu ý khi sử dụng các loại hạt hữu cơ cho bé ăn dặm đúng cách

Khi sử dụng các loại hạt cho trẻ ăn dặm các mẹ cần lưu ý một số điều sau nhằm đạt được hiệu quả về sức khỏe, dinh dưỡng cho bé mà đảm bảo an toàn cho con yêu:

  • Chỉ nên cho trẻ ăn các loại hạt với lượng vừa phải.
  • Cần ngâm, xay nhuyễn các loại hạt khi chế biến để đảm bảo trẻ không bị hóc, nghẹn.
  • Đối với những trẻ lớn hơn khi ăn những loại hạt còn nguyên hạt cần theo dõi quá trình ăn tránh bị hóc.
  • Lần đầu cho trẻ ăn các loại hạt cần cho ăn với lượng ít để thử phản ứng dị ứng.
  • Các loại hạt ăn dặm cần được chế biến từ loãng cho đến đặc, từ mịn cho đến thô theo từng giai đoạn của trẻ.

4. Câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn dặm đúng cách

4.1. Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn dặm?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé được tròn 6 tháng tuổi.

Thời điểm ăn dặm cho bé tốt nhất là sau 6 tháng tuổi. Lý do vì lúc này hệ tiêu hóa của bé dần hoàn thiện để có thể hấp thu các thực phẩm đặc, dạng tinh bột và phức tạp hơn ngoài sữa mẹ.

*Nguồn tham khảo: https://www.who.int/news-room/q-a-detail/child-health-recommended-food-for-the-very-early-years

4.2. Khi nào có thể cho bé ăn các loại hạt cho ăn dặm?

Theo lời khuyên của Viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch Hoa Kỳ, bố mẹ nên cho bé ăn các loại hạt, bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn dặm khi trẻ trên 6 tháng tuổi trở đi.

4.3. Nguyên tắc vàng cho trẻ ăn dặm là gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc vàng cho trẻ ăn dặm là: Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cho bé làm quen với từng loại thực phẩm, ăn đa dạng. Cho nên cho bé ăn gạo tẻ trắng khi mới bắt đầu, không nêm gia vị trước giai đoạn 1 tuổi. Từ tháng thứ 7 - 8, bố mẹ mới cho bé tập ăn hải sản.

Tổng kết

Trên đây là danh sách các loại hạt tốt cho bé ăn dặm, hi vọng các mẹ có thêm nhiều gợi ý để nấu những món ăn ngon bổ dưỡng cho bé yêu của mình. Khi lựa chọn mua hạt ăn dặm cho bé các mẹ nên mua ở cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng nhé.

Chúc các mẹ xây dựng cho bé thực đơn đa dạng, phong phú, giàu dinh dưỡng để cùng bé yêu có hành trình ăn dặm vui vẻ, tuyệt vời!

------------------------------------

HEBEMART - THẾ GIỚI HÀNG NGOẠI CHÍNH HÃNG

Website: https://hebemart.vn

Hotline: 0813.706154

Email: cskh@hebemart.vn

Địa chỉ: Ngõ 2 Yên Phúc, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội

Từ khóa » Các Loại Hạt Nghiền Cho Bé ăn Dặm